TRẦN ANH TÔNG
Trần Anh Tông (chữ Hán: 陳英宗; 1276 – 1320), tên thật là Trần Thuyên (chữ Hán: 陳烇) là vị vua thứ tư của nhà Trần (sau vua chaTrần Nhân Tông và trước Trần Minh Tông) trong lịch sử Việt Nam. Ông ở ngôi 21 năm (1293 – 1314) và làm Thái thượng hoàng 6 năm. Cũng như vua cha Nhân Tông, ông là một vị vua anh minh, được sự giúp rập của những nhà nho lớp trẻ như Đoàn Nhữ Hài,Mạc Đĩnh Chi, Nguyễn Trung Ngạn.
Anh Tông Trần Thuyên là con trai của vua Trần Nhân Tông. Năm 1293, sau khi cuộc chiến tranh Đại Việt-Nguyên Mông chấm dứt vua Nhân Tông rút về làm Thái thượng hoàng, nhường ngôi hoàng đế cho Trần Thuyên.
Khi mới lên nối ngôi, Anh Tông hay uống rượu và đêm thường hay lén ra ngoài đi chơi, có lần bị đồ vô lại ném trúng đầu. Một hôm uống rượu say đến nỗi Thượng hoàng Nhân Tông ở Thiên Trường về kinh đô, các quan đều ra đón rước cả, mà vua vẫn nằm ngủ. Thượng hoàng giận lắm, truyền xa giá lập tức về Thiên Trường và hạ chiếu cho bách quan phải về đấy hội nghị định truất ngôi Anh Tông.
Khi Anh Tông tỉnh rượu, biết thượng hoàng về kinh đô, sợ hãi quá, vội vàng chạy ra ngoài cung gặp một người học trò tên là Đoàn Nhữ Hài, mượn thảo bài biểu để dâng lên tạ tội, rồi cùng với Nhữ Hài xuống thuyền đi suốt đêm đến phủ Thiên Trường. Thượng hoàng xem biểu rồi quở mắng một lúc, và tha lỗi cho Anh Tông. Về đến kinh sư, Anh Tông cho Đoàn Nhữ Hài làm ngự sử trung tán, và từ đấy không uống rượu nữa.
Từ xưa đến nay vua Đại Việt vẫn có tục lấy chàm vẽ rồng vào đùi, nhưng Anh Tông không muốn theo tục này. Một hôm Thượng hoàng Nhân Tông bảo Anh Tông rằng: "Dòng dõi nhà mình vẫn vẽ mình để nhớ gốc ngày xưa, nay nhà vua phải theo tục ấy mới được". Anh Tông tuy vâng mệnh nhưng lừa khi Thượng hoàng bận việc khác, lẩn đi không cho vẽ. Từ đấy, vua Đại Việt mới không vẽ mình nữa.
Trong triều lại có những người tài giỏi hết lòng giúp việc nước. Về văn có Trương Hán Siêu; võ có Phạm Ngũ Lão, Lê Trung Hiển đều là những người tài giỏi. Thời đó vua hiền, tôi trung, phép tắc nghiêm trang, thưởng phạt phân minh, chính trị không có điều gì hồ đồ. Việc học hành mở mang rộng rãi, cho nên những người có tài văn học như Mạc Đĩnh Chi, Nguyễn Trung Ngạn đều được thi đỗ, ra làm quan giúp việc triều đình. Thời Anh Tông cai trị tiếp tục giai đoạn thịnh trị của nhà Trần.
Tính vua Anh Tông hay vẽ và làm thơ. Ngày nay, người ta chỉ tìm thấy 12 bài chép của ông trong "Việt âm thi tập". Có bài được ông sáng tác trên đường đi chinh chiến mà cũng có những bài nói về lịch sử, đạo Thiền. Theo Từ điển Bách khoa Toàn thư Việt Nam, ông còn là tác giả của những bài thơ tả cảnh như "Vân tiêu am", "Đông Sơn tự". Ông có làm một tập thơ Thủy Vân Tùy Bút, nhưng đến lúc sắp mất đem đốt đi không cho để lại. Sử có chép rằng năm 1320, khi Anh Tông đau nặng, hoàng hậu cho đi gọi thầy tăng về để làm lễ xem sự sinh tử, Anh Tông gạt đi mà bảo rằng:
"Thầy tăng đã chết đâu mà biết được sự chết".
Sau đó ông qua đời, hưởng thọ 47 tuổi. Ngày 12 tháng 12 năm 1320, ông được an táng Thái lăng ở Yên Sinh.
Gả Huyền Trân cho Chiêm Thành
Năm 1301, Thái thượng hoàng Trần Nhân Tông nhận lời mời, du ngoạn vào Chiêm Thành, được vua Chiêm Thành là Chế Mân tiếp đãi nồng hậu, có ở lại trong cung điện Chiêm Thành gần 9 tháng. Khi ra về, Trần Nhân Tông có hứa gả con gái là Huyền Trân cho Chế Mân, mặc dù khi đó Chế Mân đã có chính thất là hoàng hậu Tapasi, người Java (Nam Dương ngày nay). Sau đó nhiều lần Chế Mân sai sứ sang hỏi về việc hôn lễ, nhưng triều thần nhà Trần phản đối, chỉ có Văn Túc Vương Đạo Tái và Nhập nội hành khiển Trần Khắc Chung chủ trương tán thành.
Năm 1306, Chế Mân dâng hai châu Ô, Rý (còn gọi là Lý) làm hồi môn, vua Trần Anh Tông đồng ý gả Huyền Trân cho Chế Mân. Huyền Trân về Chiêm Thành, được phong làm hoàng hậuParamecvari. Một năm sau đó, khi hoàng hậu người Đại Việt vừa sinh xong hoàng tử Chế Đa Đa, thì tháng 5 năm 1307, quốc vương Chế Mân băng hà. Thế tử Chiêm sai sứ sang Đại Việt báo tang. Theo tục nước Chiêm, khi vua chết hoàng hậu phải lên giàn hỏa để tuẫn tang. Vua Trần Anh Tông biết tin, sai Trần Khắc Chung vờ sang viếng tang, tìm cách cứu Huyền Trân. Trần Khắc Chung bày kế thành công, cứu được Huyền Trân đưa xuống thuyền, đưa Huyền Trân về Đại Việt bằng đường biển.
Sử thần Ngô Sĩ Liên trong Đại Việt Sử ký Toàn thư chê trách chuyện này:
Ngày xưa Hán Cao Hoàng vì nước Hung Nô nhiều lần làm khổ biên cương, mới lấy con gái nhà dân làm công chúa gả cho thiền vu. Kết hôn với người không cùng giống nòi, các tiên nho đã từng chê trách, song dụng ý là muốn binh yên, dân nghỉ, thì còn có thể nói được. Nguyên Đế thì vì Hô Hàn sang chầu, xin làm rể nhà Hán, nên lấy nàng Vương Tườngmà ban cho, cũng là có cớ. Còn như Nhân Tông đem con gái gả cho chúa Chiêm Thành là nghĩa làm sao? Nói rằng nhân khi đi chơi đã trót hứa gả, sợ thất tín thì sao không đổi lại lệnh đó có được không? Vua giữ ngôi trời mà Thượng hoàng đã xuất gia rồi, vua đổi lại lệnh đó thì có khó gì, mà lại đem gả cho người xa không phải giống nòi để thực hiện lời hứa trước, rồi sau lại dùng mưu gian trá cướp về, thế thì tín ở đâu?
Sách Đại Việt Sử ký Toàn thư dù có khen nhưng vẫn phê phán ông là quá mộ đạo Phật:
“ Vua khéo biết kế thừa, cho nên thời cuộc đi tới thái bình, chính trị trở nên tốt đẹp, văn vật chế độ ngày càng thịnh vượng, cũng là bậc vua tốt của triều Trần. Song tụ họp nhà sư trên núi Yên Tử, làm nhọc sức dân dựng gác Ánh Vân, thì chẳng phải là tỳ vết nhỏ trong đức lớn đó sao? ”
—Đại Việt Sử Ký Toàn Thư
Gia đình
Cha: Trần Nhân Tông
Mẹ: Bảo Thánh hoàng hậu Trần thị
Em gái: Công chúa Huyền Trân
Vợ:
Thánh Bà phu nhân, sau phong Thuận Thánh hoàng hậu Trần thị (?-1330, con gái Trần Quốc Tảng), sau Trần Minh Tông phong là Thuận Thánh Bảo Từ hoàng thái hậu.
Huy Tư hoàng phi, Huy Tư hoàng thái phi (tức là Chiêu Hiến hoàng hậu hay Chiêu Từ hoàng thái hậu) Trần thị (?-1359, con gái Trần Bình Trọng)
Tĩnh Huệ phi Phạm thị (con gái Phạm Ngũ Lão), không con, xuất gia năm 1309
Đa La Thanh (con gái sư người Hồ Du Chi Bà Lam)
Cung tần Trần Thị Thái Bình
Cung nhân Vương thị
Con trai:
Ba người con trai chết sớm, không rõ tên
Trần Mạnh, con của Chiêu Hiến hoàng hậu Trần thị, sau là vua Trần Minh Tông
Con gái:
Công chúa Thiên Chân, con gái Thuận Thánh hoàng hậu, lấy Huệ Chính vương
Công chúa Ý Trinh
Công chúa Huy Chân, con gái của cung tần Trần Thị Thái Bình, lấy Uy Giản hầu
Công chúa Huệ Chân, con Vương thị
Công chúa Thánh Chân.
Niên hiệu là : Hưng Long (chữ Hán: 興隆).
TRẦN MINH TÔNG
Trần Minh Tông (1300-1357), tên thật là Trần Mạnh, là vị vua thứ năm của nhà Trần (sau Trần Anh Tông và trước Trần Hiến Tông) trong lịch sử Việt Nam. Ông ở ngôi 15 năm (1314-1329) và làm thái thượng hoàng 28 năm.
Trần Minh Tông là người con thứ tư của vua Trần Anh Tông và Chiêu Hiến hoàng thái hậu Trần thị (con gái Bảo Nghĩa vương Trần Bình Trọng). Ông sinh ngày 21 tháng 8 âm lịch năm 1300, một ngày sau khi Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn mất (20 tháng 8 âm lịch năm 1300). Trần Minh Tông là vị vua mà có tới 4 người con trai làm vua Trần lần lượt sau ông: Trần Hiến Tông, Trần Dụ Tông, Trần Duệ Tông, Trần Nghệ Tông.
Năm Giáp Dần (1314), vua cha Anh Tông truyền ngôi cho thái tử Mạnh khi ấy mới 14 tuổi lên nối ngôi, tức vua Trần Minh Tông (chữ Hán: 陳明宗). Ông đổi niên hiệu là Đại Khánh. Minh Tông là người có lòng nhân hậu, hay thương người nhưng xét việc chưa minh.
Năm Ất Mão (1315), vua định lệ cấm người trong họ không được kiện cáo nhau.
Năm Quý Hợi (1323), ông mở khoa thi Thái học sinh chọn người có tài ra giúp nước.
Nhờ biết tôn trọng kẻ sĩ nên Minh Tông đã có dưới trướng mình những hiền thần như Đoàn Nhữ Hài, Phạm Ngũ Lão, Trương Hán Siêu, Nguyễn Trung Ngạn, Chu Văn An giúp. Tuy nhiên, do quá tin vào Trần Khắc Chung cùng Văn Hiến hầu nên năm 1328 đã giết Huệ Vũ vương Trần Quốc Chẩn, một người có công, là ông chú ruột, đồng thời là quốc trượng (bố vợ) mình.
Vào năm 1328, ông phong con trưởng là Trần Vượng làm Đông cung Thái tử và con thứ là Trần Nguyên Trác làm Cung Tĩnh Đại Vương.
Vào năm Ất Tị (1329), Hoàng đế Trần Minh Tông xuống chiếu phong Trần Vượng làm Hoàng thái tử.Cũng trong năm đó, thì ông nhường ngôi chothái tử Vượng, lên làm Thái Thượng hoàng. Thái tử Vượng trở thành vua Trần Hiến Tông. Hiến Tông lấy niên hiệu là Khai Hựng.
Vua Hiến Tông phong Thượng hoàng làm Chương Nghiêu Văn Triết Thái Thượng Hoàng Đế. Năm 1341, Hiến Tông qua đời khi mới 23 tuổi. Thượng hoàng Minh Tông lại truyền ngôi cho con trai thứ 10 của ông là Thái tử Hạo mới lên 6 tuổi, tức là vua Trần Dụ Tông.
Ông qua đời năm 1357 tại cung Bảo Nguyên, hưởng thọ 58 tuổi. Sau khi ông mất, Dụ Tông một mình làm vua nhưng không quan tâm tới việc triều chính, nhà Trần bắt đầu suy.
Niên Hiệu:
§ Đại Khánh (1314-1323)
§ Khai Thái (1324-1329)
Vợ:
Lê Thánh hoàng hậu, sau Trần Hiến Tông phong là Hiến (Huệ) Từ thái hậu Trần thị (?-1369), tức Huy Thánh công chúa, con gái trưởng của Huệ Vũ đại vương Trần Quốc Chẩn.
Anh Tư nguyên phi, sau phong làm Minh Từ hoàng thái phi Lê thị (?-1365), cô của Lê Quý Ly.
Sung viên Lê thị, sau Trần Nghệ Tông truy phong là Quang Hiến thần phi, sau nữa Trần Duệ Tông phong làm Đôn Từ hoàng thái phi Lê thị (?-1347), em gái Anh Tư nguyên phi.
Con:
Trần Vượng (1319-1341), con của Minh Từ hoàng thái phi Lê thị, sau là vua Trần Hiến Tông.
Cung Tĩnh Đại vương Trần Nguyên Trác (1319-1370)
Cung Định vương Trần Phủ (1321-1394), con của Minh Từ hoàng thái phi Lê thị, sau là vua Trần Nghệ Tông.
Cung Mẫn vương Trần Nguyên Hú ? (?-1347)
Cung Giản vương Trần Nguyên Thạch ? (?-1350)
Cung Túc vương Trần Nguyên Dục (?-1364), con của Hiến Từ hoàng hậu.
Cung Tín vương Trần Thiên Trạch (?-1379)
Trần Hạo (1336-1369), con của Hiến Từ hoàng hậu, sau là vua Trần Dụ Tông.
Cung Tuyên vương Trần Kính (1337-1377), con của Đôn Từ hoàng thái phi Lê thị, sau là vua Trần Duệ Tông.
Công chúa Thiên Ninh Trần Ngọc Tha (Bạch Tha), con của Hiến Từ hoàng hậu, lấy Chính Túc vương Kham.
Công chúa Huy Ninh, trước lấy Nhân Vinh (?-1370), sau lấy Lê Quý Ly.
TRẦN HIẾN TÔNG
Trần Hiến Tông (chữ Hán: 陳憲宗; 1319 – 1341) tên húy là Trần Vượng (陳旺), là vua thứ sáu nhà Trần trong lịch sử Việt Nam. Ông lên ngôi ngày 15 tháng 2 âm lịch năm Kỷ Tị 1329, đặt niên hiệu là Khai Hựu.
Hiến Tông trị vì nhưng việc điều khiển triều chính, kể cả việc dẹp loạn Ngưu Hống ở Đà Giang, đánh quân Ai Lao xâm phạm bờ cõi đều do Thái thượng hoàng Trần Minh Tông, cha ông đảm nhận.
Vợ: Thần phi, tức công chúa Hiển Trinh, con gái trưởng của Bình chương Huệ Túc vương Trần Đại Niên (1306-1360). Trần Duệ Tông phong làm Hiển Trinh thần phi.
Ông làm vua đến năm Tân Tị 1341 thì mất sớm, thọ 23 tuổi, sau khi ở ngôi được 13 năm. Táng tại lăng Xương An ở An Sinh (huyệnĐông Triều, tỉnh Quảng Ninh)
Trần Vượng là con thứ của vua Trần Minh Tông, mẹ là Từ Hoàng thái phi Lê Thị. Ông lên ngôi năm 10 tuổi, tức vua Trần Hiến Tông.
Ông được cho là vua lấy vì, do khi lên ngôi còn nhỏ, quyền hành thực tế ở cả trong tay Thượng hoàng Minh Tông. Cho nên tuy có làm vua 13 năm nhưng Trần Hiến Tông không được tự chủ việc gì cả.
Dưới triều Trần Hiến Tông, biên giới phía Bắc và phía Nam tương đối ổn định. Trong vòng 10 năm nhà Nguyên có hai lần sứ giả sangĐại Việt vào các năm tân mùi (1331), Ất Hợi (1335), để thông báo vua mới lên ngôi và nhà Trần đã cho người sang chúc mừng.
Thời gian làm vua của Hiến Tông, nhà Trần không tổ chức khoa thi nào để chọn nhân tài. Vào năm Đinh Sửu (1337) có xuống chiếu cho các quan trong triều cũng như ngoài các lộ, hàng năm xét những thuộc viên do mình quản lý, người nào siêng năng cẩn thận thì giữ lại, còn người nào không làm được thì truất bỏ.
Từ năm Quý Dậu (1333) đến năm Mậu Dần (1338) chỉ trong vòng 6 năm, đã có nhiều thiên tai lớn xảy ra như lụt lội, bão gió, động đất. Vì vậy Trần Hiến Tông hạ lệnh cho các nơi lập kho lượng chứa thóc thuế để kịp thời cấp cho dân đói.
Về Văn hoá và một số ngành khoa học như thiên văn, lịch pháp, y học vào thời gian này cũng có những thành tựu đáng kể. Dưới triều Trần Hiến Tông có Hậu nghi đài lang, Thái sử cục lệnh là Đặng Lộ người huyện Sơn Minh (Ứng Hoà, Hà Nội) đã chế ra một dụng cụ xét nghiệm khí tượng gọi là "lung linh nghi", khi khảo nghiệm không việc gì là không đúng.
TRẦN DỤ TÔNG
Trần Hạo là con trai thứ 10 của Trần Minh Tông và là em của Trần Hiến Tông. Mẹ ông là Hiến Từ Hoàng hậu[1 Vợ: Nghi Thánh hoàng hậu, tức công chúa Ý Từ, con gái thứ tư của Bình chương Huệ Túc vương Trần Đại Niên. Năm 1341, vua anh Trần Hiến Tông qua đời khi mới 22 tuổi nhưng không có con nối dõi. Thượng hoàng Trần Minh Tông lập Trần Hạo lên nối ngôi, tức là Trần Dụ Tông. Khi đó ông mới lên 5 tuổi.
Vua Trần Dụ Tông từ khi là hoàng tử đã bị ngã xuống nước suýt chết đuối hôm rằm trung thu năm 1339 khi mới 4 tuổi. Thày thuốc Trâu Canh (vốn gốc Hoa, có cha là ngự y của Hốt Tất Liệt) cứu sống được nhưng nói rằng hoàng tử Hạo sẽ bị liệt dương.
Thời kỳ 1341 - 1357
Những năm đầu những quyền bính đều do Thượng hoàng Minh Tông điều khiển. Bởi thế, dù có mất mùa dân đói nhưng việc chính trị vẫn được đánh giá là có nền nếp.
Phía tây, Ai Lao sau nhiều lần thua trận không sang cướp phá nữa. Phía bắc, nhà Nguyên đã suy yếu. Do có thượng hoàng thu xếp mọi việc trong triều, tới khi đã lớn Trần Dụ Tông vẫn chỉ hưởng lạc không chú ý tới việc cai trị.
Một số cuộc khởi nghĩa của nông dân bùng phát như Ngô Bệ năm 1344, Tề năm 1354. Ngoài ra còn có những cuộc nổi dậy khác của người Lạng Sơn và Thái Nguyên năm 1351. Trừ cuộc nổi dậy của Ngô Bệ tới năm 1360 mới bị dẹp, các cuộc nổi dậy khác đều nhanh chóng bị trấn áp.
Khi Dụ Tông lớn, Trâu Canh thấy vua bị liệt dương, dâng phương thuốc hiểm: giết đứa bé con trai, lấy mật hòa với dương khởi thạch mà uống (có sách nói đã dùng 21 mật) và thông dâm với chị hay em ruột của mình thì sẽ hiệu nghiệm. Vua làm theo, thông dâm với chị ruột là công chúa Thiên Ninh, quả nhiên công hiệu. Canh từ đấy được yêu quý hơn, được ngày đêm luôn ở trong hậu cung hầu hạ thuốc thang. Canh liền thông dâm với cung nữ. Việc phát giác, Thượng hoàng định bắt Canh chết, nhưng vì có công chữa khỏi bệnh cho vua nên được tha. Trâu Canh sau này trở thành 1 trong 7 gian thần khiến Dụ Tông sa vào ăn chơi xa xỉ, trác táng
Thời kỳ 1358 - 1369
Chính sự :Năm 1357, Thượng hoàng Minh Tông mất. Khi đó Dụ Tông đã 22 tuổi, tự mình nắm quyền chính. Các cựu thần như Trương Hán Siêu, Nguyễn Trung Ngạn, Mạc Đĩnh Chi đã qua đời, triều đình bắt đầu rối loạn.
Các gian thần kéo bè kết đảng lũng đoạn triều chính. Danh nho Chu Văn An dâng Thất trảm sớ xin chém 7 gian thần nhưng ông không nghe, liền bỏ quan về dạy học. Các vị quan khác như Phạm Sư Mạnh, Lê Quát tuy có năng lực nhưng không can gián được vua bớt hưởng lạc.
Vua Dụ Tông ham chơi bời, mê đàn hát, thường sai các vương hầu và công chúa bày tiệc đóng trò hát tuồng cho vui, ai diễn hay thì được thưởng. Mặc dù phép tắc nhà Trần rất nghiêm khắc với tội đánh bạc nhưng Trần Dụ Tông lại thích trò này, chiêu tập các nhà giàu vào cung đánh bạc cùng vua.
Trần Dụ Tông nghiện rượu, thích rủ các quan cùng uống thi. Ai uống thắng được ông thăng chức. Chính chưởng phụng ngự cung Vĩnh An là Bùi Khoan dùng mẹo uống dối được trăm thăng, Dụ Tông tin là thật, thưởng tước hai tư để dự thăng trật.
Ông sai phu xây cất nhiều cung điện, đào hồ ở vườn trong hậu cung, trong hồ xây đá làm núi, trồng nhiều cây cỏ lạ và nuôi chim thú quý; sau đó ông lại sai làm hồ con, lệnh cho dân rabiển chở nước mặn đổ vào hồ và thả cá biển, đồi mồi vào nuôi.
Vua thích chơi bời, các quý tộc cũng hưởng ứng theo vua khiến triều đình rối nát. Bên ngoài xảy ra mất mùa trong nhiều năm. Trần Dụ Tông chỉ có các biện pháp khắc phục tạm thời như sai các nhà hào phú bỏ thóc lúa chu cấp cho người nghèo để chống đói và thưởng chức tước cho họ để trả công; ông không chú trọng việc đắp đê và làm thủy lợi để phát triểnnông nghiệp lâu dài
Bị sưu cao thuế nặng, dân trong nước oán thán, nổi lên làm loạn. Mặc dù các cuộc nổi dậy bị dẹp nhưng nhân tài vật lực trong nước bị hao tổn, kho tàng trống rỗng. Triều Trần ngày càng suy.
Biên giới phía nam
Do tình hình trong nước ngày càng rối ren, Chiêm Thành ở phía nam thừa cơ đánh cướp.
Tháng 3 năm 1361, quân Chiêm Thành vượt biển đến cướp dân ở cửa biển Dĩ Lý Quân nhà Trần đánh tan quân Chiêm.
Tháng 3 năm 1362, quân Chiêm Thành lại tiến đánh Hóa Châu, bắt dân rồi rút lui. Trần Dụ Tông sai Đỗ Tử Bình duyệt bổ quân ở Lâm Bình, Thuận Hóa và đắp thành Hóa Châu.
Tháng giêng năm 1365, quân Chiêm Thành tiến đến đánh úp, bắt dân Hóa châu mang về nước. Sang tháng 3 năm 1366, quân Chiêm lại đến cướp phủ Lâm Bình. Quan phủ là Phạm A Song đánh bại được quân Chiêm. Trần Dụ Tông bèn phong cho A Song làm đại tri phủ Lâm Bình.
Tháng 6 năm 1366, Dụ tông ngự thuyền chơi đêm, khi về bị mất ấn và gươm báu. Vua biết mình không sống thọ, càng chơi bời quá độ.
Cuối năm 1367, Trần dụ Tông sai Trần Thế Hưng làm chánh tướng, Đỗ Tử Bình làm phó tướng, đi đánh Chiêm Thành. Quân Trần bị quân Chiêm mai phục bắt sống Thế Hưng, còn Tử Bình trốn thoát.
Năm Kỷ Dậu (1369), vua Dụ Tông mất khi mới 34 tuổi. Ông làm vua tất cả 28 năm, được an táng tại Phụ Lăng. Nhóm gian thần 7 tên tìm cách bỏ trốn nhưng đều bị dân chúng giết chết.
Dụ Tông không có con kế vị Ông không lập người trong hoàng tộc làm thái tử nối ngôi. Trước khi mất ông để lại di chiếu lập con người anh Cung Túc vương Trần Nguyên Dục là Nhật Lễ làm vua. Cung Túc Vương vốn đã qua đời vào tháng 10, Mùa Đông năm Giáp Thìn 1364, niên hiệu Đại Trị thứ bảy.
Trong triều, hoàng tộc muốn lập người anh khác của Dụ Tông là Cung Định vương Trần Phủ lên làm vua nhưng bà Hiến Từ hoàng thái hậu (mẹ Trần Nguyên Dục và Dụ Tông) nhất định đòi lập người con nuôi của Cung Túc vương Trần Nguyên Dục là Dương Nhật Lễ lên ngôi.
Nguyên mẹ Nhật Lễ là một đào hát, lấy một kép hát bội là Dương Khương có thai rồi mới bỏ Dương Khương mà lấy Cung Túc vương sinh ra Nhật Lễ. Triều thần không tán thành vì cho rằng Nhật Lễ là người họ Dương, nhưng Hiến Từ hoàng thái hậu cho Nhật Lễ là con Trần Dục nên lập là hợp lẽ.
Cuối cùng Nhật Lễ được lập làm vua vào tháng 6 năm 1369. Nhưng hơn 1 năm sau, các tông thất nhà Trần hội nhau khởi binh về bắt giết Nhật Lễ rồi rước Cung Định vương về làm vua, tức vua Trần Nghệ Tông.
Các niên hiệu trong thời gian vua Trần Dụ Tông trị vì là:
§ Thiệu Phong (1341-1357)
§ Đại Trị (1358-1369)
§ Sử gia Ngô Sĩ Liên bàn về Trần Dụ Tông trong sách Đại Việt sử ký toàn thư như sau: Vua biết tôn trọng thầy dạy (tức Chu Văn An), nhưng lại không bàn việc nước với thầy. Vì thế bậc hiền năng không nên để chỉ làm vì. Chu An đi rồi, không còn ai bảo ban vua đạo hay lẽ phải nữa. Đó thực là "không tin bậc nhân hiền thì nước trống rỗng như không có người" vậy
§ Trần Xuân Sinh nhận định về vua Trần Dụ Tông như sauTrần Dụ Tông đưa nước nhà từ thái bình thịnh trị đến chỗ suy nhược loạn lạc. Chơi bời, xa xỉ, không lo nước thương dân
Trong 13 vua đời Trần có 5 đời vua cho đúc tiền, có vua cho đúc nhiều lần với số lượng lớn. Những lần đúc tiền là những thời điểm bước ngoặt trong đời sống kinh tế cộng đồng...
3. Sau một thời gian dài, các đời vua Trần Nhân Tông, Trần Anh Tông không thấy sử cũ ghi lại việc đúc tiền tệ và cũng chưa tìm được đồng tiền đúc vào thời này. Đến thời vua Trần Minh Tông, nhà Trần lại tiến hành đúc tiền cho lưu thông ngoài xã hội.
Trong những niên hiệu được sử dụng, niên hiệu Khai Thái (1324 - 1329) nhà Trần cho đúc tiền Khai Thái nguyên bảo. Tiền đúc hình tròn, đường kính 2,37cm, vành biên rộng phẳng, giữa có hình vuông có gờ, lỗ hơi tròn. Mặt trước chữ viết đối xứng qua tâm, cách đọc trên trước, dưới sau và phải trước, trái sau.
Mặt sau tiền Khai Thái nguyên bảo có hai loại, một loại mặt sau trơn phẳng và một loại mặt sau trơn nhưng có chữ Trần.

4. Trần Dụ Tông là đời vua Trần đúc nhiều tiền nhất, nhiều lần đúc với số lượng lớn. Niên hiệu Thiệu Phong (1341 - 1357) có hai lần đúc tiền: Thiệu Phong nguyên bảo và Thiệu Phong thông bảo.
Tiền Thiệu Phong nguyên bảo có đến 4 loại khác nhau. Điều này cho thấy có khả năng Nhà nước có 4 xưởng đúc tiền khác nhau, hoặc 4 lần đúc loại tiền này với thời gian khác nhau. Tiền Thiệu Phong thông bảo có đến 20 loại khác nhau đã cho thấy nhu cầu sử dụng tiền và đúc tiền rất rầm rộ, trước nhu cầu đòi hỏi của sự phát triển kinh tế.
Niên hiệu Đại Trị (1358 - 1369) Trần Dụ Tông lại cho đúc liên tiếp các đồng tiền Đại Trị nguyên bảo; Đại Trị thông bảo. Tiền Đại trị nguyên bảo có đến 5 loại tiền với các lối chữ viết khác nhau.
Tiền Đại Trị thông bảo còn phong phú hơn với nhiều loại. Những đồng tiền này cơ bản có kích thước giống nhau, đường kính 2,35 - 2,38cm. Mặt trước viết chữ, cách đọc trên dưới, phải trái.
5. Sau Trần Dụ Tông, Dương Nhật Lễ lên ngôi lấy niên hiệu Đại Định (1369 - 1370), ông đã cho đúc tiền Đại Định thông bảo. Tiền Đại Định thông bảo được đúc hình dáng và kích thước như các đồng tiền thời Trần khác.
Tiền hình tròn, giữa có lỗ vuông. Mặt trước chữ viết đối xứng qua tâm, cách đọc trên trước dưới sau, phải trước trái sau, nét chữ sắc sảo. Mặt sau để trơn nhẵn.
6. Trần Nghệ Tông lên ngôi (1370 - 1372), niên hiệu Thiệu Khánh ông cho đúc tiền Thiệu Khánh thông bảo. Đồng tiền này được sử liệu ghi chép, nhưng cho đến nay còn lại rất hiếm hoi.
Dương Nhật Lễ
Dương Nhật Lễ ((楊日禮) hay Hôn Đức Công (昏德公, ?-1370) là vua Việt Nam trong thời nhà Trần, là người kế vị vua Trần Dụ Tông, ở ngôi từ ngày 15 tháng 6 âm lịch năm 1369 đến ngày 13 tháng 11 năm 1370 thì bị Trần Phủ truất ngôi.
Theo Đại Việt Sử ký Toàn thư, ông vốn là con của kép hát Dương Khương. Mẹ ông là vợ Dương Khương, đã có mang ông nhưng mẹ ông đã bị Cung Túc vương Trần Nguyên Dục, anh vua Trần Dụ Tông lấy làm vợ. Khi ông sinh ra, Cung Túc vương Dục nhận làm con mình. Không rõ Dương Nhật Lễ sinh năm nào.
Dẹp đảo chính lần đầu
Ngày 25 tháng 5 âm lịch năm 1369, Trần Dụ Tông mất, truyền ngôi cho Dương Nhật Lễ. Ông đặt niên hiệu Đại Định.
Nhật Lễ làm vua nhưng bỏ bễ công việc, ham chơi, rượu chè, cho đón Dương Khương vào triều, giữ chức Lệnh thư gia, có ý đổi sang họ Dương khiến các quan trong triều bất bình. lạiHiến Từ hoàng thái hậu, mẹ Dụ Tông tỏ ý hối hận việc lập Nhật Lễ. Nhật Lễ bèn ngầm đánh thuốc độc giết chết vào ngày 14 tháng 12 năm Kỷ Dậu (1369).
Đêm ngày 20 tháng 9 năm 1370, cha con thái tể Cung Tĩnh vương Trần Nguyên Trác, Trần Nguyên Tiết và hai người con của công chúa Thiên Ninh, chị/em gái vua Dụ Tôngđem người tôn thất vào thành định giết vua Đại Định.
Vua Đại Định trèo qua tường, nấp dưới cầu mới. Mọi người lùng không thấy, giải tán ra về. Khi trời sắp sáng, Nhật Lễ vào cung, chia người đi bắt Nguyên Trác cùng 17 người chủ mưu và giết hết.
Bị phế truất
Anh vua Trần Dụ Tông là Cung Định vương Trần Phủ, vì có con gái làm hoàng hậu của Nhật Lễ, sợ vạ lây đến mình nên tránh ra trấn Đà Giang (tức Gia Hưng), ngầm hẹn với các em là Cung Tuyên vương Trần Kính, Chương Túc quốc thượng hầu Trần Nguyên Đán, Thiên Ninh công chúa Ngọc Tha hội ở sông Đại Lại, phủ Thanh Hóa để dấy quân. Trần Kính giúp ông đảm nhận việc sắm sửa mọi vũ khí, trang bị quân đội.
Khi ấy, Dương Nhật Lễ chuyên dùng thiếu úy Trần Ngô Lang mà không biết Ngô Lang đồng mưu với Trần Phủ. Mỗi khi sai quân tướng đi đánh bắt, Ngô Lang đều bí mật bảo họ theo Trần Phủ đừng về nữa. Rất nhiều lần sai các quân Nam, Bắc đi đánh, đều không một ai trở về. Do đó quân của Trần Phủ, Trần Kính mạnh thêm.
Ngày 13 tháng 11, Trần Phủ đến phủ Kiến Hưng, truất Nhật Lễ làm Hôn Đức công. Ngày 15 Phủ lên ngôi, tức Trần Nghệ Tông. Ngày 21 tháng ấy Trần Phủ cùng Trần Kính và Thiên Ninh công chúa dẫn quân về kinh, sai giam Nhật Lễ ở phường Giang Khẩu.
Dương Nhật Lễ tới lúc đó mới biết mình bị Trần Ngô Lang phản bội. Trong khi bị giam giữ, ông lừa gọi Trần Ngô Lang đến gần rồi bóp cổ giết chết Trần Ngô Lang. Trần Nghệ Tông bèn lập tức hạ lệnh giết chết Dương Nhật Lễ.
Nhật Lễ ở ngôi được hơn 1 năm, không rõ thọ bao nhiêu tuổi. Nhà Trần lúc đó đã suy yếu, các tôn thất bạc nhược. Nhiều việc thất đức của Nhật Lễ lẽ ra chưa dẫn đến việc bị phế truất. Tư tưởng phong kiến không chấp nhận người dị tộc làm vua trong triều, bởi vậy sai lầm lớn nhất của Nhật Lễ là định đổi sang họ Dương khiến tôn thất nhà Trần nắm quyền bính khắp trong nước xúm lại tìm cách lật đổ. Tính từ khi Nhật Lễ lên ngôi cho tới khi cuộc đảo chính đầu tiên xảy ra tới 1 năm nhưng không có ai chống đối vì khi đó Nhật Lễ vẫn giữ họ Trần.
Tần Thuỷ Hoàng trước đây cũng phải đối mặt với tiếng tăm về thân thế và cũng có những việc làm thô bạo, thất đức nhưng đã khôn khéo suốt đời không đổi sang họ Lã, giết luôn Lã Bất Vi (người bị dị nghị là cha mình) và tìm cách đàn áp thẳng tay những ai có ý định khơi chuyện này để chống đối. Bởi thế Tần Thuỷ Hoàng giữ được ngôi vị trọn vẹn.
Khách quan nhìn nhận, Nhật Lễ không có tài năng và tư cách, mắc hàng loạt sai lầm nên việc nhanh chóng bị lật đổ là tất yếu.
Riêng tác giả Trần Xuân Sinh trong sách Việt Sử kỷ yếulại cho rằng Trần Nhật Lễ thực ra chỉ là "đứa con hư của dòng họ nhà Trần" nên bị truất đi.
TRẦN NGHỆ TÔNG
Trần Nghệ Tông (chữ Hán: 陳藝宗, 1321 – 1394) là vị vua thứ 8 của nhà Trần trong lịch sử Việt Nam, tên thật là Trần Phủ (陳暊), sinh tại kinh đô Thăng Long, Ông là em trai của vua Trần Hiến Tông và là anh trai của vua Trần Dụ Tông, giữ tước vịCung Định Vương dưới triều hai vị vua này.
Ông là vị Hoàng đế có công lật đổ Dương Nhật Lễ và khôi phục lại cơ đồ cho Vương triều nhà Trần.Tuy nhiên, sự thiếu quyết đoán của ông đã khiến quyền bính rơi vào tay của ngoại thích Lê Quý Ly - người sau này sẽ cướp ngôi triều Trần. Do đó, dẫu được ca ngợi là "công nghiệp lớn lao, ông cũng bị sử sách phê phán là nhu nhược, "nối giáo cho giặc".Ngoài ra, như một vị Hoàng đế không có bản lĩnh, ông không thể chống nổi sự xâm phạm của quân Chiêm Thành, khiến có lúc kinh đô Thăng Long bị thất thủ về tay giặc. Và ông, cùng với vua em Trần Dụ Tông trước kia, trở thành hai vị vua gây ra sự suy vong cho triều đại nhà Trần.
Ít lâu sau khi lên ngôi, ông lên làm Thái thượng hoàng vào năm 1372, nhường ngôi cho em là Trần Kính - tức vua Trần Duệ Tông. Vua Duệ Tông tử trận trong cuộc tiến công Chiêm Thành vào năm 1377, và bất chấp Đỗ Tử Bình là kẻ tội đồ cho thảm bại này, ông lại nương tay với Tử Bình. Cho đến cuối đời, ông vẫn có thái độ mù quáng và tin dùng Quý Ly. Họa Chiêm Thành chỉ lắng xuống khi quân Đại Việt dưới quyền Trần Khát Chân thắng lớn vào năm 1390, khiến Thượng hoàng Nghệ Tông.
Hoàng tử Trần Phủ, tức vua Trần Nghệ Tông, sinh vào tháng 12, Mùa Đông năm 1321,, là con thứ ba của vua Trần Minh Tông, em vua Trần Hiến Tông, và còn là anh vua Trần Dụ Tông. Mẹ ông là Minh Từ hoàng thái phi Lê thị.
Dưới triều Trần Hiến Tông, ông được phong làm Phiêu Kỵ Thượng Tướng Quân, trấn thủ trấn Tuyên Quang vào năm Mậu Dần 1338, niên hiệu Khai Hựu năm thứ 10.
Vào năm Quý Tỵ 1353, niên hiệu Thiệu Phong năm thứ 13, dưới triều Trần Dụ Tông, ông lại được phong làm Hữu Tướng Quốc.
Vào năm Đinh Mùi 1367, niên hiệu Đại Trị năm thứ 10 đời Trần Dụ Tông, ông được cử làm Tả Tướng Quốc.
Vào năm 1369, vua Trần Dụ Tông mất, truyền ngôi cho Dương Nhật Lễ. Theo sử sách, Nhật Lễ vốn không phải là tông thất nhà Trần mà mẹ Lễ là đào hát, vợ của kép hát Dương Khương, đã mang thai Lễ trước khi làm vợ Cung Túc vương Trần Nguyên Dục (anh của vua Dụ Tông, mất năm 1363.
Khi ấy, nhà Minh bên Trung Quốc cử hai sứ thần Ngưu Lượng, Trương Dĩ Ninh đến Đại Việt để trao ấn vàng và sắc rồng. Không ngờ, họ lại đến đúng lúc vua Dụ Tông qua đời. Trương Dĩ Ninh sau đó lâm bệnh mất, còn Ngưu Lượng thì khi trở về Trung Quốc, Cung Định Vương Trần Phủ có ngâm bài thơ tiễn khách như sau :
An Nam tể tướng bất năng thi,
Không bá trà âu tống khách quỳ.
Viên tản sơn thanh, Lô thủy bích,
Tùy phong trực nhập ngũ vân phi.
Dịch nghĩa :
An Nam tể tướng chẳng thơ hay,
Chỉ có bình trà tiễn khách đây.
Viên tản non xanh, Lô nước biếc,
Xin bay theo gió tới năm mây.
Nghe vậy, sứ Tàu cho rằng Cung Định Vương hẳn sẽ lên ngôi Hoàng đế - và điều này sẽ trở thành hiện thực.
Nhật Lễ làm vua nhưng bỏ bễ công việc, ham chơi, rượu chè, lại giết bà nội là mẹ Dụ Tông vì bà hối hận việc lập Nhật Lễ. Lễ còn định đổi sang họ Dương khiến các quan trong triều bất bình.
Đêm ngày 20 tháng 9 năm 1370, các tông thất là : cha con thái tể Trần Nguyên Trác, Nguyên Tiết và hai người con của công chúa Thiên Ninh đem người tôn thất vào thành định giết Nhật Lễ. Nhật Lễ trèo qua tường, nấp dưới cầu mới. Mọi người lùng không thấy, giải tán ra về. Khi trời sắp sáng, Nhật Lễ vào cung, chia người đi bắt Nguyên Trác cùng 17 người chủ mưu và đều bị hại.
Vào Mùa Đông, tháng 10 năm 1370, Trần Phủ - vốn có tính khí hèn nhát vì có con gái làm hoàng hậu của Nhật Lễ, sợ vạ lây đến mình nên tránh ra trấn Đà Giang (tức Gia Hưng), ngầm hẹn với các em là Cung Tuyên vương Trần Kính, Chương Túc quốc thượng hầu Trần Nguyên Đán, Thiên Ninh công chúa Ngọc Tha hội ở sông Đại Lại, phủ Thanh Hóa để dấy quân. Trần Kính giúp ông đảm nhận việc sắm sửa mọi vũ khí, trang bị quân đội.
Khi ấy, Nhật Lễ chuyên dùng thiếu úy Trần Ngô Lang mà không biết Ngô Lang đồng mưu với Trần Phủ. Mỗi khi sai quân tướng đi đánh bắt, Ngô Lang đều bí mật bảo họ theo Trần Phủ đừng về nữa. Rất nhiều lần sai các quân Nam, Bắc đi đánh, đều không một ai trở về. Do đó quân của Trần Phủ, Trần Kính mạnh thêm.
Trước kia, Cung Định Vương Trần Phủ vốn không muốn tranh giành, nên chẳng hề suy nghĩ đến chuyện lên ngôi đại thống, khiến Công chúa Thiên Ninh phải khuyên ông :
"Thiên hạ là thiên hạ của tổ tông mình, sao lại vứt bỏ nước cho kẻ khác ? Anh phải đi đi, em sẽ đem bọn gia nô dẹp nó cho!".
Ông đã ngâm một bài thơ ban cho Cung Tuyên Vương Trần Kính, trước khi ông phải lên đường. Bài thơ có nội dung như sau :
Vị cực sàm thâm tiện khứ quan,
Trắc thân độ lĩnh nhập sơn man.
Thất lăng hồi thủ thiên hàng lệ,
Vạn lý môn tâm lưỡng mấn ban.
Khử Võ đồ tồn Đường xã tắc,
An Lưu phục đổ Hán y quan.
Minh Tông sự nghiệp quân tu ký,
Khôi phục Thần Kinh chỉ nhất hoàn.
Đại Việt Sử ký Toàn thư" dịch là :
Ngôi cả gièm nhiều mới bỏ quan,
Né thân, vượt núi, tới sơn man.
Bảy lăng ngoảnh lại châu tuôn chảy,
Muôn dặm đau lòng, tóc bạc lan.
Diệt Vũ, giữ gìn Đường xã tắc,
Phò Lưu lại thấy Hán y quan.
Minh Tông sự nghiệp em nên nhớ,
Thu phục thần kinh sắp khải hoàn.
Vào ngày 15 tháng 11 năm 1370, vua Trần Nghệ Tông lên ngôi đại thống. Ông đặt niên hiệu và ra lệnh đại xá. Ngoài ra, ông còn xưng làm Nghĩa Hoàng. Bá quân dâng cho ông tôn hiệu là Thể khiên kiến cực thuần hiếu hoàng đế.
Những việc làm đầu tiên và sự cất nhắc gian thần
Sau khi lên ngôi, thấy chính sự thời Dụ Tông suy sụp, Nghệ Tông muốn khôi phục nề nếp công việc đều theo lệ cũ đời Minh Tông. Ông nói : Triều trước dựng nước, có luật pháp, chế độ riêng, không theo qui chế của nhà Tống, là vì nam Bắc, nước nào làm chủ đó, không phải bắt chước nhau. Khoảng nămĐại Trị, bọn học trò mặt trắng được dùng, không hiểu ý nghĩa sâu xa của việc lập pháp, đem phép cũ của tổ tông đổi theo tục phương Bắc cả, như về y phục, âm nhạc... thật không kể xiết.'
Quả thật, nề nếp đầu triều vua Nghệ Tông đều đúng theo lễ cũ thời vua cha Minh Tông. Khi Nghệ Tông kéo quân tới Chử Gia, các Hoàng thân và triều thần đều hân hoan chào mừng ông, trong những tiếng hô "Muôn năm !". Chính vì đó, Chử Gia gọi là xã Sơn Hô. Vào ngày 21 tháng 11 năm 1370, khi xe vua tới Đông Bộ Đầu, thì theo kiến nghị của Ngô Lang, Hôn Đức Công vận trang phục bình thường để thể hiện là ngôi Hoàng đế đã được trao cho Nghệ Tông. Hôn Đức bèn xuống thuyền nghênh đón ông.
Thấy vậy, Nghệ Tông nói với : "Không ngờ hôm nay sự thể đến nỗi này". Sau đó, ông truyền lệnh cho quan quân bắt Hôn Đức Công mà giam giữ phường Giang Khẩu. Trong khi bị giam, Hôn Đức Công truyền Ngô Lang đến, và nói dối là nhờ Ngô Lang lấy cho một lọ vàng còn để trong Hoàng cung. Khi Ngô Lang quỳ xuống tuân lệnh, Hôn Đức Công liền sát hại Ngô Lang. Ngô Lang có người cháu tên Trần Thế Đỗ, khi biết chuyện đã trình tấu lên vua Nghệ Tông. Ông lại xuống lệnh cho quan quân đánh chết Hôn Đức Công cùng với người con của Hôn Đức Công tên là Liễu. Sau đó, xác họ được đem đi chôn ở núi Đại Mông.
Khi xưa, lúc Cung Định Vương chưa chạy ra Đà Giang, có viên Chi hậu nội nhân phó chưởng là Nguyễn Nhiên can ông : "Người ta muốn hại ông, sao ông không xem thời cơ mà hành động trước?". Do đó, sau khi lên làm Hoàng đế, Trần Nghệ Tông đã cử Nguyễn Nhiên làm Hành khiển, rồi lại còn thăng cho Nguyễn Nhiên làm Tả tham ty chính sự. Ông này vốn là người thiếu hiểu biết về chử nghĩa, do đó, khi khai phê giấy tờ thì vua Nghệ Tông thương ra lệnh cho người vẽ lại các nét chữ để Nguyễn Nhiên xem. Theo lời nhận định của sử thần Ngô Sĩ Liên trong Đại Việt Sử Ký Toàn thư : Báo cho vua tai nạn là ơn riêng, ban tước cho người tai nạn giữa triều là việc công. Vua nhớ ơn của Nguyễn Nhiên, đền đáp bằng vàng, lụa thì được, cho làm hành khiển là chức quan trọng thì không được. Chức hành khiển đời bấy giờ cũng như "lục khanh" đời Chu, là các quan chức điều hành chính sự của đất nước, mà lại để cho người không biết chữ làm, thì không phải là lựa chọn vì việc công vậy.
Năm 1371, Nghệ Tông lấy người họ ngoại là Lê Quý Ly làm khu mật viện đại sứ. Quý Ly vốn có hai bà cô đều là cung nhân của vua Trần Minh Tông. Bà Minh Từ sinh ra Nghệ Tông, bà Đôn Từ sinh ra Duệ Tông, vì vậy Nghệ Tông từ khi mới lên ngôi rất tín nhiệm Quý Ly. Sau đó Nghệ Tông lại đem em gái mới góa chồng là công chúa Huy Ninh gả cho Quý Ly. Do Nghệ Tông là một vị Hoàng đế thiếu quyết đoán cho nên Quý Ly nắm mọi quyền hành trong tay.
Năm 1372, Nghệ Tông còn cất nhắc Đỗ Tử Bình làm Hành khiển, tham mưu quân sự. Hai người này về sau đều làm hại cơ nghiệp nhà Trần.
Noi gương đời trước của nhà Trần thường giữ chế độ vua và thái thượng hoàng cùng trị nước, tháng 11 năm 1372, Nghệ Tông nhường ngôi cho Trần Kính lên làm thượng hoàng. Trần Kính lên ngôi, tức là Trần Duệ Tông. Vua Duệ Tông mạnh mẽ hơn ông, tuy nhiên Nghệ Tông vẫn nắm giữ đại quyền.
Họa Chiêm Thành
Chiến tranh Việt-Chiêm 1367-1396
Từ thời Nghệ Tông làm vua, Chiêm Thành đã mang quân cướp phá theo lời cầu cứu của mẹ Dương Nhật Lễ. Nghệ Tông không chống nổi, phải bỏ chạy về Đông Ngàn. Quân Chiêm chiếm được kinh thành Thăng Long, đốt phá Hoàng cung, đã thế còn bắt bớ phụ nữ, sau đó mới thu quân về nước.
Sau khi nhường ngôi cho Duệ Tông, ông phó thác việc đánh Chiêm cho vua em. Năm 1376, Duệ Tông hăng hái đi đánh Chiêm, nhưng vì chủ quan, bị mắc mưu vua Chiêm là Chế Bồng Nga nên bị tử trận ở thành Đồ Bàn (xem bài Trần Duệ Tông). Một hoàng thân là Ngự Câu vương Trần Húc đầu hàng Chiêm.
Nghệ Tông lập con của Duệ Tông là Trần Hiện lên ngôi, tức là Trần Phế Đế. Phế Đế ít tuổi nên mọi việc đều do thượng hoàng Nghệ Tông quyết định.
Ngày 5 tháng 5 năm 1378, người Chiêm đưa Trần Húc đã đầu hàng đến cướp phủ Nghệ An. Tháng 6, quân Chiêm đánh vào sông Đại Hoàng. Hành khiển Đỗ Tử Bình được sai đi chống giữ, bị thua trận. quân Chiêm liền đánh vào kinh sư, bắt người cướp của rồi rút về.
Kho tàng bị quân Chiêm cướp sạch. Nghệ Tông theo kế của Đỗ Tử Bình, bắt chước phép đánh thuế dung của nhà Đường, thuế má lại nặng thêm. Hồi đầu đời nhà Trần, dẫu có thuế đinh nhưng chỉ người có ruộng mới phải đóng. Đến đây, không cứ có ruộng hay không, đều phải đóng cả, chỉ binh lính mới được miễn
Tháng 2 năm 1380, người Chiêm xúi giục người Tân Bình, Thuận Hóa ra cướp Nghệ An, Diễn Châu, cướp của bắt người. Tháng 3, Chiêm Thành lại cướp Thanh Hóa. Thượng hoàng Nghệ Tông sai Lê Quý Ly chỉ huy quân thủy, Đỗ Tử Bình chỉ huy quân bộ đi chống giữ. Tới tháng 5, quân Chiêm không đánh được phải rút lui.
Tháng 6 năm 1383, vua Chiêm Thành là Chế Bồng Nga dẫn quân đánh Đại Việt. Kinh sư kinh động. Thượng hoàng sai Lê Mật Ôn đem quân đi chống giữ. Mật Ôn bị giặc bắt sống. Thượng hoàng Nghệ Tông chạy qua sông Đông Ngàn để lánh giặc. Khi ấy có người học trò là Nguyễn Mộng Hoa để cả áo mũ lội xuống nước kéo thuyền ngự lại, xin Nghệ Tông ở lại đánh giặc, nhưng ông không nghe. Quân Chiêm lại cướp phá một trận nữa.
Tháng 10 năm 1389, Chế Bồng Nga lại đánh lên Thanh Hoá. Nghệ Tông lại sai Quý Ly đi chống cự, bị quân Chiêm đánh thua to. Quý Ly để tỳ tướng Phạm Khả Vĩnh và Nguyễn Đa Phương ở lại cầm cự với giặc, còn mình thì trốn về. Ngoài mặt trận nguy cấp, Nghệ Tông sai Trần Khát Chân ra cứu.
Năm 1390, Trần Khát Chân nhờ hàng tướng Chiêm chỉ cho chỗ thuyền của Chế Bồng Nga, tập trung hỏa pháo mà bắn. Chế Bồng Nga trúng đạn chết. Họa Chiêm Thành xâm lấn mới tạm chấm dứt. Quân Đại Việt thừa thắng liền cắt lấy đầu Chế Bồng Nga. Khi nhận được thủ cấp của vua Chiêm, Thượng hoàng Nghệ Tông ví von mình như Lưu Bang lúc nhận được thủ cấp của Hạng Vũ.
Dung túng quyền thần
Đỗ Tử Bình
Đỗ Tử Bình là gian thần gây ra cái chết của vua em Duệ Tông. Khi trước Chế Bồng Nga đã dâng vàng xin tạ tội nhà Trần, Bình giấu đi làm của riêng, lại tâu bậy rằng vua Chiêm kiêu ngạo khiến Duệ Tông phải thân chinh. Khi Duệ Tông bị hãm ở thành Đồ Bàn, Bình đi hậu quân không đến cứu ứng, Lê Quý Ly cũng bỏ chạy luôn.
Duệ Tông tử trận, Nghệ Tông không hề trách cứ Quý Ly, chỉ sai mang xe tù nhốt Tử Bình mang về, đồ làm lính. Tuy nhiên chỉ 1 năm sau lại phục chức cho Bình làm hành khiển, sai cùng Quý Ly đi chống Chiêm.
Rồi sau đó Bình còn được cất nhắc làm Nhập nội hành khiển tả tham tri chính sự, lĩnh chức Kinh lược sứ Lạng Giang. Năm 1382, Bình chết, lại được truy tặng là Thiếu bảo và được tòng tự ở Văn Miếu.
Hồ Quý Ly
Lê Quý Ly nhiều lần chống Chiêm bại trận vẫn được trọng dụng. Trần Phế Đế (Đế Hiện) thấy quyền bính của Quý Ly ngày một lớn, mưu trừ bỏ Quý Ly. Quý Ly bèn gièm với Nghệ Tông rằng không nên bỏ con mà lập cháu. Vì vậy, năm 1388, Nghệ Tông phế truất và giết Đế Hiện, lập con nhỏ của mình là Ngung lên ngôi, tức là Trần Thuận Tông. Một người con lớn của Nghệ Tông là Trang Định vương Trần Ngạc làm chức Thái úy cũng cùng các tướng dưới quyền mưu trừ Quý Ly nhưng bị lộ và bị Nghệ Tông giết chết.
Năm 1389, Quý Ly đi đánh Chiêm lại bị thua, giao quân cho tỳ tướng là Phạm Khả Vĩnh, Nguyễn Đa Phương ở lại cầm cự với giặc, còn mình thì trốn về. Sau trận đó Nguyễn Đa Phương trở về, công khai chê Quý Ly là bất tài. Quý Ly căm tức, nói với Nghệ Tông rằng trận thua này là do nghe lời Đa Phương. Nghệ Tông bèn cách chức Phương. Quý Ly lại bảo Nghệ Tông nên giết Phương vì sợ Phương đi hàng giặc. Nghệ Tông bèn ép Phương tự vẫn.
Tháng 2 năm 1392, tôn thất Trần Nhật Chương mưu giết Quý Ly, nhưng Thượng hoàng Nghệ Tông cho là Nhật Chương có lòng khác, bèn giết Nhật Chương.
Quyền hành của Quý Ly quá lớn, nhiều người lo lắng cho cơ nghiệp nhà Trần. Tháng 4 năm 1392, Bùi Mộng Hoa dâng thư lên Nghệ Tông, đại ý nói:
Thần nghe trẻ con có câu hát rằng: "Thâm hiểm thay Thái sư họ Lê". Xem thế, Lê Quý Ly nhất định có ý dòm ngó ngôi báu.
Nghệ Tông xem tờ tâu rồi, lại đưa cho Quý Ly xem. Sau này Quý Ly chuyên chính, Mộng Hoa phải ẩn lánh không ra nữa.
Năm 1394, Nghệ Tông tuổi cao sức yếu, biết Quý Ly có ý lấy ngôi nhà Trần, mà ngăn lại thì không kịp, nên sai thợ vẽ tranh những đại thần nêu tấm gương phò vua nhỏ mà không mang lòng dạ cướp ngôi của đời trước, như Chu Công giúp Chu Thành Vương, Hoắc Quang giúp Hán Chiêu Đế, Gia Cát Lượng giúp Thục Hán Hậu chúa, Tô Hiến Thành giúp Lý Cao Tông, gọi là tranh "Tứ phụ", ban cho Quý Ly, để giúp vua Thuận Tông cũng nên như thế.
Tới khi Nghệ Tông bệnh nặng, lại theo lối Lưu Bị thử lòng Gia Cát Lượng, nói với Quý Ly rằng:
Bình chương là họ thân thích nhà vua, mọi việc nước nhà đều trao cho khanh cả. Nay thế nước suy yếu, trẫm thì già nua. Sau khi trẫm chết, quan gia nếu giúp được thì giúp, nếu hèn kém ngu muội thì khanh cứ tự nhận lấy ngôi vua.
Quý Ly cũng làm hệt như Gia Cát Lượng, rập đầu khóc lóc từ tạ, chỉ trời vạch đất thề rằng:
Nếu thần không biết dốc lòng trung, hết sức giúp Quan gia để truyền đến con cháu về sau thì trời sẽ ghét bỏ thần.
Mộng thấy vua em
Theo Đại Việt Sử ký Toàn thư, tháng 3 năm 1394, ông chiêm bao thấy vua em Trần Duệ Tông đem quân đến và đọc bài thơ như sau:
Trung gian duy hữu xích chủy hầu,
Ân cần tiếm thượng bạch kê lâu.
Khẩu vương dĩ định hưng vong sự,
Bất tại tiền đầu tại hậu đầu.
Dịch là:
Ở giữa chỉ có loài mỏ đỏ,
Lăm le lấn lên lầu gà trắng.
Khẩu vương đã định việc hưng vong,
Không ở trước mà ở về sau.
Ông tự mình chiết tự đoán là: "xích chủy" (miệng đỏ) ám chỉ Quý Ly, "bạch kê" (gà trắng) là Nghệ Tông, vì ông tuổi Tân dậu (1321); "khẩu vương" thì chữ khẩu và chữ vương là chữ"quốc"; việc nước còn hay mất sau sẽ thấy. Nghệ Tông tự đoán biết ngày sau mình qua đời nhà Trần sẽ mất nước.
Ngày 15 tháng 12 năm 1394, ông mất, được táng vào Nguyên Lăng ở Yên Sinh, miếu hiệu là Nghệ Tông, tên thụy là Quang Nhiên Anh Triết Hoàng đế. Trần Nghệ Tông làm vua 3 năm, làm thượng hoàng 27 năm trong 3 vua đời kế tục, thọ 74 tuổi.
Sáu năm sau, Quý Ly giết con Nghệ Tông là Thuận Tông và phế cháu Nghệ Tông là Trần Thiếu Đế, cướp ngôi nhà Trần, lập ra nhà Hồ.
Trần Duệ Tông
Trần Duệ Tông (chữ Hán: 陳睿宗, 1337 – 1377) là vua thứ 9 nhà Trần trong lịch sử Việt Nam, tên thật là Trần Kính (陳曔), sinh tại kinh đô Thăng Long -
Trần Duệ Tông sinh ngày 2 tháng 6 năm 1337. Ông là con thứ mười một của Trần Minh Tông, em của ba vị vua Trần Hiến Tông, Trần Dụ Tông và Trần Nghệ Tông. Mẹ ông là Đôn Từ Hoàng Thái phi. Vợ:
§ Nguyên phi Lê thị, phong làm Gia Từ hoàng hậu (?-10/1381).
§ Thần phi Nguyễn thị.
§ Con gái của thái bảo Trần Liêu.
Con:
§ Chương Vũ đại vương Trần Vĩ (1360-?).
§ Trần Hiện, tức Trần Phế Đế (6/3/1361-1388), sau bị thượng hoàng Trần Nghệ Tông giáng làm Linh Đức vương rồi bắt thắt cổ chết.
§ Trần Nguyên Diệu (?-23/1/1390), năm 1389 hàng Chiêm Thành, sau khi Chế Bồng Nga chết lại chạy về Đại Việt, bị giết.
§ Chương Tĩnh vương Trần Nguyên Hy.
Năm 1369, Trần Dụ Tông mất, truyền ngôi cho Nhật Lễ - con Cung Túc vương Trần Dục. Theo sử sách, Nhật Lễ vốn không phải là con đẻ của Trần Dục mà mẹ Lễ là đào hát, vợ của kép hát Dương Khương, đã mang thai Lễ trước khi làm vợ Cung Túc vương Trần Dục.
Nhật Lễ làm vua nhưng bỏ bễ công việc, ham chơi, rượu chè, lại giết bà nội là mẹ Dụ Tông vì bà hối hận việc lập Nhật Lễ. Lễ còn định đổi sang họ Dương khiến các quan trong triều bất bình.
Năm 1370, các hoàng tử, thân tộc nhà Trần mưu khởi binh lật đổ Nhật Lễ. Trần Kính giúp anh là Trần Phủ đảm nhận việc sắm sửa mọi vũ khí, trang bị quân đội. Ông cùng Trần Phủ thực hiện đảo chính lật đổ giết chết Nhật Lễ. Trần Phủ lên ngôi, tức là Trần Nghệ Tông .
Noi gương đời trước của nhà Trần thường giữ chế độ vua và thái thượng hoàng cùng trị nước, năm 1372, Nghệ Tông nhường ngôi cho ông lên làm thượng hoàng. Đây là trường hợp đầu tiên thượng hoàng chỉ là anh của vua trong lịch sử Việt Nam. Trần Kính lên ngôi, tức là Trần Duệ Tông.
Trần Duệ Tông tiếp tục đường lối của cha ông, liên tục tuyển chọn nhân tài cho quốc gia. Sử cũ chép: “Ất Mão (năm 1375),... xuống chiếu chọn các quan viên, người nào có tài năng, luyện tập nghề võ, thông hiểu thao lược, thì không cứ là tôn thất đều làm tướng coi quân, đồng thời cho ra khỏi quân ngũ những người lính già cả, ốm yếu, bệnh tật..."
Ông đã tổ chức thi Đình năm 1374 tuyển chọn nhân tài cho quốc gia. Những nho sĩ thời đó như Đào Sư Tích (Trạng nguyên), Lê Hiến Phủ (Bảng nhãn), Trần Đình Thám (Thám hoa)... đều xuất thân từ bình dân, không trong hàng ngũ hoàng tộc. Vua rất coi trọng nho sỹ, coi đó là đại diện văn hiến nước nhà, nên cho ăn yến, áo xấp, tước phẩm...
Trần Duệ Tông còn rất chú trọng đề cao ý thức dân tộc. Ông hạ lệnh cho quân dân không được mặc áo kiểu người phương Bắc và không được bắt chước tiếng nói của các nước Chiêm – Lào. Vừa bảo vệ được thuần phong mỹ tục, vừa biểu hiện ý thức tự lập, tự cường, ông còn quy định về mẫu mã các loại thuyền, xe, kiệu, tán, nghi, trượng và y phục
Do Đại Việt thường bị Chiêm Thành xâm lấn, Duệ Tông ra sức xây dựng quân đội. Theo sử sách, tháng tám năm 1374 ông cho dân đinh xung vào quân ngũ: hạng nhất xung vào Lan Đô, rồi đến hạng nhì, hạng ba. Người thấp bé nhưng mạnh khỏe cũng được xung lên hạng trên. Trước đây, quân Túc vệ có quân Tứ Thiên, Tứ Thánh, Tứ Thần. Sau đặt thêm các quân Uy Tiệp, Bảo Tiệp, Long Dực, Thần Dực, Ý Yên, Thiên Trường, Bắc Giang, Điện Hậu, Long Tiệp, thích ba chữ đen vào trán. Các quân Thị vệ, Tạc Ngạch, Hoa Ngạch, Tả Ban, Hữu Ban, Thanh Hóa Nghệ An, Hóa Châu, Thuận Châu, Lâm Bình đều đặt quân hiệu. Có đại đội trưởng, đại đội phó làm tướng hiệu.
Năm 1376, vua Chiêm là Chế Bồng Nga lại mang quân xâm lấn. Duệ Tông sai Đỗ Tử Bình đi đánh. Chế Bồng Nga sợ hãi, xin dâng 10 mâm vàng tạ tội. Tử Bình giấu vàng đi, lại tâu về triều rằng vua Chiêm kiêu ngạo không thần phục. Duệ Tông quyết định thân chinh đi đánh
Tháng 12 năm 1376, Duệ Tông cầm 12 vạn quân đánh Chiêm Thành. Ông sai Lê Quý Ly (tức Hồ Quý Ly) đốc vận lương thảo đến cửa biển Di Luân (Quảng Bình) rồi dừng quân 1 tháng để luyện sĩ tốt. Tháng giêng năm 1377, quân Trần tiến vào cửa Thi Nại (Quy Nhơn), đánh lấy đồn Thạch Kiều rồi tiến tới kinh thành Đồ Bàn nước Chiêm. Chế Bồng Nga lập đồn giữ ngoài thành, rồi cho người trá hàng nói rằng Chế Bồng Nga đã bỏ thành trốn. Duệ Tông muốn tiến quân ngay, đại tướng Đỗ Lễ can ngăn mãi nhưng ông không nghe, nói với quân sĩ rằng: "Ta mình mặc giáp, tay cầm gươm, dãi gió dầm mưa, lội sông, trèo núi, vào sâu trong đất giặc, không một người nào dám chống lại đó là trời giúp. Huống chi nay vua giặc nghe tiếng bỏ trốn, không có lòng đánh lại. Cổ nhân nói “Dụng binh quý ở nhanh chóng”. Nay lại dùng dằng không tiến nhanh, thế là trời cho mà không lấy, để nó lại có mưu khác, thì hối không kịp?”.
Và ông thúc quân tiến vào thành. Quân Chiêm 4 phía phục binh đổ ra đánh, quân Đại Việt thua to, mười phần chết đến 7, 8 phần Duệ Tông bị hãm trong trận, cùng các tướng Đỗ Lễ,Nguyễn Nạp Hòa, Hành khiển Phạm Huyền Linh đều tử trậnNăm đó ông 41 tuổi.
Đỗ Tử Bình trước đã vu cáo vua Chiêm, lúc đó lĩnh hậu quân không tới cứu ứng cho Duệ Tông. Lê Quý Ly cũng sợ hãi bỏ chạy. Nghệ Tông sai lấy xe cũi nhốt Tử Bình. Khi cũi Tử Bình trở về trên thuyền qua Thiên Trường, dân chúng tranh nhau lấy ngói, gạch ném vào thuyền mà chửi. Tuy nhiên khi về kinh, Quý Ly không hề bị thượng hoàng Nghệ Tông trách cứ, còn Tử Bình chỉ bị đồ làm lính 1 năm, sau đó lại được cất nhắc lên chức vụ cao hơn trước.
Thượng hoàng Trần Nghệ Tông thấy ông vì việc nước mà bỏ mình, nên chiêu hồn chôn ở Hy Lăng và cho lập con trưởng của ông là Kiến Đức Đại vương Trần Hiện nối nghiệp nhà Trần, tức là Trần Phế Đế.
Trần Phế Đế sai Đình Thâm sang cáo phó với nhà Minh, và nói rằng vua Duệ Tông đi tuần nơi biên giới, bị chết đuối ở biển. Người Minh từ chối không sang viếng, lấy cớ rằng: Theo Kinh Lễ, có ba điều không nên thăm là: vì phạm tội mà chết ở trong ngục (úy), hoặc vì bị đè chẹt mà chết bẹp (áp), hoặc vì ngã xuống nước mà chết đuối (nịch).
Đình Thâm tranh luận, cãi rằng: "Người Chiêm chống nghịch, quấy nhiễu nơi biên giới, vua Duệ Tông có công chống ngoại hoạn, cứu nhân dân, vậy sao không nên viếng?". Nhà Minh mới sai sứ sang điếu tang ông. Bấy giờ Minh Thái Tổ Chu Nguyên Chương muốn nhân Đại Việt có đại tang và tổn thất nhân sự, tính chuyện xâm lược. Thái sư Lý Thiện Trường nói rằng: "Thấy em chết vì việc nước, anh lại lập con của em lên ngôi; xem nhân sự [xử tốt với nhau] như thế, thì đủ biết lòng trời [hãy còn tựa nước người ta. Do đó, Chu Nguyên Chương đành thôi ý định xâm lấn.
Tương truyền theo truyện dân gian, khi Trần Duệ Tông mang quân tới cửa biển Quảng Bình, gió thổi ngược khiến thuyền quân Trần không tiến được. Vua làm lễ cầu thần biển. Đêm đó thần biển báo mộng cho vua, đòi phải nộp 1 mỹ nhân mới cho thuận gió để quân đi qua.
Hôm sau Duệ Tông thuật lại chuyện cho mọi người nghe. Mọi người sợ hãi, chỉ có bà cung phi Nguyễn Thị Bích Châu tình nguyện hiến thân cho thần biển. Bà lao mình xuống biển chết và quân Trần đi qua được.
Sau này đến thời Lê Thánh Tông, năm 1471 cũng đi đánh Chiêm Thành, qua chỗ bà Bích Châu đã trầm mình. Bà hiện lên báo mộng cho vua Lê và xin làm lễ giải thoát. Vua Lê làm lễ cầu giải thoát cho bà và lập đền thờ ở cửa biển, phong làm "Chế Thắng phu nhân".
Theo nhận về Vua: ương gàn cố chấp, không nghe lời can, khing thường quân giặc, nên mang họa vào thân chứ không phải là do bất hạnh.
Trong sách Thuyết Trần, Trần Xuân Sinh tổng kết một số ý kiến khác nhau về Duệ Tông. Có ý kiến cho Duệ Tông kiêu hãnh tự hại mình và hại các tướng sĩ; nhưng cũng có ý kiến ngược lại coi ông là người có khí phách và chết ở chiến trường không kết tội
TRẦN PHẾ ĐẾ
Trần Phế Đế (chữ Hán: 陳廢帝, 1361 – 1388) là vị Hoàng đế thứ mười của nhà Trần trong lịch sử Việt Nam, tên thật là Trần Hiện (陳晛), sinh tại kinh đô Thăng Long,. Ông ở ngôi từ năm 1377 đến 1388. Trần Phế Đế là con thứ của vua Trần Duệ Tông, có tên húy là Hiện (hay Nghiễn), mẹ là bà Gia Từ hoàng hậu Lê thị. Ông sinh ngày mồng 6 tháng 3 năm Đại Trị thứ 4 đời Trần Dụ Tông, tức năm Tân Sửu (1361). Vợ: Thiên Huy công chúa Thục Mỹ, tức Quang Loan hoàng hậu. Con gái Trần Nghệ Tông.
Sau khi vua cha Duệ Tông tử trận ở Chiêm Thành, Trần Hiện được bác là thượng hoàng Nghệ Tông đưa lên ngôi. Khi lên nối ngôi, ông mới 16 tuổi, mọi quyền hành vẫn do Thượng hoàng Trần Nghệ Tông nắm giữ.
Vua nước Chiêm Thành là Chế Bồng Nga nhân đà thắng lợi liên tục tiến đánh và cướp phá Đại Việt. Năm Mậu Ngọ (1378), Chế Bồng Nga lại sang đánh Nghệ An, rồi theo sông Đại Hoàng cướp phá Thăng Long một lần nữa.
Đến năm Canh Thân(1380) rồi năm Nhâm Tuất (1382) quân Chiêm lại tiến quân vào Đại Việt song bị đánh lui. Đến tháng 6 năm Quý Hợi (1383), Chiêm Thành lại đem quân đánh Đại Việt. Thượng hoàng Nghệ Tông sai tướng Mật Ôn ra giữ ở Tam Kì nhưng Mật Ôn thua trận bị bắt sống. Nghệ Tông lại sai Nguyễn Đa Phương trấn thủ kinh thành còn mình và Phế Đế chạy sang Đông Ngàn. Có người khuyên thượng hoàng ở lại kinh thành chống giặc nhưng ông này sợ hãi không nghe. Quân Chiêm lại tàn phá Thăng Long, khi giặc rút, hai ông vua này cũng chẳng lo việc phòng bị mà chỉ lo mang của cải đi giấu. Đến tháng 12 năm Quý Hợi (1388) quân Chiêm rút về, thượng hoàng mới trở lại kinh sư.
Sử sách chép lại rằng Phế Đế cho quân tải tiền đồng cất dấu vào núi Thiên Kiện (hay là núi Địa Cận) ở Hà Nam và chùa Khả Lãng ởLạng Sơn đề phòng bị Chăm pa cướp.
Năm Tân Dậu (1381) Phế Đế mở khoa thi thái học sinh, song từ đó lại lựa chọn những người khỏe mạnh để gia nhập quân đội, việc làm kì lạ này không chỉ đi ngược với tiền triều mà còn làm mất lòng dân, nản lòng binh sĩ.
Nghe lời Đỗ Tử Bình, triều đình tiếp tục cho tăng sưu thế để cứu kho tàng trống rỗng vì chiến tranh, bắt mỗi suất đinh đóng 3 quan tiền thuế khiến cho nhân dân ngày càng cực khổ. Mặt khác, ở phương Bắc, nhà Minh cũng dòm ngó Đại Việt, Minh Thái Tổ đòi Đại Việt cấp 5000 thạch lương cho quân Minh ở Vân Nam. Nhà Trần phải biện bạch là đã sai chuyển vận sứ đem đi, nhưng vì lam chướng nhiều người bị chết nên thất thoát. Tháng 3 năm Ất Sửu (1385) nước Minh lại đòi cống nạp tăng nhân, do người phương Nam có tài dựng đạo tràng. Người Minh còn đòi cống nạp các loại quả như vải, nhãn, mít... và còn đòi cấp 50 con voi, mượn đường đánh Chiêm Thành.
Thượng hoàng Trần Nghệ Tông quá tin dùng ngoại thích Hồ Quý Ly, giao cho Quý Ly nhiều quyền hành quá lớn. Quý Ly tìm cách phát triển thế lực riêng, nhưng Nghệ Tông vẫn không hề nghi ngại.
Lúc đó, lòng các quan lại, tôn thất phần nhiều đã chán nản, rã rời, nhiều người biết trước Hồ Quý Ly sẽ cướp ngôi nhà Trần như Trần Nguyên Đán liền kết thông gia với họ Hồ, mong được phú quý và toàn mạng sau này. Khi Thượng hoàng Nghệ Tông đến hỏi việc nước, Trần Nguyên Đán đã trả lời:
Xin bệ hạ thờ nhà Minh như cha, yêu nước Chiêm Thành như con, thì quốc gia sẽ không việc gì, mà lão thần chết cũng không hẩm.
Tuy thế, Thượng hoàng Nghệ Tông vấn hết lòng tin Quý Ly trung thành với triều Trần, đã trao cho họ Hồ gươm và cờ đề Văn võ toàn tài, quân thần đồng đức.
Năm 1388, vua Phế Đế nhận rõ âm mưu của Hồ Quý Ly, bèn bàn với tâm phúc tìm cách trừ khử. Quý Ly biết chuyện bèn kêu van với Nghệ Tông:
Cổ lai chỉ có bỏ cháu nuôi con, chứ chưa thấy ai bỏ con nuôi cháu bao giờ.
Thượng hoàng nghe lời Quý Ly, khiển trách Phế Đế trẻ con, làm hại kẻ công thần nên giáng xuống làm Linh Đức đại vương và lập con nhỏ của mình là Chiêu Định Vương Trần Ngung lên ngôi, tức là Trần Thuận Tông.
Sự việc cụ thể như sau : Ngày 6 tháng 12 năm Mậu Thìn (1388) thượng hoàng giả đi Yên Sinh, sai người gọi vua đến bàn việc nước, khi vui đến thì đem giam vào chùa Tư Phúc và tuyên chiếu :
Trước kia Duệ Tông đi tuần phương Nam không trở về, dùng con đích để nối ngôi là theo đạo đời xưa. Song quan gia từ khi lên ngôi đến giừ vẫn còn trẻ con lăm, giữ đức không thường, thân mật với bọn tiểu nhân, nghe bọn Lê Á Phụ, Lê Dữ Nghị dèm pha vu hàm người công thần, làm dao động xã tắc, nên giáng xuống làm Linh Đức đại vương. Song nhà nước không thể không có người đứng chủ, ngôi báu không thể bỏ không, nên đón Chiêu định vương vào nối đại thống. Bá cáo trong ngoài để mọi người đều biết.
Một số tướng lĩnh có ý đưa quân vào điện cứu Phế Đế, song ông lại chỉ viết hai chữ Giải giáp, có ý xuôi tay, không muốn trái lệnh vua bác. Một lúc sau ông bị thượng hoàng ép thắt cổ chết ở phủ Thái Dương, các tướng tâm phúc đều bị sát hại. Lúc đó ông mới 28 tuổi, ở ngôi 12 năm, được chôn ở núi An Bài.
Vua bác nghe lời Quý Ly đã giết hại ông. 6 năm sau, thượng hoàng Nghệ Tông mất, Quý Ly ra mặt trấn áp tông tộc nhà Trần. 12 năm sau (1400), Quý Ly cướp ngôi nhà Trần.
Sách Đại Việt Sử ký Toàn thư đánh giá Trần Phế Đế như sau:
Vua u mê, nhu nhược, không làm nổi việc gì, uy quyền ngày càng về tay kẻ dưới, xã tắc lung lay, đến thân mình cũng không giữ được.
Đỗ Tử Bình dối trá gây ra cái chết của vua cha, Phế Đế không thẳng tay trị tội, lại cho phục chức lên địa vị cao trong triều; khi Bình chết lại truy tặng gia phong. Như vậy khiến gian thần nhởn nhơ không sợ phép nước, mặc ý dối trá không sợ bị trừng trị.
Đó là trường hợp của Đỗ Tử Bình. Với việc để cho Hồ Quý Ly lộng hành dẫn đến việc sụp đổ của nhà Trần, nếu quy hết trách nhiệm cho Phế Đế sẽ là thiếu khách quan, bởi sự o bế Quý Ly là do tay của Thượng hoàng Trần Nghệ Tông, mà từ xưa vua nhà Trần chưa từng vượt khỏi tay thượng hoàng, dù là vua có cá tính mạnh mẽ như Duệ Tông cha của Phế Đế đi nữa. Sự u mê tin dùng Quý Ly của Nghệ Tông nặng tới mức chẳng những Phế Đế là phận cháu mà ngay Trang Định vương Trần Ngạc là con lớn của Nghệ Tông cũng trở thành nạn nhân bởi muốn diệt sủng thần của thượng hoàng.
Sự ràng buộc bởi chữ "hiếu tử" khiến Phế Đế chịu chết không dám chống vua bác, vì bản ý của ông chỉ định trừ bỏ Quý Ly. Thoạt tiên, có thể xem việc Phế Đế mưu diệt Quý Ly giống như hoàng tử Lý Long Cơ (Đường Huyền Tông, Đường Minh Hoàng) lật đổ Võ Tắc Thiên và Thái Bình công chúa để cứu ngôi nhà Đường và thượng hoàng Nghệ Tông sẽ trao toàn quyền giống như Đường Duệ Tông. Nhưng với cá tính nhu nhược của Phế Đế, ngay cả khi diệt được Quý Ly, ông khó lòng vượt ra khỏi tầm tay vua bác. Cái chết của Phế Đế cũng như của Trần Ngạc là những cái chết tức tưởi bởi tay người thân trong họ tộc theo ý đồ của người ngoài.
Sau khi Minh Tông qua đời (1357), trong các vua nhà Trần thời hậu kỳ, ông là vua duy nhất có cá tính mạnh mẽ, mang hoài bão chấn hưng quốc giaNgôi vua của Nghệ Tông giành lại từ tay Dương Nhật Lễ phần nhiều do công lao của ông. Trước Duệ Tông, các vua Dụ Tông, Nghệ Tông đều tầm thường, sau ông, các vua Trần phần nhiều bị Hồ Quý Ly khống chế.
Trần Duệ Tông là vua duy nhất trong lịch sử Việt Nam bị tử trận khi đương quyền. Xét trong hơn 1000 năm chiến tranh Việt-Chiêm, ông cũng là vua duy nhất bị tử trận khi đánh nhau với quân Chiêm. Duệ Tông có lòng dũng cảm, nhưng vì ông quá nóng vội đánh bại kẻ địch mà ông xem là yếu ớt "nhược tiểu" nên bị bại trận. Do ông là tấm bình phong lớn nhất cho dòng tộc nhà Trần khi đó, việc ông bị tử trận khiến vua anh Nghệ Tông khiếp đảm, sau này hễ Chế Bồng Nga bắc tiến là cùng Lê Quý Ly bỏ kinh thành chạy dài. Trận thua lớn ở Đồ Bàn khiến thế nước Đại Việt suy kém, những người kế vị đều vô tài, nhà Trần ngày càng suy.
Cái chết của Duệ Tông là bước ngoặt lớn đối với nhà Trần thời hậu kỳ. Vua anh Nghệ Tông nhu nhược, vốn hoàn toàn dựa vào ông và sau khi ông mất lại hoàn toàn dựa vào Lê Quý Ly khiến cơ nghiệp nhà Trần suy sụp. Nếu ông không chủ quan sớm bỏ mạng, nước Đại Việt ít ra có thể giảm thiểu được họa Chiêm Thành trong những năm tiếp theo và chừng nào còn ông, Quý Ly khó trở thành quyền thần mà thao túng triều đình. Cái chết của Duệ Tông được xem là thiệt thòi cho Đại Việt và cho nhà Trần
TRẦN THUẬN TÔNG
Trần Thuận Tông (chữ Hán: 陳順宗, 1378 – 1398) là vua thứ 11 nhà Trần trong lịch sử Việt Nam, tên thật là Trần Ngung (陳顒), sinh tại kinh đô Thăng Long,
Thuận Tông là con út của thượng hoàng Trần Nghệ Tông, khi còn nhỏ được phong là Chiêu Định Vương, lên làm vua khi mới 11 tuổi, lập con gái trưởng của Hồ Quý Ly là Thánh Ngâu làm hoàng hậu. Vợ: Thánh Ngâu, con gái lớn của Quý Ly, tức Khâm Thánh hoàng hậu.. Con: Trần An, tức Trần Thiếu Đế. Hồ Quý Ly cướp ngôi, phế làm Bảo Ninh đại vương
Vua cha Nghệ Tông tin dùng Hồ Quý Ly. Mọi việc trong triều do Nghệ Tông sắp đặt nhưng phần nhiều theo lời Quý Ly.
Trước em họ Trần Ngung là Trần Phế Đế được thượng hoàng lập làm vua, nhưng do Phế Đế muốn trừ Quý Ly, Quý Ly xui thượng hoàng phế bỏ. Do đó thượng hoàng nghe theo, phế và giết Phế Đế, lập ông lên ngôi.
Hồ Quý Ly tiếp tục chuyên quyền, sau khi gả con gái là Thánh Ngẫu cho ông lại gài tay chân thân tín nẵm giữ những chức vụ then chốt trong quân đội và trong triều đình, khiến cho lòng dân hoang mang bất phục. Người ở Thanh Hoá theo Nguyễn Thanh làm loạn, người ở Nông Cống là Nguyễn Kỵ cũng tụ họp bè đảng đi cướp. Đáng chú ý nhất là nhà sư Phạm Sư Ôn ở Quốc Oai, Sơn Tây đã khởi binh tiến đánh kinh sư khiến cho Thượng hoàng và Thuận Tông cùng triều đình bỏ chạy lên Bắc Giang. Phạm Sư Ôn giữ kinh đô 3 ngày rồi rút về Quốc Oai, sau bị tướng Hoàng Phùng Thế đánh, bắt được.
Năm 1389 Chế Bồng Nga đem quân đánh Đại Việt, vua sai Quý Ly và Nguyễn Đa Phương đi đánh nhưng đánh không thắng.
Năm 1390 tướng Trần Khát Chân được vua sai đi đánh Chiêm, đem binh đóng ở Hải Triều (vùng Hưng Nhân,Thái Bình và Tiên Lữ,Hưng Yên). Chế Bồng Nga đi thị sát trận địa, hàng tướng của Chiêm Thành cho Khát Chân biết dấu hiệu thuyền của Chế Bồng Nga, Chân cho quân tập trung mọi loại vũ khí bắn vào thuyền đó, giết được Chế Bồng Nga, quân Chiêm đại bại, hai người con của Chế Bồng Nga về hàng quân Trần, được vua Trần trọng dụng.
Họa xâm lấn của Chiêm Thành tạm yên, Hồ Quý Ly càng lộng hành, những người không ăn cánh đều bị Quý Ly xúi bẩy thượng hoàng giết hại, trong đó có nhiều hoàng tử thân vương. Sĩ phu có người dâng sớ tâu với Thượng hoàng mưu đồ dòm ngó cơ nghiệp nhà Trần của Quý Ly thì Nghệ Tông lại đem cho Quý Ly xem, từ đó không ai dám tâu bày gì nữa.
Đến ngày 15 tháng 12 năm 1394, Nghệ Tông mất, Quý Ly lên làm Nhập nội phụ chính Thái sư bình chương quân quốc trọng sự. Tuyên trung vệ quốc đại vương, đeo lân phù vàng.
Thuận Tông còn nhỏ tuổi, lại nhu nhược, việc trị vì nay đều dựa vào Quý Ly, Quý Ly chép thiên Vô dật trong Kinh thư, có ý khuyên vua không nên nhàn rỗi mà phải lo nghiên cứu học tập, sửa mình.
Năm 1396, Thuận Tông xuống chiếu định lại cách thi cử nhân, dùng thể văn bốn kì thay cho thể ám tả cổ văn. Cụ thể là :
§ Kì 1 thi một bài kinh nghĩa trên 500 chữ.
§ Kì 2 thi một bài Đường luật, một bài phú trên 500 chữ.
§ Kì 3 thi một bài chiếu chữ Hán, một bài chế, một bài biểu.
§ Kì 4 thi một bài văn sách trên 1000 chữ.
Thuận Tông lại cho phát hành tiền giấy, lệnh cho mọi người đem tiền đồng đến quy đổi, 1 quan tiền đồng được 1,2 quan tiền giấy.
Năm 1397, Quý Ly ép vua rời đô về An Tông phủ Thanh Hoá. Nguyễn Nhữ Thuyết có thư can rằng:
An Tôn là đất chật hẹp hẻo lánh, cuối nước đầu non, nên với loạn mà không nên với trị, chỉ cậy hiểm được thôi
Nhưng Quý Ly không nghe, quyết định dời đô, đổi trấn Thanh Hóa thành Thanh Đô, trấn Quốc Oai thành Quảng Oai, Đà Giang thành Thiên Hưng, định quan chức ở các lộ, phủ, bổ nhiệm các chức tổng quản, thái thú.
Vua còn hạ lênh cho các lộ phủ đặt học quan, cho ruộng công theo thứ bậc khác nhau chi phí cho nhà học, hạn chế ruộng đất tư hữu, trừ các đại vương và trưởng công chúa, còn lại chỉ có số nhất định, thừa nộp cho nhà nước.
Tình hình phương Nam lúc này cũng tạm ổn do các tướng Chiêm, trong đó có Chế Đa Biệt đem cả nhà sang hàng.
Năm 1398, Quý Ly ép vua ngường ngôi cho hoàng thái tử An, lên làm thái thượng hoàng và khuyên vua đi tu theo Đạo giáo. Chiếu nhường ngôi viết:
Trẫm trước vốn mộ đạo, không có bụng làm vua, không có đức mà tạm giữ ngôi thực khó làm nổi. Huống chi bệnh thần kinh thường phát ra, thờ cúng và chính sự đều không làm được. Lời thề nguyền trước trời đất quỷ thần đều nghe. Nay nên nhường ngôi để vững nghiệp lớn, hoàng thái tử Án có thể lên ngôi hoàng đế. Phụ chính thái sư Lê Quý Ly là quốc tổ nhiếp chính. Trẫm tự làm thái thượng nguyên quân hoàng đế, tu dưỡng ở cung Bảo Thanh để thỏa chí xưa.
Thái tử An lên ngôi, tức là Trần Thiếu Đế.
Tháng 4 năm Kỷ Mão 1399, Quý Ly ép Thuận Tông phải đi tu đạo ở quán Ngọc Thanh thôn Đạm Thuỷ, Quý Ly lại mật sai nội tẩm học sinh Nguyễn Cẩn đi theo để giám sát thượng hoàng ở quán Ngọc Thanh là chỗ ông tu hành. Sau đó Quý Ly làm bài thơ bảo Cẩn đưa cho ông, với 4 câu:
Tiền hữu dung ám quân,
Hôn Đức cập Linh Đức.
Hà bất tảo an bài,
Đồ sử lao nhân lực.
Dịch là:
Trước đó vua hèn ngu,
Hôn Đức và Linh Đức
Sao không sớm liệu đi,
Để cho người nhọc sức?
Cẩm bèn dâng thuốc độc. Thượng hoàng không chết, lại dâng nước dừa và không cho ăn mà vẫn không chết. Sau đó Quý Ly sai tướng Phạm Khả Vĩnh thắt cổ Thượng hoàng chết và chôn ông ở lăng Yên Sinh, miếu hiệu là Thuận Tông. Năm đó ông mới 22 tuổi.
Năm sau, Quý Ly phế Trần An, cướp ngôi nhà Trần.
TRẦN THIẾU ĐẾ
Trần Thiếu Đế (chữ Hán: 陳少帝) là vua thứ 12 và là vua cuối cùng của nhà Trần trong lịch sử Việt Nam, tên húy là An (��)sinh tại kinh đô Thăng Long,
Trần Thiếu Đế là con trưởng của vua Trần Thuận Tông, mẹ là Khâm Thánh hoàng hậu Thánh Ngâu (con gái lớn của Hồ Quý Ly). Trần Thiếu Đế sinh năm 1396, lên ngôi tháng 3 năm Mậu Dần (1398) lúc mới chỉ có 2 tuôi, thậm chí còn chưa biết lạy.
Hồ Quý Ly thao túng triều đình nhà Trần, sau khi phế truất Thuận Tông, đưa Thiếu Đế lên ngôi nhằm từng bước đoạt ngôi của nhà Trần. Thiếu Đế tuy gọi là vua nhưng chỉ là hư vị.
Bà Thánh Ngâu, mẹ của vua Thiếu Đế, là con gái lớn của Hồ Quý Ly, vì thế Quý Ly là ông ngoại của Thiếu Đế. Sau khi Thiếu Đế lên ngôi, Quý Ly tự xưng là Khâm Đức Hưng Liệt Đại vương. Quý Ly cũng đem giết chết 370 người đã mưu mô giết Quý Ly, trong đó có thái bảo Trần Nguyên Hãng và thượng tướng Trần Khát Chân.
Ngay trong khi Thiếu Đế đang ở ngôi, năm 1399, Quý Ly tự xưng là Quốc tổ Chương hoàng đế ra vào dùng 12 lọng vàng; con thứ là Hán Thương xưng Nhiếp Thái phó, con cả là Hồ Nguyên Trừng làm tư đồ.
Tình hình Đại Việt lúc này càng thêm hỗn độn, giặc cướp Nguyễn Nhữ Cái nổi lên có hàng vạn người, cướp boc bừa bãi, khiến triều đình bó tay, mãi 4 tháng sau An phủ sứ Đông lộNguyễn Bằng Cử ra quân đánh dẹp mới yên.
Ngày 28 tháng 2 năm Canh Thìn (1400), vua Thiếu Đế bị ép nhường ngôi. Hồ Quý Ly sai tông thất nhà Trần và quần thần phải 3 lần dâng biểu khuyên mới chịu nhận làm vua. Quý Ly lên ngôi đặt niên hiệu Thánh Nguyên, quốc hiệu Đại Ngu, lại đổi lại họ cũ của mình là họ Lê thành họ Hồ (xem chú thích trong Trần Thuận Tông).
Thiếu Đế bị phế nhưng vì là cháu của Hồ Quý Ly nên không bị giết, chỉ bị giáng xuống làm Bảo Ninh Đại vương. Vương triều Trần sụp đổ.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét