Chủ Nhật, 6 tháng 6, 2010

VƯƠNG HY CHI

            
Vương Hi Chi (Hán tự: 王羲之, Bính âm: Wang Xizhi, 303 – 361 là nhà thư pháp nổi tiếng thời Đông Tấn trong lịch sử Trung Quốc. Ông được nhìn nhận không chỉ là danh nhân thời Đông Tấn mà trong cả lịch sử Trung Quốc.
Vương Hi Chi – 王羲之 xuất thân từ một một thế gia về Thư pháp với bá phụ: Vương Dực – 王翼, Vương Đạo – 王导, đường huynh: Vương Điềm – 王恬, Vương Hiệp – 王洽.. đều là những người nổi tiếng về Thư pháp. Vương Hi Chi (321 – 379 có thuyết cho rặng 303 – 361), tự là Dật Thiếu – 逸少, hiệu là Đạm Trại – 澹斋, nguyên người gốc ở Lâm Nghi – Lang Da – 琅琊临沂 (nay thuộc Sơn Đông), sau chuyển tới Sơn Âm – 山阴 (nay thuộc Thiệu Hưng – Chiết Giang), làm quan tới chức Hữu quân tướng quân – 右军将军, Cối Kê nội sử – 会稽内史. Ông là Thư .pháp gia vĩ đại nhất thời Đông Tấn, được người đời sau tôn xưng là Thư Thánh.

Vương Hi Chi năm lên 7, theo học Thư pháp của nữ Thư pháp gia Vệ Thược – 卫铄. Ông lâm mô Vệ thư tới năm 12 tuổi cảm thấy tuy đạt được tinh thần xong vẫn không thỏa ý. Khi được phụ thân truyền dạy Thư pháp luận, ông tự bộc bạch: “ngô dĩ đại cương, tức hữu sở ngộ” (Ta từ đại cương để ngộ được Thư pháp). Thường nghe thầy kể về những tấm gương khổ luyện của lịch đại Thư gia, ông rất hâm mộ Thư pháp của “Thảo Thánh” Trương Chi đời Đông Hán – 东汉「草圣」张芝, liền quyết tâm lấy bài học “lâm trì” của Trương Chi để răn mình học tập. Về sau, ông vượt sông sang bờ bắc đi khắp danh sơn, Thảo thư học theo Trương Chi, Chính thư học theo Chung Diêu, “kiêm nhiếp chúng pháp, bị thành nhất gia – 兼撮众法,备成一家” đạt tới độ “quý việt quần phẩm, cổ kim mạc nhị – 贵越群品,古今莫二” (tinh túy hơn mọi tác phẩm, cổ kim vô song)

Để luyện được Thư pháp, mỗi lần tới một vùng đất, ông đều ra sức tìm tòi bia khắc các đời, tích lũy rất nhiều tư liệu Thư pháp. Trong nhà, trong sân, ngoài cửa, ông đều cho đặt bàn, bày bút, giấy, mực, nghiên, để mỗi khi nghĩ tới một kết cấu đẹp của chữ sẽ lập tức viết ngay lên giấy. Khi tập Thư pháp, ông đều nhắm mắt nghĩ rất lung tới mức quên ăn quên ngủ. So với lưỡng Hán và Tây Tấn, thư phong của Vương Hi Chi nổi bật bởi sự tinh tế, kết cấu biến hóa. Thành tựu lớn nhất của ông là thêm, bớt cổ pháp, biến thư phong chất phác đời Hán Ngụy thành bút pháp tinh diệu, tận thiện tận mỹ. Thảo thư quấn quít khúc chiết, Chính thư thế diệu hình mật, Hành thư khỏe khoắn tự nhiên, tóm lại, ông đưa Thư pháp Hán từ chỗ thực dụng tới chỗ chú trọng kỹ pháp, nhấn mạnh vào tình cảm. Trên thực tế, đó là sự thức tỉnh của nghệ thuật Thư pháp, Thư gia không chỉ phát hiện được vẻ đẹp của Thư pháp mà còn có khả năng biểu đạt được vẻ đẹp của Thư pháp. Thư pháp gia các đời không mấy ai không lâm mô thư thiếp của Vương Hi Chi vì ông được tôn xưng là “thư thánh”. Khải thư của ông như: “Nhạc Nghị luận”, “Hoàng Đình kinh”, “Đông Phương Sóc họa tán” … được “Nam triều thời ấy rất ưa thích”, hiện còn rất nhiều câu truyện đầy mầu sắc truyền kỳ, thậm chí còn trở thành đề tài cho hội họa. Thảo thư của ông được thế nhân tôn là “Thảo chi thánh”. Hiện nay không còn nguyên tích lưu lại nhưng khắc thạch Thư pháp vẫn còn rất nhiều. Tác phẩm của Vương Hi Chi rất phong phú, ngoài “Lan đình tự” còn có các bức nổi tiếng khác như: “Quan nô thiếp – 官奴帖”, “Thập thất thiếp – 十七帖”,”Nhị tạ thiếp – 二谢帖”, “Phụng quất thiếp – 奉枯帖”, “Di mẫu thiếp -姨母帖”, “Khoái tuyết thời tình thiếp – 快雪时晴帖”, “Nhạc Nghị luận – 乐毅论”, “Hoàng Đình Kinh – 黄庭经” …. Đặc điểm nổi bật nhất trong Thư pháp của ông là sự bình hòa, tự nhiên, bút thể uyển chuyển hàm súc, đẹp đẽ mỹ lệ. Người đời sau bình về sự tận thiện tận mỹ trong thư pháp Vương Hi Chi rằng: “Phiêu nhược du vân, kiểu đài kinh xà – 飘若游云,矫苔惊蛇” (Lãng đãng như áng mây xanh trổi nổi, uốn lượn như rêu in vết rắn trườn.”

Trong lịch sử, trào lưu học thư pháp Vương Hi Chi đầu tiên xuất hiện vào thời Lương – nam Triều, lần thứ hai là đời Đường. Đường Thái Tông rất tôn sùng Vương Hi Chi, không chỉ thu thập Thư pháp họ Vương mà còn tự mình viết lời bình khen ngợi phần “Tấn thư – Vương Hi Chi truyện”, khi nói về Chung Diêu cho rằng: “Luận kỳ tận mỹ, hoặc hữu sở nghi” (nói là tận mỹ, e rằng còn phải xem xét), về Hiến Chi, cho rằng còn có bệnh khi viết, nói về các Thư gia khác như Tử Vân, Vương Mông, Từ Yển đều cho rằng “danh quá kỳ thực”. Từ đó có thể thấy Đường Thái Tông cho rằng Vương Hữu Quân đã đạt tới chỗ “tận thiện tận mỹ”. Các Thư gia đời sau như Âu Dương Tuân, Ngu Thế Nam, Chử Toại Lượng, Tiết Tắc và Nhan Chân Khanh, Liễu Công Quyền đời Đường, Dương Ngưng Thức đời Ngũ Đại, Tô Thức, Hoàng Đình Kiên, Mễ Phất, Sái Tương đời Tống, Triệu Mạnh Phủ đời Nguyên, Đổng Kỳ Xương đời Minh … đều học tập Vương Hi Chi. Tuy đến đời Thanh, phái bi học đả phá phái Thiếp học nhưng Vương Hi Chi vẫn giữ được vị trí “Thư Thánh”, “Mặc Hoàng”.
Thư pháp của Vương Hi Chi ảnh hưởng tới con cháu của ông. Các con ông như: Huyền Chi – 玄之giỏi Thảo thư, Ngưng Chi – 凝之giỏi Lệ thư, Huy Chi – 徽之 giỏi Chân ,Thảo, Tháo Chi – 操之 giỏi Chính, Hành thư, Hoán Chi – 焕之giỏi Thảo thư, Hiến Chi – 献之được xưng là “tiểu thánh”. Hoàng Bá Tư 黄伯思 trong “Đông Quan Từ luận – 东观徐论” cho rằng: “Vương thị Ngưng, Tháo, Huy, Hoán chi tứ tử thư, dữ Tử Kính thư cụ truyền, giai đắc gia phạm, nhi thể các bất đồng. Ngưng Chi đắc kỳ vận, Tháo chi đắc kỳ thể, Huy Chi đắc kỳ thế, Hoán chi đắc kỳ mạo, Hiến Chi đắc kỳ nguyên.” (Bốn con Ngưng, Tháo, Huy, Hoán Chi nhà họ Vương cùng với Tử Kính (Hiến Chi đều được truyền dạy, nắm được gia học, nhưng thể chữ không giống nhau. Ngưng Chi được vận, Tháo Chi được thể, Huy Chi được thế, Hoán Chi được hình, Hiến Chi được gốc.” Hậu nhân họ Vương kéo dài mãi, dòng mạch Thư pháp Vương gia lưu truyền không dứt. Võ Tắc Thiên thích Thư pháp Vương Hi Chi, cháu chín đời của Vương Hi Chi là Vương Phương Khánh đem chân tích Thư pháp 9 đời từ tổ thứ 11, tổ thứ 20 đóng thành 10 quyển dâng lên, gọi là “Vạn Thọ Thông Thiên thiếp”. Thư pháp gia Tề – Nam Triều là Vương Tằng Văn – 王僧虔, Vương Từ – 王慈, Vương Chí – 王志 đều là hậu nhân họ Vương. Thích Trí Vĩnh – 释智永 là cháu bẩy đời của Vương Hi Chi cũng là một danh gia Thư pháp đời Tùy Đường.
Tuy người đời tôn sùng Vương Hi Chi là “Thư Thánh”, nhưng không phải xây dựng một hình tượng đông cứng mà đó chỉ là một biểu tượng cho sự “tận thiện tận mỹ của nghệ thuật Thư pháp Hán. Sự vật luôn luôn phát triển và tiến lên, Vương Hi Chi đạt tới đỉnh cao của sự tuyệt mỹ trong thời đại của ông và “thánh tượng” đó sẽ luôn chiếu rọi cho Thư gia các đời nối tiếp nhau bước lên đỉnh vinh quang của nghệ thuật.Vương Hi Chi tự là Dật Thiếu, hiệu Đạm Trai, người Lang Nha cùng quê với Gia Cát Lượng. Sau di cư tới Sơn Âm

Vương Hi Chi sinh ra trong gia đình có truyền thống thư pháp. Cha ông là Vương Khoáng, bác ông là Vương Đạo, Vương Dực đều làm quan cao trong triều đình và giỏi thư pháp.

Quan trường
Vương Hi Chi sinh ra cuối thời Tây Tấn. Ông lớn lên thời loạn Ngũ Hồ thập lục quốc, gia đình chuyển xuống Giang Nam và làm quan nhà Đông Tấn.
Năm 323, bác họ Vương Hi Chi là Vương Đôn nổi loạn chống triều đình nên gia đình ông bị liên lụy và bị bắt giam. Sau này loạn Vương Đôn chấm dứt, gia đình ông được tha tội nhưng vụ việc tác động lớn đến tâm lý ông khiến ông không tha thiết với quan trường.
Năm 326, Vương Hi Chi bắt đầu làm quan, trải qua các chức vụ: Mật thư lang, Tham quân, Trưởng sử, Thứ sử Giang châu, Ninh viễn tướng quân, Hộ quân tướng quân, Hộ quân tướng quân, Hữu quân tướng quân (vì vậy ông còn được gọi là Vương Hữu quân), Nội sử Cối Kê. Do không nhiều chí tiến thủ để thăng tiến, ông từng được tiến cử làm chức Thị trung - một chức vụ gần vua - nhưng Vương Hi Chi đã từ chối. Vì không thích ganh đua trên quan trường, sau khi làm Thứ sử Giang châu 1 năm, ông xin từ chức để chuyên tâm nghiên cứu thư pháp.
Trên lĩnh vực chính trị và quân sự thời loạn, Vương Hi Chi không có đóng góp lớn nhưng ông được người đời và hậu thế biết tới là một nhà thư pháp nổi danh bậc nhất Trung Quốc và được mệnh danh là Thư thánh.

Vương Hi Chi mất năm 361 thời Tấn Mục Đế, thọ 59 tuổi. Ông được triều đình truy tặng là Kim tử quang lộc đại phu, nhưng con cháu ông làm theo di chúc của ông đã kiên quyết từ chối, không nhận.

Học thư pháp thành tài
Thời thơ ấu
         

Hình Vương Hi Chi do họa sĩ Tiền Tuyển(钱选) thời Nguyên vẽ.
Từ nhỏ, Vương Hi Chi không giỏi biện thuyết, không tỏ ra có biệt tài gì, chỉ say mê thư pháp. Năm lên 7 tuổi ông đã theo Vệ phu nhân học chữ. Gia đình Vệ phu nhân vốn có truyền thống thư pháp: cha là đại thần Vệ Quán nhà Tây Tấn cùng anh trai bà là Vệ Hằng đều là nhữngnhà thư pháp có tiếng đương thời.

Năm lên 11 tuổi, vô tình có lần ông thấy dưới gối cha có cuốn sách nói về nghệ thuật thư pháp của đời trước, Hi Chi bắt đầu chú ý. Nhân lúc cha ra khỏi phòng, Hi Chi thường vào lấy sách đọc trộm. Cha ông nghi ngờ nhưng chưa rõ con mình vào làm gì. Về sau, mẹ ông biết chuyện, khuyên đợi khi nào lớn cha sẽ truyền thụ cho. Hi Chi đáp rằng:Con đã hiểu tường tận điều trong sách rồi, đợi khi con lớn e rằng đã muộn

Cha Hi Chi thấy con còn nhỏ đã có chí, bèn dạy con học. Chỉ qua thời gian ngắn, thư pháp của ông đã tiến vượt bậc. Vệ phu nhân xem chữ ông viết, nói với Vương Sách rằng:Vương Hi Chi chắc chắn đã xem cuốn Dụng bút quyết, tôi thấy thư pháp của nó đã có cái trí của bậc lão thành rồi! Thằng nhỏ này sau ắt thành danh, chỉ e tên tuổi mình bị nó làm phai mờ thôi!

Sau đó, Hi Chi theo học người chú là Vương Tốc cũng là một nhà thư pháp giỏi.
Khi trưởng thành
Lớn lên, Vương Hi Chi rất khâm phục bút pháp Công Khải thư của chương thảo mà nhiều người cho rằng kỳ diệu nhất khi đó. Ông đi chu du nhiều nơi, gặp các nhà thư pháp nổi tiếng khi đó như Lý Tư, Chung Dao, Trương Sưởng, Trương Chi...thay đổi dần những hạn chế của mình và tiếp thu những tinh hoa của những người đi trước.
Trong số những người đã gặp, ông học được nhiều nhất ở Chung Dao và Trương Chi. Tiếp thu từ Chung Dao - người được coi là ông tổ của cách viết chữ Khải – Vương Hi Chi lược bớt những tồn tại của chữ Lệ, “thêm bớt xương thịt”, nhấn mạnh vào nhuận sắc và “uyển thái nghiên hoa”. Cách viết của Vương Hi Chi đã tạo ra một thể độc lập, khiến mọi người cho rằng thư pháp thời trước ông đều phế bỏ, thư pháp hiện tại do ông sáng lập.

Tiếp thu từ Trương Chi, ông khắc phục sự rời rạc, đứt đoạn giữa các chữ, khiến cho chúng trong nét đậm có nét mờ, nét gập; hoà tình cảm vào nét bút, nâng nghệ thuật viết thư pháp lên một tầm cao mới và được lưu truyền rộng rãi thời Đông Tấn.

Có ý kiến đưa ông ra so sánh với Chung Dao và Trương Chi và kết luận: so với Trương Chi thì hơn hẳn về khoáng đạt, phóng túng; so với Chung Dao thì trầm ổn, kín đáo có thừa. Thư pháp của Vương Hi Chi là kết hợp tinh tế giữa hai trường phái bảo thủ và phóng túng. Sự đa dạng trong thư pháp của ông làm vừa lòng rất nhiều người, đáp ứng được chuẩn mực cao nhất của thư phápChính vì vậy, ông được người đương thời mệnh danh là “Thư thánh”.

Để có sự tinh xảo trong thư pháp, Vương Hi Chi đã không ngừng khổ luyện. Với riêng một chữ “Vĩnh” (永)ông dùng tới 15 năm để luyện. Ông mải luyện tập tới mức quên ăn, quên ngủ. Người đời sau gọi kỳ tích này của ông bằng câu "dụng tâm thập ngũ niên, thủy công nhất vĩnh tự" (用心十五年始工一永字) với ý nghĩa "dụng tâm ròng rã 15 năm khởi đầu bằng một chữ vĩnh".
Lý luận về thư pháp
Học thành tài, kiến thức lý luận về thư pháp của Vương Hi Chi cũng đạt đến mức uyên bác. Tổng hợp từ nhiều sách vở đã được đọc, ông viết thành nhiều cuốn sách lý luận nổi tiếng như: Đề Vệ phu nhân bút trận đồ hoạ (Bàn luận về bút pháp của Vệ phu nhân trên bức tranh), Bút thế luận (Lý luận về thế bút), Dụng bút tặc.

Qua nghiên cứu, ông cho rằng: viết bút pháp cũng như bài binh bố trận, biết vận dụng tốt sẽ thu kết quả; bút pháp cũng cần có “xảo”, “nhẫn”, dứt khoát, quyết đoán. Ông đặc biệt coi trọng ý bút: khi muốn viết phải mài mực trước; mài mực xong để tinh thần thư thái rồi nghĩ đến thế chữ, phải dự tính chữ lớn hay chữ nhỏ, nét đậm nét nhạt ra sao, liên kết với nhau như thế nào, sau đó mới đặt bút viết.

Thư pháp của Vương Hi Chi được đánh giá là thiên biến vạn hoá, lồng ý tưởng vào chữ. Ông cho rằng: bút lực phải sắc như dao, nhanh nhẹn biến hoá, hoặc trầm ổn tĩnh lặng. Ông lý giải:
Về cấu tạo chữ: Hai chữ hợp làm một, không được đứt đoạn, những nét trùng thì không quá dài, đơn mà không quá nhỏ, lặp mà không quá to; chữ lớn nên trong vòng giới hạn, chữ nhỏ nên phóng túng, rộng rãi.
Về bố cục: Bất kỳ chữ gì hình dáng, biến hoá thế nào đều phải có sự tập trung câu mạch thông suốt, khí huyết lưu thông mới tạo ra được cái hồn cho tác phẩm.

Vương Hi Chi rất chú trọng học tập và rút kinh nghiệm từ người khác. Thành tựu thư pháp của ông đạt đến đỉnh cao nghệ thuật mà người đời sau cũng không đạt tới đượcTừ thời Lục triều trở về sau, những tác phẩm thư pháp của ông có ảnh hưởng lớn đến các nhà thư pháp Trung Quốc.
Tác phẩm
Đề Vệ phu nhân bút trận đồ họa
Bút thế luận
Dụng bút tặc

Ngoài những tác phẩm trên thì tác phẩm nổi tiếng nhất mà ông để lại là Lan Đình tập tự. Đây là tác phẩm thể hiện tài năng của ông. Mùa hè năm 355, ông cùng một số nhà văn, nhà thơ tụ tập ở núi Cối Kê tại Lan Đình tránh nắng, cùng nhau uống rượu và làm thơ. Khi đó Vương Hi Chi cao hứng, lấy bút lông chuột viết lên giấy lụa, đó chính là tác phẩm Lan Đình.

Lan Đình tập tự được người đời ví như mặt trời, mặt trăng giữa bầu trời, được mệnh danh là “Thiên hạ đệ nhất hành thư”, đến ngàn năm sau hậu thế vẫn thán phục.

Tương truyền Đường Thái Tông vì quá mê cuốn sách này, cho người đi khắp nơi truy tìm bản gốc. Cuối cùng tìm ra nhà sư Biện Tài là chủ nhân. Dù rất nhiều lần thuyết phục, thậm chí doạ nạt Biện Tài, vua Đường đành để Biện Tài mang sách về. Không cam chịu, Thái Tông sai một mưu sĩ là Tiêu Dực cải trang thành thư sinh đến kết bạn với Biện Tài. Khi đã thân quen, nhân một hôm Biện Tài đi vắng, Tiêu Dực bèn lấy trộm Lan Đình tập tự mang về cho vua Đường. Đường Thái Tông quý sách, khi chết không chôn theo mà sai để lại làm báu vật cho hậu thế.(Bản gốc hiện nay không còn nữa)

Thanh Cao Tông cũng rất ngưỡng mộ Lan Đình tập tự. Hai tác phẩm thư pháp của Vương Hi Chi là Khoái tuyết tinh thiếp và Trung thu thiếp cùng với Bá viễn thiếp của Vương Tuân được vua Càn Long xếp vào “Tam hy mặc bảo” (ba vật quý hiếm) và xây dựng Tam hy đường để cất giữ.

Các con Vương Hi Chi cũng có nhiều người trở thành nhà thư pháp có danh tiếng thời Đông Tấn, trong đó phải kể đến người con thứ 7 là Vương Hiến Chi. Hai cha con họ Vương được người đời xưng tụng là "thảo thánh nhị Vương".

Vài câu truyện truyền kỳ về Vương Hi Chi
1. Vương Hi Chi nuôi ngỗng không chỉ để thảnh thơi nhàn nhã mà mỗi tư thế của ngỗng khiến ông lĩnh hội được bút thế của Thư pháp, phép tắc vận bút. Một hôm, Vương HI Chi và con là Vương Hiến Chi cưỡi thuyền nhẹ ngắm non nước Thiệu Hưng, tới gần thôn Huyện Tương chợt thấy trên bờ có một đàn ngỗng trắng, lắc đầu, vẫy cánh. Vương Hi Chi xem tới mức xuất thần, bất giác thích thú đàn ngỗng vô cùng, muốn đem về nhà. Ông liền hỏi vị đạo sĩ, mong được mua đàn ngỗng. Đạo sĩ nói: “Nếu Hữu quân đại nhân muốn mua, xin hãy viết hộ cho một cuốn “Hoàng Đình kinh” của Đạo gia!” Vương Hi Chi nóng lòng muốn lấy đàn ngỗng liền nhận lời ngay. Đó chính là câu chuyện “Vương Hi Chi viết chữ đổi ngỗng trắng”.

2. Năm Vương Hi Chi 20 tuổi, Thái Úy Hi Giám – 郗鉴 sai người tới nhà Vương Đạo chọn con rể. Bấy giờ, người ta coi trọng chuyện môn đăng hội đối, Con cháu Vương Đạo nghe Thái Úy tới cầu thân đều vận phục đẹp đẽ, hi vọng được lọt mắt xanh, duy chỉ có Vương Hi Chi tựa như không nghe không biết, nằm trên giường trúc phía đông, một tay ăn bánh nướng, một tay lấy bút viết lên y phục. Sau khi người nhà về, bẩm lại, Hi Giám biết được chàng trai nằm trên giường phía đông là Vương Hi Chi, liền vỗ tay khen ngợi và chọn chàng làm rể! Chuyện đó sau trở thành hai điển cố nổi tiếng “Đông sàng – 东床” và “lệnh thản – 令坦”.

3. Rất nhiều thành ngữ xuất phát từ Vương Hi Chi, như một lần ông viết chữ lên gỗ, rồi đem đi khắc, người thợ dùng đục khắc xuống thấy nét mực thấm vào sâu tới ba phân. Thành ngữ “Nhập mộc tam phân – 入木三分” từ đó ra đời.

4. Một lần, Vương Hi Chi ra phố, thấy một bà cụ bán quạt nan, dù giá bán rất rẻ, nhưng vẫn ít người mua. Vương Hi Chi bèn viết 5 chữ trên mỗi chiếc quạt. Bà cụ không hiểu vì sao, Vương Hi Chi bảo bà rằng: “Cụ chỉ cần nói là chữ do Vương Hi Chi viết, thì mỗi chiếc quạt có thể bán đắt hơn 10 lần.” Bà cụ làm theo lời dặn của ông, quả nhiên quạt nan bán hết không thừa một chiếc. Để kỷ niệm Vương Hi Chi, người đời sau gọi cầu đá mà bà cụ ngồi bán quạt là “Đề Phiến Kiều 题扇桥” (Cầu đề quạt).

5. Tác phẩm nổi tiếng cả đời của Vương Hi Chi là “Lan Đình tập tự – 兰亭集序”, ông viết lúc trung niên.
Thời Đông Tấn, mỗi khi vào mùng ba tháng ba âm lịch, người người đều ra bên sông dạo chơi để tiêu trừ điềm xấu, gọi là “Tu hễ – 修褉”. Mùng ba tháng ba năm Vĩnh Hòa thứ chín永和九年h, Vương Hi Chi và một số văn nhân, tất cả 41 người, cùng đến Lan Đình bên sông để Tu hễ. Mọi người vừa uống rượu vừa làm thơ.

Sau khi thơ làm xong đóng thành một tập gọi là “Lan đình tập – 兰亭集” rồi đề cử Vương Hi Chi viết lời tựa (tự). Vương Hi Chi lúc đó ngà say, lấy bút lông râu chuột, trải giấy tàm trùng, viết chữ. Lời tựa đó chính là bức thư pháp nổi tiếng muôn đời “Lan Đình tập tự 兰亭集序”. Thiếp này vốn là bản thảo (bản nháp) gồm 28 hàng, 324 chữ, ghi chép cảnh văn nhân làm thơ. Tác giả nhân khi cao hứng viết ra, tương truyền, khi về nhà viết lại đều không đạt. Trong tác phẩm này có hơn 20 chữ “Chi”, dùng bút pháp khác nhau. Mễ Phất đời Tống tôn xưng là “thiên hạ đệ nhất hành thư”. Về sau Đường Thái Tông Lý Thế Dân say mê “Lan Đình Tập tự”, khi chết đã bắt chôn theo. Các bản còn truyền thế chỉ là mô bản.
魏晋 王羲之 兰亭序 (Ngụy Tấn, Vương Hy Chi, Lan Đình Tự - TLB) >>>
释文:永和九年,岁在癸丑,暮春之初,会于会稽山阴之兰亭,修禊事也。群贤毕至,少长咸集。此地有崇山 峻岭,茂林修竹;又有清流激湍,映带左右,引以为流觞曲水,列坐其次。虽无丝竹管弦之盛,一觞一咏,亦足以畅叙幽情。是日也,天朗气清,惠风和畅,仰观宇 宙之大,俯察品类之盛,所以游目骋怀,足以极视听之娱,信可乐也。夫人之相与,俯仰一世,或取诸怀抱,晤言一室之内;或因寄所托,放浪形骸之外。虽取舍万 殊,静躁不同,当其欣于所遇,暂得于己,快然自足,不知老之将至。及其所之既倦,情随事迁,感慨系之矣。向之所欣,俯仰之间,已为陈迹,犹不能不以之兴 怀。况修短随化,终期于尽。古人云:“死生亦大矣。”岂不痛哉!每览昔人兴感之由,若合一契,未尝不临文嗟悼,不能喻之于怀。固知一死生为虚诞,齐彭殇为 妄作。后之视今,亦犹今之视昔。悲夫!故列叙时人,录其所述,虽世殊事异,所以兴怀,其致一也。后之览者,亦将有感于斯文。
Lan Đình tập tự

Vĩnh Hoà cửu niên, tuế tại Quý Sửu, mộ xuân chi sơ, hội ư Cối Kê sơn âm chi Lan Ðình, tu hễ sự dã. Quần hiền tất chí, thiếu trưởng hàm tập. Thử địa hữu sùng sơn tuấn lĩnh, mậu lâm tu trúc; hựu hữu thanh lưu kích thoan, ánh đới tả hữu. Dẫn dĩ vi lưu thương khúc thuỷ, liệt toạ kỳ thứ; tuy vô ty trúc quản huyền chi thịnh, nhất thương nhất vịnh, diệc túc dĩ sướng tự u tình. Thị nhật dã, thiên lãng khí thanh, huệ phong hoà sướng; ngưỡng quan vũ trụ chi đại, phủ sát phẩm loại chi thịnh; sở dĩ du mục sính hoài, túc dĩ cực thị thính chi ngu, tín khả lạc dã.

Phù nhân chi tương dữ, phủ ngưỡng nhất thế, hoặc thủ chư hoài bão, ngộ ngôn nhất thất chi nội; hoặc nhân ký sở thác, phóng lãng hình hài chi ngoại. Tuy thú xá vạn thù, tĩnh táo bất đồng; đương kỳ hân ư sở ngộ, tạm đắc ư kỷ, khoái nhiên tự túc, bất tri lão chi tương chí. Nãi kỳ sở chi ký quyện, tình tuỳ sự thiên, cảm khái hệ chi hĩ. Hướng chi sở hân, phủ ngưỡng chi gian, dĩ vi trần tích, do bất năng bất dĩ chi hứng hoài; huống tu đoản tuỳ hoá, chung kỳ ư tận. Cổ nhân vân: "Tử sinh diệc đại hĩ." Khởi bất thống tai! Mỗi giám tích nhân hứng hoài chi do, nhược hợp nhất khế; vị thường đắc lâm văn ta điệu, bất năng dụ chi ư hoài. Cố tri nhất tử sinh chi hư đản, tề Bành Thương (Bành Tổ, Thương Sinh) chi vọng tác. Hậu chi thị kim, diệc do kim chi thị tích, bi phù!

Cố liệt tự thi nhân, lục kỳ sở thuật, tuy thế thù sự dị, sở dĩ hứng hoài, kỳ trí nhất dã. Hậu chi giám dã, diệc tương hữu hoài ư tư văn.

Bài tựa cho Lan Đình thi tập (Người dịch: Trương Củng)
Năm Kỷ Sửu, Vĩnh Hoà thứ chín, sắp vào cuối xuân; cùng họp nhau nơi Lan Đình, phía bắc núi Cối Kê, soạn lễ trừ tà. Quần hiền già trẻ đều đến. Đất ấy có núi cao non xinh; rừng xanh tốt, trúc vút cao; thêm suối trong cuộn chảy, lấp loáng bóng đôi bờ. Theo dòng nước uốn lượn có thể thả chén rượu đặt lời thơ. Hết thảy đều chia thứ bậc cùng ngồi. Tuy vắng tiếng đàn sáo ca xang, nhưng một chén rượu, một lời ngâm cũng đủ vui mà bày giải khối tình u uẩn. Ngày hôm ấy trời trong mây lành, gió mát ru êm. Trông theo trời, vũ trụ bao la; cúi xem đất, muôn loài tươi tốt. Buông lòng cảm hứng theo đôi mắt dõi trông, cũng đủ thích mắt vui tai. Thật sướng lắm thay.

Phàm người cùng người tương hội chỉ là trong thoáng chốc của cuộc đời; có người khi giao tiếp giữ kín hoài bão bên trong, có người phóng lãng hình hài ký thác lòng mình ra ngoài lời. Khi buông thả, khi nắm giữ; lúc lặng, lúc mau khác biệt muôn vàn. Tuy vậy mà vẫn lấy làm vui, dầu trong chốc lát, chẳng biết tuổi già đang đến. Rồi khi tự thân mòn mỏi, tâm tình theo sự vật đổi thay, khiến lòng đầy cảm khái. Niềm vui giờ đây trong khoảnh khắc bỗng biến thành vết bụi mờ; như thế thì lòng ai không luyến tiếc. Huống chi cuộc đời dài ngắn biến hoá, rồi cũng đến lúc tận chung. Người xưa thường nói, việc tử sinh là việc lớn, há chẳng xót xa ư! Mỗi khi xét đến cảm hứng trong văn chương của người xưa rồi cùng hợp lại, thì lòng ta lại vì lời văn mà trỗi mối u hoài không giải rõ được vì sao. Cố khăng cho sống chết như một là chuyện hư dối, lấy cái thọ của Bành Tổ mà so với cái yểu của Thương Sinh là giả vọng. Đời sau nhìn lại nay cũng như nay nhìn lại xưa, cả đều buồn thay!

Vậy đây theo thứ tự các thi nhân mà chép lại; tuy tuổi tác chẳng đồng, sự việc có khác nhưng lòng hoài cảm thì như nhất. Người sau xem lại, hẳn vì lời thơ mà gợi niềm thương cảm hơn chăng.

Xuất xứ:
Bài tựa này Vương Hy Chi viết cho tập thơ do các bạn ông sáng tác trong một buổi hội thơ ở Lan Đình, núi Cối Kê (Lan Đình là tên một ngôi đình cổ ở Sơn Âm, nay thuộc Triệu Hưng, Chiết Giang) do Vương Hy Chi và anh em danh sĩ Tạ An xây dựng). Buổi hội này tổ chức nhân dịp lễ "hễ". Lễ "hễ" là lễ trừ tà, tẩy uế gồm có lễ xuân hễ tổ chức vào ngày mồng 3 tháng 3 âm lịch, và thu hễ tổ chức vào 14 tháng 7 âm lịch (tính theo tây lịch, buổi hội thơ này nhằm vào ngày 22-4-353).

Thuở xưa khi vào cuối xuân khí trời chuyển ấm, người ta thường ra nơi bờ sông, suối làm lễ tẩy uế, tắm rửa – theo tín ngưỡng thì để trừ đi tà khí của mùa đông lạnh khi khí trời ấm lên. Sang đến đời Lục triều thì thì ý nghĩa trừ tà mất đi, buổi lễ trở thành một dịp họp mặt của các văn nhân thi sĩ.

Hôm ấy, Vương Hy Chi cùng với 41 thi khách tham gia buổi hội thơ, tham dự trò chơi thả chén đặt thơ. Trong trò chơi này mọi người sẽ theo thứ tự già trẻ ngồi dọc theo bên bờ suối, những chén rượu được thả trôi xuống từ đầu dòng nước, lần lượt các thi nhân được mời hạ bút sáng tác một bài thơ trước khi cái chén trôi qua trước vị trí của mình. Nếu không xong thì sẽ bị phạt rượu. Chỉ có 26 người được cuộc trong trò chơi này. Và 26 bài thơ đó được tập thành trong 1 tập thơ gọi là "Lan Đình thi tập". Thi tập này được Vương Hy Chi viết lời tựa bằng một bút pháp tinh xảo của riêng ông theo thể Hành. Và từ đó trở về sau những người luyện thư pháp thường lấy làm mẫu để mô phỏng lối viết của ông và để viết những tấm thiếp tặng cho nhau mà người đời sau thường gọi thủ bút của ông là thiếp Lan Đình.

Nguyên bản thủ bút của Vương Hy Chi giờ đây không còn nữa, tương truyền là vào đời Đường, Đường Thái Tông vì quá mê thư pháp của Vương Hi Chi đã ra lệnh chôn những bức họa thư đó cùng với mình. Đời nay còn lại chỉ là các bản lâm của các Thư gia nổi tiếng. Hình trên là mô bản nổi tiếng (Thần Long bản) của Phùng Thừa Tố (đời Đường Thái Tông).
Trong rừng bia ở Tây An có một tấm bia “Đại Đường Tam tạng Thánh giáo tự bi – 大唐三藏圣教序碑”, nhắc lại một câu chuyện hết sức ly kỳ trong Thư pháp sử: đại Thư pháp gia đời Tấn Vương Hi Chi viết văn bia của đời Đường 200 năm sau (Lạc khoản đề rõ “Tấn Hữu quân Vương Hi Chi thư”). Đã không ít nhà Thư pháp lớn tới xem bia, từng chữ, từng hàng đều đích xác bút tích của Thư thánh họ Vương trong khi nội dung văn bia lại chính là nói về chuyện Đường Thái Tông đã soạn và viết “Thánh giáo tự” cho Hoà thượng Huyền Trang.

Quái sự này vốn có căn do từ câu chuyện Hoà thượng Huyền Trang sang Ấn Độ lấy kinh rồi trở về chuyên tâm dịch sang chữ Hán. Hoà thượng xin vua Thái Tông viết cho một bài tựa rồi gộp với bài văn của Thái tử Lý Trị cùng bài biểu tạ của Hoà thượng thành “Tam Tạng thánh giáo tự bi”. Bia này lập vào năm Đường Cao Tông Hàm Hanh thứ 3 (672 SCN) nhưng lệnh của triều đình bắt dùng thể chữ của Vương Hữu quân nhà Tấn để khắc bia. Có vị cao tăng là Hoài Nhân – 怀仁 ở chùa Hoằng Phúc – Trường An hay việc đó, liền nhận làm với tâm nguyện là hoằng dương Phật pháp. Ông liền quyết tâm đi khắp nơi thu thập chữ của Vương Hi Chi để ghép thành nội dung tấm “Tam tạng Thánh giáo tự bi”
Tương truyền rằng, trong quá trình sưu tầm, Hoài Nhân không thể tìm ra mấy chữ, bất đắc dĩ tấu xin triều đình yết bảng hứa tặng cho ai dâng được mấy chữ đó, mỗi chữ 1 nghìn vàng. Câu “Nhất tự thiên kim – 一字千金” từ đó mà ra, trở thành một giai thoại trên văn đàn, đồng thời, thác bản tấm bia cũng được người đời gọi bằng cái tên “Thiên kim thiếp – 千金帖”.

Chiếc quạt {người Trung Quốc gọi là “phiến” (扇)} có một lịch sử lâu đời trong nền văn hóa Trung Hoa. Thuở xưa, cùng với sự thay đổi của các triều đại, công dụng của nó cũng thay đổi theo. Chiếc quạt ban đầu được dùng để che chắn trước sự nhòm ngó, ánh mặt trời hoặc gió và để quạt mát. Họa phiến (quạt với hình họa) bắt đầu xuất hiện từ thời Tam Quốc. Theo «Lịch Đại Danh Họa Ký» của Trương Ngạn Nguyên đời Đường, Bộ Dương, người giữ chức quan cao nhất thời đó, đã vẽ cho Tào Tháo một chiếc họa phiến. Một lần, do sơ suất làm rớt một giọt mực lên chiếc quạt, ông đã tận dụng màu đen và vẽ một chú ruồi lên đó. Dù không được đẹp nhưng nó giúp ẩn giọt mực đi. Bắt đầu từ thời Ngụy Tấn, viết thơ và vẽ quạt đã trở thành thời thượng và tồn tại qua nhiều triều đại.
   

Họa phiến Trung Hoa. 
Có một câu chuyện về nhà thư pháp nổi tiếng thời Đông Tấn là Vương Hy Chi. Vương Hy Chi là người đầu tiên vận dụng thư pháp vào vẽ quạt, và điều này đã được ghi chép vào sử sách. Sách «Tấn Thư: Vương Hy Chi Truyền» có kể rằng ông lên thành Thiệu Hưng và thấy một lão nương định bán hơn mười cây quạt tre hình lục giác đang mang theo mình. Vương Hy Chi cảm thấy bà lão thật tội nghiệp và hỏi: “Quạt giá bao nhiêu?” Bà đáp: “Hai mươi đồng”. Vương Hy Chi bèn lấy bút viết lên mỗi cây quạt năm chữ và nói: “Khi bán chỉ cần nói với mọi người rằng là Vương Hữu Quân viết, bà sẽ được một trăm đồng mỗi chiếc quạt.” Lão nương bèn mang tất cả số quạt ra chợ bán, mặc dù bà hơi nghi ngờ lời ông nói. Trước sự ngạc nhiên của bà, nhiều người muốn mua những chiếc quạt đó và tất cả số quạt mau chóng được bán hết. Ngày nay có một cây cầu được gọi là “Đề Phiến Kiều” gần núi Trấp ở thành Thiệu Hưng, tỉnh Chiết Giang. Tương truyền, đây là nơi Vương Hy Chi viết thư pháp lên chiếc quạt.

Trong thời Tùy Đường, quạt được chế tác rất thanh tao. Chúng cũng có nhiều chủng loại. Thời bấy giờ gồm có hoàn phiến, vũ phiến và chỉ phiến (quạt lụa, quạt lông và quạt giấy). Hoàng đế Thái Tông triều Đường vốn nổi tiếng về thư pháp. Nhân dịp Tết Đoan Ngọ, ông vẽ thư pháp lên những chiếc quạt của mình và tặng chúng cho các cận thần. Theo quyển «Đường Thư ký Tải», một tư liệu về đời Đường, vào dịp Tết Đoan Ngọ, quạt không chỉ được dùng làm quà, mà còn được dùng để tưởng nhớ người đã khuất. Sau triều Đường, các triều Tống, Minh, Thanh vẫn giữ truyền thống này. Trong suốt những triều đại đó, vẽ thư pháp lên quạt đã trở nên rất phổ biến.


Họa phiến Trung Hoa với thư pháp.
Từ đó, chúng ta có thể thấy rằng chiếc quạt Trung Hoa giống như chiếc áo dài (trường bào), tranh sơn thủy và “hiếu”, “nghĩa”, “tín”… đã đóng một vai trò quan trọng trong nền văn hóa Trung Hoa. Ngoài việc được dùng làm vật dụng sinh hoạt hằng ngày, đồ trang trí dành cho phụ nữ và chuyên dùng cho các học giả, quạt cũng được dùng như vật kịch cho bình đàn (chuyện kể Trung Quốc thường dùng kèm với một hoặc nhiều nhạc cụ), hí khúc, vũ đạo, và khúc nghệ (kể chuyện bằng nhạc kèm biểu diễn). Ngoài ra, cũng có rất nhiều bài thơ nói về quạt. “Vũ phiến luân cân, tiếu đàm gian, tường lỗ hôi phi yên diệt”, những từ ngữ xuất ra sự tự tin với phong thái tự nhiên không trói buộc. “Ấp nhượng nguyệt tại thủ, diêu động phong mãn hoài” cho thấy sự chuẩn xác và tao nhã. Những bài thơ đã minh họa công dụng cũng như nét văn hóa nho nhã của chiếc quạt trong lịch sử Trung Hoa năm nghìn năm.





Bài văn được viết vào năm Vĩnh Hòa thứ 9 đời Tấn Mục Đế (tức năm 353 Tây lịch). Bấy giờ ở Lan Đình thuộc vùng Sơn Âm huyện Cối Kê có lễ hội Tu Hễ theo phong tục địa phương (lễ hội du chơi để xua tà cầu may), Vương Hy Chi cùng một số bạn bè tụ hội ở đây, cùng chơi trò thả rượu đọc thơ. Các bài thơ hoặc vịnh cảnh hoặc trữ tình của mọi người được chép lại thành tập gọi là Lan Đình thi tập và Vương Hy Chi được đề nghị viết bài Tự (tức bài Tựa) cho tập thơ đó. Bài Tự được cả hội tán thưởng không chỉ vì giá trị văn chương mà còn vì được chính tay tác giả chép ra với một bút pháp được xem là “tuyệt diệu vô song”. Nội dung bài được dịch nghĩa như sau:

“Năm Vĩnh Hòa thứ 9, tuế niên Quý Sửu, vừa vào lúc cuối xuân, bạn bè tụ hội cùng nhau nơi Lan Đình, vùng Sơn Âm huyện Cối Kê để dự lễ hội Tu Hễ. Các hiền hữu trẻ già đều đến. Nơi đây có non cao núi đẹp, cây rừng xanh tốt, trúc biếc vươn cao, lại thêm suối trong chảy xiết, lấp loáng in bóng đôi bờ. Theo dòng nước uốn lượn, có thể chơi trò thả rượu làm thơ, mọi người đều chia thứ bậc cùng ngồi.
Tuy không có tiếng đàn tiếng sáo, song một chén rượu, một lời ngâm, lòng cũng đủ vui mà giãi bày những tình cảm sâu xa chân thật. Ngày hôm đó, khí nhẹ trời trong, gió êm mát mẻ, ngẩng lên nhìn vũ trụ bao la, cúi xuống ngắm muôn loài tươi tốt, buông lòng cảm thụ, phóng thả tầm nhìn, cũng đủ tận hưởng sướng mắt sướng tai. Thật quả là vui.
Phàm người ta khi gặp gỡ nhau, thời gian thường là ngắn ngủi. Có người thu lượm điều chí thú, cất giữ trong lòng, rồi cùng bạn bè trong phòng đàm đạo. Có người lại ký thác ra ngoài rồi buông thả theo tháng ngày phóng lãng. Tuy nắm giữ hay xả bỏ mỗi người một khác, thư tĩnh hay nóng vội cũng chẳng giống nhau, song đều lấy làm vui. Nhận vào cho mình rồi tự mình thỏa nguyện, chẳng biết rằng tuổi già kia đang sắp tiến tới nơi.
Rồi đến lúc chán chường mệt mỏi, tâm tình theo sự vật đổi thay, dẫn đến chỗ lòng đầy cảm khái, những gì trước đây yêu thích, phút chốc bỗng thành thứ cũ xưa, rồi không thể không xúc động tâm tình. Huống chi tuổi thọ con người ngắn dài cũng đổi thay cùng với tự nhiên, rút cuộc rồi cũng đến hồi kết thúc. Người xưa từng nói: “Sống chết là chuyện lớn”, lẽ nào điều đó chẳng khiến đau lòng hay sao!
Mỗi khi xét đến nguyên do cảm hứng của người xưa, thấy dường như cùng mình tương hợp, thì thường hay vì văn chương mà bi thương cảm thán, trong lòng chẳng rõ vì sao. Vốn biết rằng xem chuyện tử sinh không khác gì nhau là điều hư ảo, đánh đồng Bành Tổ trường thọ với Thương sinh yểu mệnh là cách nghĩ xằng. Nhưng người đời sau nhìn về người đời nay cũng giống như người đời nay nhìn về người đời xưa, thật đáng buồn lắm thay!Vậy nên, xin ghi rõ lại từng vị (cùng dự hội) và sao chép những lời thơ của họ, tuy khác thời, khác việc, song duyên cớ giãi lòng, thảy đều cùng giống như nhau. Người đời sau xem tới chắc cũng sẽ xúc cảm với những văn chương này chăng!" 





Thư Pháp của Vương Chi Hi.

Thiếp Lan Đình do Vương Hi Chi viết vào đời nhà Tấn, thế kỷ thứ IV.
“Thiếp Lan Đình” là bài tựa một tập thơ do Vương Hi Chi (王羲之[303-361]) đời nhà Tấn viết ở Lan Đình tự (gần Hàng Châu, tỉnh Chiết Giang), được coi là mẫu mực thư pháp nghìn đời ở phương Đông.


       
... 盖 兩 扉 幽 闕 俠 之 高 巍 巍 丹 田 之 中 精 氣 微 玉 池 清 水 上
生 肥 靈 根 堅 固 志 不 衰 中 池 有 士 服 赤 朱 橫 下 三 寸 神 所 居
中 外 相 距 重 閇 之 神 廬 之 中 務 修 治 玄 膺 氣 管 受 精 符
急 固 子 精 以 自 持 宅 中 有 士 常 衣 絳 子 能 見 之 可 不 病 橫
理 長 尺 約 其 上 子 能 守 之 或 無 恙 呼 嗡 廬 間 以 自 償 保 守 ...
KINH VĂN
1. Huỳnh Đình nội nhân phục cẩm y,
黃 庭 內 人 服 錦 衣
2. Tử hoa phi quần vân khí la.
紫 華 飛 裙 雲 氣 羅
3. Đan thanh, lục điều, thúy linh kha.
丹 青 綠 條 翠 靈 柯
4. Thất nhuy, ngọc thược bế lưỡng phi,
七 蕤 玉 籥 閉 兩 扉
5. Trùng phiến kim quan mật khu ki.
重 扇 金 關 密 樞 機
6. Huyền tuyền, u khuyết cao thôi nguy,
玄 泉 幽 闕 高 崔 巍
7. Tam điền chi trung, tinh khí vi.
三 田 之 中 精 氣 微
8. Kiều nữ yểu điệu ế tiêu huy,
嬌 女 窈 窕 翳 霄 暉
9. Trùng đường hoán hoán, minh bát uy.
重 堂 煥 煥 明 八 威
10. Thiên đình, địa quan, liệt phủ ki (cân),
天 庭 地 關 列 斧 斤
11. Linh đài bàn cố, vĩnh bất suy.
靈 臺 盤 固 永 不 衰
B. LƯỢC DỊCH
Huỳnh Đình nội nhân mặc cẩm y,
Phẩm phục mây tuôn, muôn sắc hoa.
Lục, thắm đua chen, vẻ đượm đà.
Khép kín song mâu, gìn tâm cảnh,
Điều thần, dưỡng khí, bảo khu ki.
Huyền tuyền, ngọc dịch nhuần tạng phủ.
Thông thấu tam điền, tinh khí vi.
Đôi tai sáng láng, ắt tiêu huy,
Trùng lâu rạng rỡ, châu thân sáng,
Thiên đình khai thông, hiển thần uy,
Linh đài kiên cố, chẳng bao suy ...

C. CHÚ THÍCH
Câu 1. Huỳnh Đình nội nhân phục cẩm y.
黃 庭 內 人 服 錦 衣
Huỳnh Đình nội nhân 黃 庭 內 人: Đạo mẫu 道 母.
Huỳnh Đình chân nhân 黃 庭 真 人: Đạo phụ 道 父.
Đạo mẫu mặc áo gấm ngũ sắc, tức là chân khí của ngũ tạng 五 臟 之 真 氣. Đạo mẫu ở cả ba nơi Thượng, Hạ, Trung đình trong người (Tam đình chi trung bị hữu chi 三 庭 之 中 備 有 之).
Câu 2. Tử hoa phi quần, vân khí la. 紫 華 飛 裙 雲 氣 羅
Bản Tử Hà viết: Tử Hà phi cứ, vân khí la 紫 霞 飛 裾 雲 氣 羅.
Tử hà 紫 霞: mây tía. Quần 裙: quần.
Cứ 裾: vạt áo. Cũng đọc là cư (tự điển Khang Hi phiên thiết cửu ngư thiết 九 魚 切; cận ư thiết tòng âm cư 近 於 切 從 音 居).
Vụ Thành Tử giải: Đức Cao Thượng Ngọc Hoàng mặc sắc phục của tiên dệt bằng mây. (Cao Thượng Ngọc Hoàng, y văn minh phi vân chi quần. Tức thần tiên chi sở phục dã 高 上 玉 皇, 衣 文 明 飛 雲 之 裙. 即 神 仙 之 所 服 也).
Câu 3. Đan thanh lục điều, thúy linh kha. 丹 青 綠 條 翠 靈 柯
Đan 丹: đỏ. Thanh 青: xanh. Lục 綠: xanh màu lục. Điều 條: cành cây nhỏ. Thúy 翠: xanh non. Kha 柯: cành cây là xuống.
Câu 4. Thất nhuy ngọc thược bế lưỡng phi.七 蕤 玉 籥 閉 兩 扉
Thất nhuy 七 蕤: Chỉ tâm. Vì tâm thuộc hỏa. Hỏa thuộc số 7, và thuộc dấu nhuy trong 12 dấu Luật 律, Lã 呂.[1]
Ngọc thược 玉 籥: khóa ngọc. Chữ thược 籥 nguyên nghĩa là ống sáo, nhưng còn dùng thông với chữ thược 鈅 (鑰) là cái khóa (= toả 鎖).[2]
Bế lưỡng phi 閉 兩 扉: Đóng hai cánh, chỉ đôi mắt.
Vụ Thành Tử giải câu này đại khái như sau: Thất khiếu khai hạp, phải cho hợp đạo. Muốn tồn thần thời phải nhắm đôi mắt. 七 竅 開 闔 以 諭 關 籥 用 之 以 道 不 妄 開 也 蕤 籥 之 飾 存 神 必 閉 目 故 名 曰 閉 兩 扉 也 (Thất khiếu khai hạp, dĩ dụ quan thược. Dụng chi dĩ Đạo, bất vọng khai dã. Nhuy thược chi sức, tồn thần tất bế mục, cố danh viết bế lưỡng phi dã.)
Câu 5. Trùng phiến kim quan mật khu ki.重 扇 金 關 密 樞 機
Bản Tử Hà viết: Trùng yểm kim khuyết mật khu ki 重 掩 金 闕 密 樞 機.
Khu ki 樞 機: Chuỗi sao Bắc đẩu 北 斗 gọi là khu ki. Bắc thần 北 辰 cũng gọi là khu cơ, hay khu ki. Ý nói phải đóng khóa ngũ quan, nhất là đôi mắt, để gìn giữ căn cốt con người. Vụ Thành Tử cho rằng: phải giữ cho tinh thần được toàn vẹn, không bị phát tiết, tiêu hao. 善 守 精 神 不 妄 洩 也 (Thiện thủ tinh thần, bất vọng tiết dã.)
Câu 6. Huyền tuyền u khuyết cao thôi nguy.玄 泉 幽 闕 高 崔 巍
Bản Tử Hà: Huyền tuyền, u khuyết cao thôi ngôi. 玄 泉 幽 闕 高 崔 嵬.
Huyền tuyền 玄 泉: a. Nước bọt (Vụ Thành Tử giải); b. Miệng; c. Nguyên hải 元 海 (Tử Hà giải). Nguyên hải: Nơi Nguyên khí tụ hội. Đó là Nê Hoàn cung (?) hay Hạ đan Điền (Khí hải 氣 海) (?)
U khuyết 幽 闕: (1) Cửa tối; (2) Nơi lưỡng mi gian (Vụ Thành Tử giải trong Ngoại Cảnh); (3) Sinh thần chi xứ 生 神 之 處(Tử Hà giải). Lời giải của Tử Hà lại nghiêng về Nê Hoàn.
Cao thôi ngôi 高 崔 嵬, hay cao nguy 高 巍, hay cao thôi nguy 高 崔 巍: (1) Cao ngất: Nói rằng lưỡng thận mà cao ngất thì không hợp lý, nên các nhà bình giải cho rằng vì thận có liên lạc với hai tai, nên nói cao nguy nguy. (Xem Ngoại cảnh, Lương Khưu Tử chú.) (2) Tử Hà giải cao thôi ngôi là: tại Hư vô xứ dã 在 虛 無 之 處 也. Hư vô xứ có phải Nê Hoàn cung không?
Câu 7. Tam điền chi trung tinh khí vi.三 田 之 中 精 氣 微
Tam điền 三 田: Tam đan điền, là nơi thần khí hòa hợp cảm ứng với nhau.
Câu 8. Kiều nữ yểu điệu ế tiêu huy.嬌 女 窈 窕 翳 霄 暉
Kiều nữ 嬌 女: (1) Tai, sách Chân Cáo [3] 真 誥 cho rằng Kiều nữ là tên thần tai (Vụ Thành Tử giải); (2) Xá nữ 奼 女, Âm đan (Tử Hà giải).
Ế tiêu huy 翳 霄 暉: (1) Át quang huy của trời (Vụ Thành Tử giải); (2) Tên của Kiều nữ (Tử Hà giải).
Câu 9. Trùng đường hoán hoán, minh bát uy.重 堂 煥 煥 明 八 威
Trùng đường 重 堂: Hầu lung 喉 嚨 (thực quản và khí quản), còn được gọi là Trùng lâu 重 樓, Trùng hoàn 重 環.
Trùng lâu (hầu lung) là đường lưu thông của tân dịch, tân dịch theo đường này đi xuống, nhuần được thân hình, làm cho tám phương cơ thể như sáng láng thêm. 喉 嚨 者, 津 液 之 路, 流 通 上 下, 滋 榮 一 體, 煥 明 八 方 (Hầu lung giả, tân dịch chi lộ, lưu thông thượng hạ, tư vinh nhất thể, hoán minh bát phương.)
Câu 10. Thiên đình địa quan liệt phủ ki (cân)天 庭 地 關 列 斧 斤
Thiên đình 天 庭: Lưỡng mi gian.
Tử Vi phu nhân cầu xin rằng: Xin mở thiên đình tôi để tôi được trường sinh. 紫 微 夫 人 祝 曰: 開 通 天 庭 使 我 長 生 (Tử Vi phu nhân chúc viết: Khai thông thiên đình, sử ngã trường sinh.) (Xem Nội Cảnh, Vụ Thành Tử chú.)
Địa quan 地 關: Có lẽ là huyệt Chiếu Hải 照 海 dưới mắt cá chân trong, vừa thuộc Thận kinh, vừa là đầu Âm kiều mạch陰 蹻 脈, hoặc là huyệt Hội Âm 會 陰. Nhiều sách gọi Hội Âm là Âm kiều mạch.
Liệt phủ cân 列 斧 斤: Bày ra rìu búa. Ám chỉ sự phòng thủ nghiêm mật.
Tử Hà Tử cho rằng chương này đại ý khuyên: Ngày càng bồi dưỡng thêm. Ngày càng đề phòng thêm cho cẩn mật.
Câu 11. Linh đài bàn cố vĩnh bất suy.靈 臺 盤 固 永 不 衰
Bản Tử Hà ghi: Linh đài hoàn cố vĩnh bất suy 靈 臺 完 固 永 不 衰. Ngoại cảnh sau đổi thành: Linh căn kiên cố vĩnh bất suy靈 臺 堅 固 永 不 衰.
Linh đài 靈 臺: Tâm 心.
  
Khoái tuyết thời tình thiếp
       
                                                      Hoàng Đình Kinh
           
           Chữ Thảo của Vương Hy Chi
LỊCH SỬ VỀ THƯ PHÁP:
Thật khó để nói về lịch sử thư pháp Thiền;  nó liên quan với lịch sử Phật giáo Thiền. Có thể nói rằng có thư pháp ở Trung Hoa trước khi có Thiền tông – chẳng hạn, thư pháp chữ thảo của thánh thi Vương Hy Chi (Wang Xizhi), sống vào khoảng 200 trước khi Bồ Đề Đạt Ma từ Tây Trúc sang. Ngay cả sau khi Phật giáo Thiền được truyền bá ở Trung Hoa, Triều Tiên và Nhật Bản, không phải hoàn toàn các nhà thư pháp thiền đều là người của Thiền tông.
Không có mẫu mực nào còn lưu lại từ nét vẽ Sơ tổ Thiền tông Trung Hoa (một trong số các vị tổ ấy, ngài Huệ Năng, là không biết chữ). Hai nhân vật kỳ đặc của Trung Hoa vào thế kỷ thứ 8 thường được xem là biểu tượng của thư pháp Thiền – “Zhang say” và “Sư cuồng Huai”. Sau khi nốc vào một lượng lớn rượu, Zhang tấp những chữ “cuồng thảo” lên bất kỳ chỗ nào ngay tầm tay – tường, thân cây, nồi, áo quần. Có khi ông nhúng đầu tóc mình vào mực rồi viết bằng đầu tóc. Cũng tương tự như vị đệ tử điên của ông ta, sư Huai, nổi tiếng với việc dùng lá chuối thay cho giấy mà sư mua không nổi. Tuy nhiên,sư lại kiếm tiền để uống rượu, và viết vào những lúc say khướt.
 Hầu hết các tác phẩm do các tăng sĩ Trung Hoa viết từ thế kỷ thứ 10 đến thứ 13 đều tiêu biểu cho sự nghiêm túc sâu lắng, sinh động. Các nhà thư pháp Trung Hoa có uy tín trong thơì kỳ này gồm những Nho sĩ như Tô Đông Pha và Huang Tingjian (Ko Teiken; 1045-1105); và thiền sư Yuanwu Keqin; Engo Kokugon; 1063-1135); Wujun Shifan (Bushan Shiban; 1177 – 1249), Xutang Zhiyu (kido Chigu; 1185-1296); Zhang Jizhi (Co Sokushi; 1186 – 1286); Lanqi Daolong (Rankei Doryu; 1203 – 1268); Wuxue Ziyuan (Mugaku Sogen; 1226 – 1286); Yishan Yining (Issan Ichinei: 1247 – 1371); Gulin Quingmao (Kurin Seimu; 1261 – 1323), và Liaoan Qingyu (Ryoan Seiyoku; 1288 – 1363).
Thư pháp của Eisai (1141 – 1215) và Đạo Nguyên Dogen (1200 – 1253), hai Tăng sĩ Nhật Bản khai sáng tông Lâm Tế và Tào Động nơi quê hương mình,đã có những nhét tương đồng với các bậc thầy Trung Hoa với phong cách nghiêm túc, tự chủ, và sinh động. Daito Kokushi, vị khai sơn chùa Daitokuji (Đại Đức Tự) ở Kyoto, có lẽ là người đầu tiên hoa quyện hai phong cách thư pháp Trung Hoa và Nhật Bản. Chùa Daitokuji đã tạo nên một lớp hậu duệ gồm các nhà thư pháp nổi tiếng, đến mức có thể gọi là “một trường phái” thư pháp Thiền. Trường phái thư pháp chùa Daitokuji là lâu đời nhất và đông đảo nhất. Các nhà thư pháp Nhật Bản khác được kể đến trog thời kỳ này là Muso (1276 – 1351); Kokan (1278 – 1346), Ikkyu (1349 – 1478).
Vào nửa thời gian đầu thời kỳ Edo, các nhà thư pháp sau đặc biệt nổi tiếng: Kogetsu (1571-1643); Takuan (1573-1645); và Seigan (1588-1661); tất cả các vị ấy đều từ chùa Daitokuji; Fugai (1568-1650); Shinetsu (1642-1696) và Manzan (1636-1715) từ tông Tào Động; và Bankei (Bàn Khuê Vĩnh Trác; 1622-1693); và Munnan (d-1676) thuộc tông Lâm Tế.
Thiền tự an trú mình giữa hai cực của khái niệm “Vô 無” của Munnan; và “Hữu 有” của Nyoten. Cùng toàn thể bài kệ là dòng chữ 有如浮雲 Hữu như phù vân.
      

Theo sau sự sáng lập tông Hoàng Bá (Obaku) thuộc Thiền tông ở chùa Mampukuji năm 1694, một dạng thư pháp mới của Trung Hoa được truyền vào Nhật Bản. Thư pháp của Hoàng Bá đậm hơn, mạnh hơn, thảo hơn so với thư pháp thế kỷ trước. Không như tông Tào Động và tông Lâm Tế vốn nhanh chóng hòa nhập vào văn hóa Nhật Bản, tông Hoàng Bá vẫn giữ khoảng cách khuynh hướng Trung Hoa trong kiến trúc thiền viện, lối tu tập, thực phẩm, và thư pháp. Trong số những nhà thư pháp trường phái Hoàng Bá là Ẩn Nguyên, trụ trì chùa Vạn Phúc tự (Mampukuji).

Thế kỷ thứ 18 và 19 đánh dấu thời kỳ hoàng kim của thư pháp thiền Nhật Bản. Bạch Ẩn (Hakuin 1685-1768); Jiun (1717-1804); Torei (1721-1792); Sengai (1750-1837); Ryokan (1758-1831); Nanzan (1756-1839) là những nhân vật sinh động trong thời kỳ nầy, cho ra đời một số lượng lớn các tuyệt tác.

Trong thề kỷ nầy, các thiền sư như Nantembo (1839-1925) và Gempo (1865-1961) đã thự hiện thư pháp không thua kém gì các bậc thầy đời trước. Thư pháp ngày nay, Rohis nhiệt tâm theo đuổi và trú trì các thiền viện lớn thuộc các tông phái đều phải dành nhiều thời gian mỗi tuần để thể hiện những tác phẩm thư pháp thích hợp để đáp ứng yêu cầu của Phật tử, như món quà dành tặng cho người thân và môn đệ, hoặc để trưng bày trong những dịp lễ. Chắc chắn một số các thư pháp dạng nầy sẽ được đánh giá rất cao bỡi các thế hệ sau khi họ biết rằng đó là tác phẩm của các nhà thư pháp thiền lớn trong thế kỷ trước.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét