Chủ Nhật, 6 tháng 6, 2010

CÁC NHÀ THƠ NỔI TIẾNG CỦA TRUNG HOA

Có rất nhiều nhà thơ nổi tiếng ở Trung Hoa . Có lẽ, một lời khó nói hết những tuyệt diệu trong thơ ấy, Luungoctinhanh chỉ sơ lượt đôi dòng về những gì đã xem qua, ghi lại đây là vì luungoctinhanh thích.
Feng Yuan's state of the art
Bốn nhà thơ lớn nhất đời Đường – Trung Hoa Sơ Đường Tứ Tuyệt – Lý Bạch (李白, Lǐ Bái) – Đỗ Phủ (杜甫, Dù Fǔ) – Bạch Cư Dị (白居易, Bó Jūyì) – Vương Bột (王勃, Wángbó)
I. LÝ BẠCH


Lý Bạch (tiếng Trung: 李白; bính âm: Lǐ Bái / Lǐ Bó; 701- 762) là nhà thơ danh tiếng nhất thời thịnh Đường nói riêng và Trung Hoa nói chung, được hậu bối tôn làm Thi Tiên.
Theo lời Lý Bạch kể lại, thì ông là hậu duệ của tướng quân Lý Quảng nhà Hán, là cháu chín đời của Vũ Chiêu Vương Lý Cao nước Tây Lương thời Ngũ Hồ thập lục quốc. Có sách ghi ông là con cháu đời sau tông thất nhà Đường. Tương truyền lúc ông sắp sinh, bà thân mẫu nằm mộng thấy sao Tràng Canh (hay Trường Canh), vi sao này có tên là Thái Bạch nên đặt tên con là Bạch. Sau này ông tự đặt hiệu là Thái Bạch, rồi Tràng Canh; ngoài ra do sinh ở làng Thanh Liên nên cũng lấy hiệu là Thanh Liên cư sĩ. Giới thi nhân bấy giờ thì rất kính nể tài uống rượu làm thơ bẩm sinh, nên gọi Lý Bạch là: Tửu trung tiên, Lý Trích Tiên.
Về sau này, Đỗ Phủ, thua ông 11 tuổi, được tôn làm Thi Thánh (Thơ Thánh) thì Lý Bạch được tôn làm Thi Tiên (Thơ Tiên).
Vào cuối đời nhà Tùy, một người họ Lý do thiếu nợ phải trốn ra Tây Vực, kết duyên cùng một Man bà (phụ nữ Tây Vực), đến nămTrường An nguyên niên sinh ra Lý Bạch (lúc này nhà Đường đang có sự biến do Võ Tắc Thiên gây ra).
Niên thiếu: Lý Bạch ở Lũng Tây, Cam Túc suốt thời thơ ấu, được mẹ dạy cho chữ Tây Vực, cha dạy cho Kinh Thi, Kinh Thư, đến 10 tuổi đã thông thạo và thích làm thơ.
Gia đình giàu có, nên từ nhỏ Lý Bạch đã tha hồ đi đây đi đó cùng cha. Ông tỏ ra rất thích, chí hướng của ông sau này không phải quan trường, mà là thơ túi rượu bầu, thong dong tiêu sái. Đến năm 10 tuổi gia đình chuyển về huyện Chương Minh, Tứ Xuyên. Tại đây Lý Bạch say mê học kiếm thuật, trong một thời gian ngắn, tài múa kiếm và tài thơ của ông được bộc lộ rõ rệt. 15 tuổi ông đã có bài phú ngạo Tư Mã Tương Như, bài thơ gửi Hàn Kinh Châu, khá nổi tiếng. Lúc 16 tuổi danh tiếng đã nổi khắp Tứ Xuyên, thì ông lại phát chán, bèn lên núiĐái Thiên Sơn học đạo, bắt đầu cuộc đời ẩn sĩ.
Ngao du sơn thủy
Làm ẩn sĩ trên núi được 2 năm, ông lại hạ sơn, bắt đầu làm hiệp sĩ, đi lùng hết các thắng cảnh ở Hà Bắc, Giang Tây, Tràng An... Bạn đồng hành với ông lúc này là Đông Nham Tử, nhưng chỉ đi chung được 1 năm. Đến năm 20 tuổi Lý Bạch đã đi khắp nước Thục, ông lại về Tứ Xuyên với gia đình, chuẩn bị tiền đi đường và tiền mua rượu cho cuộc hành trình sắp tới. Ông đến làm dưới trướng của thứ sử Ích Châu Tô Dĩnh, được ông này khen là thiên tài, "có thể sánh với Tư Mã Tương Như".
Năm 723, Lý Bạch mặc áo trắng, đeo một bầu rượu lớn, chống kiếm lên đường viễn du. Trong khoảng ba năm, ông đã tham quan hầu hết cảnh đẹp Trung Hoa, như là hồ Động Đình,sông Tương, Kim Lăng, Dương Châu, Ngô Việt, Giang Hạ...Đến năm 726, ông đến Vân Mộng kết duyên cùng cháu gái của Hứa tướng công. Thời gian này tài năng thơ bắt đầu nở rộ. Đến 30 tuổi thì tiếng tăm đã vang đến triều đình. Được mời đi làm quan, nhưng ông không nhận.
Năm Khai Nguyên thứ 23 (735), ông đi chơi ở Thái Nguyên, gặp Quách Tử Nghi đang ở tù, ông xin giúp, Quách liền được thả. Ông lại dẫn vợ rong chơi qua nước Tề, Lỗ, rồi định cư ởNhiệm Thành. Đến đây Lý Bạch lại được Khổng Sào Phủ, Hàn Chuẩn, Bùi Chính, Đào Cái, Trương Thúc Minh - những ẩn sĩ đương thời - rủ lên núi Tồ Lai thưởng ngoạn, rồi say sưa ởTrúc Khê. Nhóm này được người ta gọi là "Trúc Khê lục dật".
Vào cung và bị gièm pha
Năm 741, Lý Bạch lại một phen từ bỏ gia đình, vợ con, ông đến Hồ Nam rồi Giang Tô, Sơn Đông... đi đến đâu danh tiếng lan ra đến đó.
Năm đầu niên hiệu Thiên Bảo (742), ông đến Cối Kê, cùng đạo sĩ Ngô Quân ở ẩn tại Thiểm Trung. Sau đó cùng bạn về Trường An, ở đây ông gặp thái tử tân khách Hạ Tri Chương, trở nên đôi bạn rượu-thơ thân thiết. Ông được Hạ Tri Chương tiến cử lên vua Đường Minh Hoàng, vua Đường nghe danh đã lâu nên rất thích, vời vào điện Kim Loan giao việc thảo thư từ, sau được phong làm Hàn Lâm, chuyên giữ việc mật. Được vua Đường và Dương Quý Phi yêu thích. Tại đây, cùng với Hạ Tri Chương, Thôi Tông Chi, Vương Tiến, Tô Tần, Trương Húc, Tiêu Toại, Lý Thích Chi hợp thành nhóm "Tửu trung bát tiên".
Đến năm 745, do lối sống của ông gàn dở bê bối, say xỉn suốt ngày, lại bị Dương Quốc Trung gièm pha nên Dương Quý Phi cũng phát ghét, chỉ trích luôn luôn làm Đường Minh Hoàng khó xử.



Một bài thơ của Lý Bạch
Lý Bạch nhận thấy sự đó, cộng với lòng đam mê du lãm đang trỗi dậy, ông liền từ biệt vua Đường. Vua rất buồn, nhưng cũng chiều theo, lại tặng thêm rất nhiều vàng nhưng thi nhân không nhận, cuối cùng trao cho ông quyền uống rượu miễn phí tại bất cứ quán rượu nào đi qua, tiền rượu sẽ do ngân khố thanh toán.

Rời cung, bị đày ải và qua đời
Trong 10 năm kể từ lúc rời cung, Lý Bạch tha hồ uống rượu và đi chơi, ông từng qua Triệu, Nguỵ, Tề, Tần, Lương, Tống, các vùng Bân, Kỳ, Thương, Ư, Lạc Dương, các sông Hoài, sông Tứ... Do đi quá nhiều nên ông cũng quen biết và thân thiết với rất nhiều, trong đó có Đỗ Phủ,Sầm Tham, Mạnh Hạo Nhiên, Cao Thích...
Năm Thiên Bảo thứ 13 (755), ông quen với Nguỵ Hạo ở Quảng Lăng, hai người cùng xoã tóc đi thuyền vào sông Tần Hoài. Sau đó đến Tuyên Thành. Tháng 11 năm này có loạn An Lộc Sơn, Lý Bạch liền về Lư Sơn, ở ẩn tại Bình phong điệp. Năm (56 tuổi), tiết độ sứ Vĩnh Vương Lân đến tận núi mời ông về phủ. Lý Bạch đành phải đi theo. Đến khi Lân làm phản bị bắt, Lý Bạch chạy trốn nhưng không thoát, lúc sắp bị tử hình có Tuyên Uý đại sứ Thôi Chi Hoán với ngự sử trung thừa Tống Nhược Tư đem giấu đi. Sang năm 757 bị triều đình bắt lại, lúc này người từng được Lý Bạch cứu khi xưa là Vương Chi Hoán ra sức giải oan, ông được giảm xuống tội đi đày.
Năm 758, trên đường đi đày ba vùng Dạ Lang, Động Đình, Tam Giáp, Lý Bạch được tha, liền đi xuống phía đông đến Hán Dương, tiếp tục cuộc ngao du đây đó, tuy nhiên tuổi già, sức yếu, ông đành đến Đang Đồ, ở nhờ anh họ là Lý Dương Băng. Đến năm 762, vua Đường Đại Tông lên ngôi, cho người mời Lý Bạch nhưng trên đường đi thì nghe tin ông đã qua đời rồi.
Tiểu truyện
Truyện kể về Lý Bạch rất nhiều, ngoại trừ những chuyện phù phép quái gở, thì những chuyện sau đây được sách sử chép lại và người đời truyền tụng:

Chuyện thi cử
Năm Thiên Bảo đời Đường Huyền Tông (742), Lý Bạch đến Tràng An ứng thí, tình cờ gặp Hạ Tri Chương (đang giữ chức Hàn Lâm), cả hai đều mê rượu, mê thơ nên trở thành thân thiết.
Đề thi năm ấy là: "Không mong văn chương hơn thiên hạ, chỉ cần văn chương đúng ý quan chấm thi". Khoa thi vừa xong, Hạ Tri Chương sợ Lý Bạch không có tiền đút lót sẽ bị đánh rớt, liền gửi một lá thư giới thiệu cho giám khảo. Thư đến hai quan giám khảo là Cao Lực Sĩ và Dương Quốc Trung, hai người này vốn không thích Hạ Tri Chương, nên càng ghét Lý Bạch. Lúc chấm thi, thấy hai chữ Lý Bạch, Dương Quốc Trung liền phê: "Người này dốt quá chỉ đáng mài mực cho bọn sĩ tử thôi". Cao Lực Sĩ phê hùa theo: "Có lẽ chưa đáng mài mực, chỉ đáng cởi giày cho họ thôi". Rồi đánh hỏng vào bài thi của ông.

Chuyện trong cung
Thi rớt kỳ ấy, Lý Bạch nghe lời Hạ Tri Chương ở lại chơi ít tháng, đợi Hạ tiến cử. Một hôm sứ nước Phiên dâng thư cho vua Huyền Tôn bằng tiếng Phiên, cả triều không ai đọc được. Vua vừa tức giận vừa hổ thẹn, hẹn sứ giả 6 ngày sẽ trả lời thư. Hạ Tri Chương kể chuyện cho Lý Bạch nghe. Vì Lý Bạch từng được mẹ dạy chữ Phiên, ông bảo "cũng chẳng khó gì", liền hôm sau được vua Đường vời vào triều. Lý Bạch không chịu vào, vua liền phong cho chức Học vị tiến sĩ, ông mới mặc áo, đội mão bước vào. Cầm thư Phiên, Lý đọc vanh vách, vua từ đó rất thích ông, không ngờ lại có người thông tuệ như vậy, liền thăng chức cho ông làm Hàn Lâm học sĩ.
Đến khi Vua sai viết thư trả lời bằng tiếng Phiên, Lý Bạch mặt đỏ, liểng xiểng đi đến Cao Lực Sĩ, đưa chân cho y tháo giày, rồi ngoắc Dương Quốc Trung lại mài mực ông mới chịu viết. Hai người này đành phải lúi húi làm theo.
Thời gian trong cung của Lý Bạch cũng có nhiều chuyện được chép lại, đại loại là về tài thơ của Lý Bạch. Như việc Lý Bạch say rượu làm thơ thần tốc thì có rất nhiều. Ngoài ra giai thoại sau đây rất nổi tiếng:

Thời Khai Nguyên, lúc hoa nở đẹp, vua Đường Minh Hoàng cùng Dương Quý Phi ra ngắm hoa, sai nhạc đội ca hát. Lần này vua muốn có lời ca ngợi sắc đẹp của Dương Quý Phi, liền vời Lý Bạch đương say rượu vào đặt cho. Lý Bạch đang say viết liền 3 bài Thanh Bình điệu. Vua và Quý Phi rất thích. Sau này Dương Quốc Trung, Cao Lực Sĩ, những người từng bị Lý Bạch làm nhục gièm pha ông với Dương Quý Phi (em gái của Dương Quốc Trung) về bài Thanh Bình Điệu, bài này có đoạn:

Khả liên Phi Yến ỷ tân trang
Hai người cho là Lý Bạch sánh ngang Quý Phi với Triệu Phi Yến, một hoàng hậu bị thất sủng. Dương Quý Phi từ đó không ưa Lý Bạch, lại thêm Trương Ký ganh ghét gièm pha, Lý Bạch phải cuốn gói khỏi triều đình.
Cái chết
Thời kỳ sau của Lý Bạch ít được chú ý, đến khi Đường Đại Tông - một người yêu thơ Lý Bạch - lên ngôi thì ông đã không còn nữa rồi. Có người bảo ông chết do bệnh, nhưng trong dân gian còn lưu truyền một chuyện đẹp đẽ về cái chết của Lý Bạch:
Tại sông Thái Trạch, huyện Đang Đồ, trong một đêm rằm, Lý Bạch đang say xỉn trên bờ sông, thấy trăng in đáy nước đẹp quá, liền nhảy xuống với bắt mà chết đuối. Nơi đó có một cái đài, người sau đặt tên là Tróc nguyệt đài (Đài bắt trăng). Chuyện này được Đỗ Phủ, Vương Định Bảo, Hồng Dung Trai ghi lại.
Có nhiều bằng chứng lịch sử nêu rằng Lý Bạch đã tự tử (bài thơ tuyệt mệnh của ông).

Tác phẩm
Nhà thơ Bì Nhật Hưu thời vãn Đường nói rằng: "Từ khi nhà Đường dựng nghiệp đến giờ, ngữ ngôn ra ngoài trời đất, tư tưởng vượt xa quỷ thần, đọc xong thì thần ruổi tám cực, lường rồi thì lòng ôm bốn bể, lỗi lạc dị thường, không phải lời của thế gian, thì có thơ Lý Bạch".

Lý Bạch làm hơn 20.000 bài thơ cả thảy, nhưng làm bài nào vứt bài đó, nên được biết tới là nhờ dân gian ghi chép hơn cả. Sau loạn An Lộc Sơn thì mất rất nhiều. Đến khi ông mất năm 762 thì người anh họ Lý Dương Lân thu thập lại, thấy chỉ còn không tới 1/10 so với người ta truyền tụng. Sang năm 1080, Sung Minh Chiu người Hàn Quốc mới gom góp lại tập thơ Lý Bạch, gồm 1800 bài. Đến nay thì thơ Lý Bạch còn trên dưới 1000 bài, bài nào cũng được đánh giá rất cao, nhưng nổi tiếng trong dân gian thì có: Tương Tiến Tửu, Hiệp khách hành, Thanh Bình Điệu, Hành lộ nan...

Khác với Đỗ Phủ, thơ Lý Bạch thích viển vông, phóng túng, ít đụng chạm đến thế sự mà thường vấn vương hoài cổ (Phù phong hào sĩ ca, Hiệp khách hành, Việt trung lãm cổ...), tả cảnh thiên nhiên tươi đẹp (Cổ phong, Quan san nguyệt...), cảm thông cho người chinh phụ (Trường can hành, Khuê tình, Tử dạ thu ca...), về tình bạn hữu (Tống hữu nhân, Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng, Văn Vương Xương Linh thiên Long Tiêu...), tình trai gái (Oán tình, Xuân tứ...), nhớ quê hương (Tĩnh dạ tứ, Ức Đông Sơn...). Nhưng nhiều nhất vẫn là về rượu (Tương Tiến tửu, Bả tửu vấn nguyệt, 4 bài nguyệt hạ độc chước, Xuân nhật độc chước, Đối tửu...).

Lý Bạch làm thơ lối Cổ Phong rất được yêu thích, ngoài ra còn có thơ tứ cú, bát cú. Sau đây là một vài bài được truyền tụng:
1. . 望廬山瀑布
日照香爐生紫煙,
遙看瀑布掛前川;
飛流直下三千尺,
疑是銀河落九天。

1a. Vọng Lư sơn bộc bố..
Nhật chiếu hương lô sinh tử yên
Dao khán bộc bố quải tiền xuyên.
Phi lưu trực há tam thiên xích,
Nghi thị Ngân Hà lạc cửu thiên.

Xa ngắm thác núi Lư...
Nắng rọi Hương Lô khói tía bay,
Xa trông dòng thác trước sông này :
Nước bay thẳng xuống ba nghìn thước
Tưởng dải Ngân Hà tuột khỏi mây.


1b. Hành lộ nan...
Đình bôi đầu trợ bất năng thực
Bạt kiếm tứ cố tâm mang nhiên...
Hành lộ nan! Hành lộ nan
Đa kỳ lộ, kim an tại?
Trường phong phá lãng hôi hữu thì
Trực quải vân phàm tế thượng hải.

Đường đi khó...
Dừng chén, ném đũa, nuốt không được
Tuốt kiếm nhìn quanh lòng mênh mang
Muốn vượt Hoàng Hà sông băng đóng...
Đường đi khó ! Đường đi khó !
Nay ở đâu ? Đường bao ngả ?
Cưỡi gió phá sóng hẳn có ngày
Treo thẳng buồm mây vượt biển cả.
Dịch: khuyết danh

2.
君不見河之水天上來,
奔流到海不復回?
君不見高堂明鏡悲白髮,
朝如青絲暮成雪?
人生得意須盡歡,
莫使金樽空對月。
天生我才必有用,
千金散盡還復來。
烹羊宰牛且為樂,
會須一飲三百杯。
岑夫子,
丹丘生,
將進酒
杯莫停。
與君歌一曲,
請君為我傾耳聽。
鐘鼓饌玉何足貴,
但願長醉不願醒。
古來聖賢皆寂寞,
唯有飲者留其名。
陳王昔時宴平樂,
斗酒十千恣歡謔。
主人為何言少錢,
逕須沽取對君酌。
五花馬,千金裘,
呼兒將出換美酒,
與爾同消萬古愁。
2a. Sắp mời rượu
Biết chăng ai:
Sông Hoàng Hà ngọn nước tại lưng trời
tuôn đến bể khôn vời lại được.
Biết chăng nữa:Đài gương mái tóc bạc
sớm như tơ mà tối đã như sương.
Nhân sinh đắc ý nên càng
Khôn nỡ để chén vàng trơ với nguyệt.
Tài hữu dụng lẽ trời âu hẳn quyết,
Nghìn vàng kia khi hết lại còn.
Lúc vui chơi nào nhắm mùi ngon,
Ba trăm chén cũng dồn một cuộc.
Cụ Sầm rủ cụ Đan khuyên chuốc,
Rượu nâng lên chớ được dừng tay.
Vì ngươi hát một khúc này
Xin ngươi sẽ lắng tai nghe lấy.
Tiệc chung cổ ngọc vàng là mấy
Hãy nên say say mãi tỉnh chi mà
Thánh hiền xưa cũng vẳng xa,
Chỉ có rượu với người say là vẫn để.
Tiệc Bình Lạc xưa kia cũng thế,
Mười nghìn chung mặc thích vui cười.
Tiền chủ nhân bao quản vắn dài,
Cũng mua nữa cùng ngươi khuyên rót.
Ngựa hoa tốt mà áo cừu cũng tốt,
Gọi đồng ra đổi lấy rượu ngon.
Cùng ngươi giải vạn kiếp buồn.
Dịch: khuyết danh

3. 清平調其一 Thanh bình điệu kỳ 1

雲想衣裳花想容,
春風拂檻露華濃。
若非群玉山頭見,
會向瑤臺月下逢。

Thanh bình điệu kỳ 1 - Dịch: Đào Huy Hách
Xiêm áo tưởng mây mặt tưởng hoa
Gió xuân thoáng thổi nức hương xa
Nếu không đã gập nơi Quần ngọc
Cũng tại Dao Đài lúc nguyệt tà


Vân tưởng y thừơng hoa tưởng dung
Xuân phong phất hạm lộ hoa nồng
Nhược phi Quần ngọc sơn đầu kiến
Hội hướng Dao đài nguyệt hạ phùn
Thanh bình điệu kỳ 1 - Dịch: Ngô Tất Tố
Thoáng bóng mây hoa, nhớ bóng hồng.
Gió xuân dìu dặt giọt sương trong
Ví chăng non ngọc không nhìn thấy,
Dưới nguyệt đài Dao thử ngóng trông.
4.
俠客行
趙客縵胡纓,
鉤霜雪明
銀鞍照白馬,
瘋沓如流星
殺一人,
千里不留行
事了拂衣去,
深藏身與名
閑過信陵飲,
劍膝前橫。
將炙啖朱亥,
持觴勸侯嬴。
三杯吐然諾,
五岳倒為輕。
眼花耳熱後,
意氣素霓生。
救趙揮金錘,
邯鄲先震驚。
千秋二壯士,
烜赫大樑城。
縱死俠骨香,
不慚世上英。
誰能書閣下,
白首太玄經。

Bài ca người hiệp khách
Khách nước Triệu phất phơ giải mũ
Gươm Ngô câu rực rỡ tuyết sương
Long lanh yên bạc trên đường
Chập chờn như thể muôn ngàn sao bay
Trong mười bước giết người bén nhạy
Nghìn dặm xa vùng vẫy mà chi
Việc xong rũ áo ra đi
Xoá nhòa thân thế, kể gì tiếng tăm
Rảnh rang tới Tín Lăng uống rượu
Tuốt gươm ra, kề gối mà say
Chả kia với chén rượu này,
Đưa cho Châu Hợi, chuốc mời Hầu Doanh.
Ba chén cạn, thân mình xá kể!
Năm núi cao, xem nhẹ lông hồng
Bừng tai, hoa mắt chập chùng,
Mống tuôn hào khí mịt mùng trời mây
Chùy cứu Triệu vung tay khảng khái,
Thành Hàm Đan run rẩy, kinh hoàng
Nghìn thu tráng sĩ hai chàng
Tiếng tăm hiển hách, rỡ ràng Đại Lương.
Thân dù thác, thơm xương nghĩa hiệp;
Thẹn chi ai hào kiệt trên đời
.Hiệu thư dưới gác nào ai?
Thái huyền, trắng xoá đầu người chép kinh
Dịch: Trần Trọng San
Bài thơ trên đây đã được Kim Dung dựa vào để viết lên truyện Hiệp khách hành, sau này đã được dựng lên thành phim
Trích dẫn tiêu biểu
"Mã nhĩ đông phong" (Tai ngựa, gió đông) -
Lý Bạch viết trong bài "Nhớ mười hai đem lạnh
Vua Đáp uống một mình" (荅王十二寒夜獨酌有懷):
 Thế nhân văn thử giai điệu đầu, hữu như đông phong xạ mã nhĩ (世人聞此皆掉頭、有如東風射馬耳),
nghĩa là "Mọi người trong thế giới đều nghe ấy và lắc đầu, thật giống như gió xuân thổi qua tai ngựa".

"Kim Cốc tửu sổ" (Kim Cốc số rượu) - Từ bài thơ "Đêm xuân uống rượu trong vườn đào mận (春夜宴桃李園序)": Như thi bất thành, phạt y Kim Cốc tửu sổ (如詩不成、罰依金谷酒數), nghĩa là "Như thơ không thành, phạt theo số rượu ở Kim Cốc".
Thơ ông viết về mọi đủ mọi đề tài: vịnh cảnh, thưởng hoa, tình bạn, nỗi khổ đau của người dân, nỗi cay đắng của người vợ trẻ xa chồng (chinh phụ, thương phụ), của người cung nữ, nỗi cô đơn và bất lực trước vũ trụ vô cùng vô tận, nỗi cay đắng vì có tài mà không được dùng... Đề tài nào cũng có những bài tuyệt tác.
Đất nước Trung Hoa hiện lên tráng lệ dưới ngòi bút của ông. Sông Hoàng Hà cuồn cuộn chảy ra biển đông như một lực sĩ:
Quân bất kiến Hoàng Hà chi thủy thiên thượng lai
Bôn lưu đáo hải bất phục hồi
(Trương Tiến Tửu)
(Há chẳng thấy nước Hoàng Hà từ trời đổ xuống
Chảy tuột biển Đông chẳng quay về)
(Hãy cạn chén)
Sông Dương Tử (tức Trường Giang) đi vào thơ ông như giải lụa thắt ngang trời:

Cố nhân tây từ Hoàng Hạc lâu
Yên hoa giang nguyệt há Dương Châu
Cô phàm viễn ảnh bích không tận
Duy kiến Trường Giang thiên tế lưu
(Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng)
Bạn từ lầu Hạc lên đường
Giữa mùa hoa khói châu Dương xuôi dòng
Bóng buồm đã khuất bầu không
Trông theo chỉ thấy dòng sông bên trời
(tại lầu Hoàng Hạc tiễn bạn Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng)


Thác Hương Lô được miêu tả như sông Ngân Hà tuột khỏi mây:
Nhật chiếu Hương Lô sinh tử yên,
Dao khan bộc bố quải tiền xuyên.
Phi lưu trực há tam thiên xích,
Nghi thị Ngân Hà lạc cửu thiên.
(Vọng Lư Sơn Bộc Bố)

Nắng rọi Hương Lô khói tía bay,
Xa trông dòng thác trước sông này :
Nước bay thẳng xuống ba nghìn thước,
Tưởng dải Ngân Hà tuột khỏi mây.
(Xa ngắm thác Hương Lô)
Tả cảnh thiên nhiên mà tráng lệ như thế, rõ ràng lòng yêu nước ở Lý Bạch chính là bắt nguồn từ lòng yêu sông núi quê hương vậy.

Sàng tiền minh nguyệt quang,
Nghi thị địa thượng sơn.
Cử đầu vọng minh nguyệt,
Đê đầu tư cố hương.

Đầu giường ánh trăng rọi,
Mặt đất như phủ sương.
Ngẩng đầu nhìn trăng sáng,
Cúi đầu nhớ cố hương.
(Tương Như dịch)

 Lý Bạch có lòng đồng cảm sâu sắc với số phận của nhân dân. Bài "Thái liên khúc" (khúc hát hái sen) miêu tả cô gái hái sen thoắt ẩn thoắt hiện giữa một không gian đầy hoa, hoa trên đầm sen, hoa dưới nước. Mấy cô thôn nữ đã hiện về như những nàng tiên giáng trần.
Nước trong sẽ nở hoa sen
Thiên nhiên là đẹp chớ nên vẽ vời
 5.  "Xuân tứ"

Cỏ Yên vừa nhú tơ xanh
Dâu Tần đã rũ lá cành xum xuê
Khi chàng tưởng nhớ ngày về,           
Chính là lúc thiếp tái tê cõi lòng
Gió xuân đâu biết cho cùng,
Cớ chi len lỏi vào trong màn là?
(Cảm xúc mùa xuân)
Nhưng trong xã hội xưa, mặc dù vào thời kỳ thịnh vượng nhất của nhà Đường, nhưng cũng có bất công ngang trái. Ông ôm ấp chí lớn, nhưng ông không khỏi thất vọng. Ông nói: "Tôi vốn không bỏ đời mà đời bỏ tôi). Có lẽ điều đó tạo nên những vần thơ u uẩn trong lòng của ông. Có lúc ông mượn rượu để giải sầu:
Đời người đắc ý cứ say đi
Trăng suông chén trống để mà chi
Nhưng rồi cái buồn vẫn đeo đẳng, biến thành phẫn uất:
Rút dao chém nước, nước vẫn chảy
Cất chén tiêu sầu, sầu vẫn sầu

6.. 鸚鵡洲
鸚鵡來過江水
江上洲傳鸚鵡名
鸚鵡西飛隴山去
芳洲之樹何青青
煙開蘭葉香風起
岸夾桃花錦浪生
遷客此時徒極目
長洲孤月向誰明
Anh Vũ châu
Anh Vũ lai quá Ngô giang thuỷ
Giang thượng châu truyền Anh Vũ danh
Anh vũ tây phi Lũng sơn khứ
Phương châu chi thụ hà thanh thanh
Yên khai lan diệp hương phong khởi
Ngạn giáp đào hoa cẩm lãng sinh
Thiên khách thử thời đồ cực mục
Trường châu cô nguyệt hướng thuỳ minh ?

Dịch nghĩa : Bãi Anh Vũ
Chim Anh vũ xưa bay đến sông Ngô
Bãi trên sông mới truyền lại tên Anh Vũ
Chim anh vũ đã bay về Tây qua núi Lũng
Bãi thơm cây xanh biếc làm sao!
Khói toả ra từ lá cây lan làm gió thơm nổi dậy
Bờ liền với hoa đào, sóng gấm sinh
Lúc ấy người đi đày trông hoài cõi xa
Trên bãi dài mảnh trăng cô đơn còn soi sáng cho ai

Dịch thơ : Bãi Anh Vũ
Sóng Ngô anh vũ xưa qua đó
Anh Vũ thành tên gọi đến giờ
Anh vũ về tây qua núi Lũng
Bãi thơm cây cối những xanh mờ
Mùi hương lan diệp lừng trong khói
Sóng gấm đào hoa gợn sát bờ
Thiên khách trông vời thôi cũng uổng
Bãi Anh Vũ -
Trần Văn Nhĩ dịch
Xưa chim Anh Vũ đến Trường Giang
Anh Vũ đến nay bãi nổi danh
Anh Vũ về tây, qua núi Lũng
Bãi thơm mượt lá sao xanh xanh
Khói tan, Lan hiện gió thơm nổi
Đào nở bờ liền sóng gấm lan
Khách biếm trông hoài non nước thẳm
Vì ai trăng sáng mãi mênh mang
Dọi ai trăng bãi luống bơ vơ!

7.杜陵
南登杜陵上,
北望五陵間。
秋水明落日,
流光滅遠山。
Đỗ Lăng tuyệt cú
Nam đăng Đỗ Lăng thượng
Bắc vọng Ngũ Lăng gian
Thu thuỷ minh lạc nhật
Lưu quang diệt viễn sơn.

Dịch thơ : Bài tuyệt cú làm tại Đỗ Lăng
Phía Nam lên mãi trên Đỗ Lăng
Vọng về phương Bắc giữa Ngũ Lăng
Nước thu sáng bóng vầng dương lặn
Ánh trôi nhoà xoá núi xa xăm.
8.
搗衣篇
閨里佳人年十余,
顰蛾對影恨離居。
忽逢江上春歸燕,
銜得云中尺素書。
玉手開緘長嘆息,
狂夫猶戍交河北。
萬里交河水北流,
愿為雙燕泛中洲。
君邊云擁青絲騎,
妾處苔生紅粉樓。
樓上春風日將歇,
誰能攬鏡看愁發。
曉吹員管隨落花,
夜搗戎衣向明月。
明月高高刻漏長,
真珠帘箔掩蘭堂。
橫垂寶幄同心結,
半拂瓊筵蘇合香。
瓊筵寶幄連枝錦,
燈燭熒熒照孤寢。
有便憑將金剪刀,
為君留下相思枕。
摘盡庭蘭不見君,
紅巾拭生氤氳。
明年若更征邊塞,
愿作陽台一斷云。
Đảo y thiên
Khuê lý giai nhân niên thập dư
Tần nga đối ảnh hận ly cư
Hốt phùng giang thượng xuân qui yến
Hàm đắc vân trung xích tố thư
Ngọc thủ khai giam trường thán tức:
Cuồng phu do thú Giao Hà bắc!
Vạn lý Giao Hà thủy bắc lưu
Nguyện vi song điểu phiếm trung châu
Quân biên vân ủng thanh ty kỵ
Thiếp xứ đài sinh hồng phấn lâu
Lâu thượng xuân phong nhật tương yết
Thùy năng lãm kính khan sầu phát ?
Hiểu xuy huân quản tùy lạc hoa
Dạ đảo nhung y hướng minh nguyệt
Minh nguyệt cao cao khắc lậu trường
Trân châu liêm bạc yểm lan đường
Hoành thùy bảo ác đồng tâm kết
Bán phất quỳnh diên tô hợp hương
Quỳnh diên , bảo ác liên chi cẩm
Đăng chúc huỳnh huỳnh chiếu cô tẩm
Hữu sứ bằng tương kim tiễn đao
Vị quân lưu hạ tương tư chẩm
Trích tận đình lan bất kiến quân
Hồng cân thức lệ sinh nhân uân
Minh niên cánh nhược chinh biên tái
Nguyện tác Dương đài nhất đoạn văn.


Dịch nghĩa : Bài ca đập áo                      
Người đẹp ở phòng khuê đã hơn mười năm
Đổi bóng chau mày giận phải sống một mình
Bỗng gặp én xuân bay về trên sông
Trong mây ngậm bức thư trên lụa trắng
Tay ngọc mở phong thư, miệng thở dài
Anh chồng cuồng còn đi thú ở phía bắc sông Giao
Muôn dặm sông Giao nước chảy về phương Bắc
Nguyện làm đôi chim, cùng bay quanh bãi giữa sông
Bên mình chàng, mây bao phủ, ngựa rủ tơ xanh
Nơi thiếp ở, rêu mọc trên lầu son phấn
Gió xuân thổi trên lầu, ngày đà sắp hết
Ai lòng nào cầm gương, nhìn mái tóc sầu thương
Sớm thổi sáo trúc theo cánh hoa rơi
Đê, giặt áo binh nhung, ngẩng nhìn trăng sáng
Trăng sáng cao vời, giọt đồng hồ kéo dài
Bức rèm trân châu rủ che kín nhà lan
Rủ ngang màn báu kết giải đồng tâm
Pháng phất trên nửa chiếu quỳnh ngát hương tô hợp
Chiếu ngọc màn báu gấm thêu đôi cánh liền nhau
Đèn nến sáng ngời chiếu chỗ nằm trơ trọi
Nếu có người nhắn tin, thiếp sẽ lấy kéo vàng
Vì chàng may để lại chiếc gối tương tư
Hái hết hoa lan trong sân mà chưa thấy chàng
Khăn hồng lau lệ những hoa mờ đôi mắt
Năm sau nếu chàng vẫn lại đi nơi biên tái
Thiếp nguyện làm một đóa mây trôi ở chống Dương Đài.

Dịch thơ : Bài ca đập áo
Mười mấy buồng xuân gái liễu thơ
Xa chồng ngắm bóng ủ mây tơ
Chợt trông đầu bến xuân về yến
Xa ngậm tin mây lụa một tờ
Mở thơ, não ruột than dài:
Chồng ta đóng mãi đóng hoài sông Giao!
Muôn dặm sông Giao nước ngược chiều
Làm đôi chim bãi lượn vòng theo
Chàng bên cương ngựa lồng mây khói
Thiếp bóng lầu son dấu cỏ rêu
Bóng xế trên lầu thoáng gió xuân
Tóc sầu ai dám ngắm gương chăng ?
Tiếng tiêu buổi sớm theo hoa rụng
Chiếc áo đêm trường đập bóng trăng
Trăng sáng cao vời, giọt điểm canh
Nhà lan châu ngọc thấp buông mành
Đồng tâm giái kết ngang màn liễu
Tô hợp hương chia nửa chiếu quỳnh
Bằng gấm cành giao chiếu lẫn màn
Giường đơn hiu hắt ngọn đèn tàn!
Có ai trao kéo giùm nhau với
Cắt gối tương tư để nhớ chàng
Lan sân hái sạch thấy chàng đâu!
Nước mắt khăn lau đã ố màu
Ngoài ải năm sau còn đóng nữa
Mây thần xin hiện núi chiêm bao.
Khương Hữu Dụng dịch

9.
棲曲
姑蘇台上烏棲時,
王宮裡醉西施。
歌楚舞歡未畢,
青山欲含半邊日。
銀箭金壺漏水多,
起看秋月墜江波,
東方漸高奈樂何。
9a. Ô THÊ KHÚC
Cô Tô đài thượng ô thê thì
Ngô vương cung lý tuý Tây Thi
Ngô ca Sở vũ hoan vị tất
Thanh sơn dục hàm bán biên nhật
Ngân tiễn kim hồ lậu thuỷ đa
Khởi khan thu nguyệt truỵ giang ba
Đông phương tiệm cao nại lạc hà
9b. Dịch nghĩa :Khúc hát quạ đậu
Vào lúc quạ đậu trên đài Cô Tô
Vua Ngô trong cung đang say với Tây Thi
Bài hát Ngô,điệu múa Sở,cuộc vui chưa dứt

Núi xanh sắp ngậm một nửa vầng mặt trời
Mũi tên bạc trong bình vàng,nước giọt đã nhiều
Ngẩng trông vầng trăng thu rơi xuống làn sóng sông
Phương đông mặt trời lên cao dần,sao vui mãi được ?
9c. Dịch thơ :
KHÚC HÁT QUẠ ĐẬU
Khi đàn quạ đậu mái Cô Tô
Vua với Tây Thi ở điện Ngô
Múa Sở,ca Ngô vui chửa tắt
Mặt trời ngậm nửa non xanh ngắt
Bình vàng tên bạc nước dần hao
Trông ánh trăng thu toả sóng xao
Bóng nắng cao rồi,vui mãi sao ?
Lê Nguyễn Lưu dịch




10. TƯƠNG TIẾN TỬU



TƯƠNG TIẾN TỬU
Thấy chăng nước sông Hoàng Hà
Từ trời cao chảy tuôn không về?
Thấy chăng chiếc gương bên thềm
Từng chiều soi mái tóc điểm sương?
Lá xanh mới vươn trên cành
Mà nay héo úa rơi bên thềm
Ánh dương sáng soi khung trời
Giờ đây khuất bóng xa vời
Đời người như chiếc lá
Cuốn xoay giữa muôn cuồng phong
Ôm chi mối âu lo
Người rồi sẻ hóa thân bụi trần
Ta một đời say sưa
Lê bước khắp giang hồ
Vui cùng sông nước biếc
Cùng trời cao mây ngàn thênh thang
Thế gian khác chi cơn mộng
Đời người đắc ý hãy vui tràn
Sớm mai ngó quanh sân nhà
Nhìn đôi chim tung tăng líu lo
Rót đi rót cho tràn đầy
Nhìn trăng sáng chiếu xuyên qua mành
Uống đi lở ngươi say rồi
Nằm lăn dưới đất quên đời
Trời sinh thân ta đó!
Sẻ dùng đến những ngày sau
Ôm chi mối âu lo
Tự mình chuốc lấy muôn não phiền
Ta một đời yêu trăng

Say mãi trong thơ rượu
Hãy cùng ta uống hết
Cùng ta quên mối sầu nghìn thu.
Bản dịch của Hoa Sơn
10b. SẮP MỜI RƯỢU
Người có thấy Hoàng Hà nước đổ
Cuộn ra khơi nào trở về đâu?
Lầu soi gương tóc hôm nào
Buồn tơ xanh sớm, chiều sao trắng ngần.
Khi đắc ý vui tràn, đừng hẹn
Chớ để ly vàng thẹn bóng trăng?
Tài ta đâu lẽ nằm khan
Dù cho tiêu sạch ngàn vàng, có ngay.
Mổ trâu dê vui vầy chúng bạn
Uống ba trăm chén cạn cùng nhau
Bác Sầm ơi, Bác Đan Khâu
Hãy mau nâng chén, tránh câu khước từ.
Vì bạn hữu, ta chừ hát tặng
Hãy vì ta mà lắng tai nghe
Nhạc hầu món lạ ích chi?
Sao bằng say mãi thiết gì thế gian!
Danh hiền đức ai màng đến nhỉ?
Chỉ kẻ say tiếng để muôn đời
Trần Vương, Bình Lạc yến mời
Rượu ngon vạn đấu, ca vui đêm ngày.
Người đừng nghĩ tiền đây không đủ
Mang rượu ra trăm hũ cho mau
Áo cừu ngựa quí, con đâu?
Đem đi đổi rượu quên sầu nghìn thu!


11.


“Địch đãng thiên cổ sầu
Lưu liên bách hồ ẩm
Lương tiêu nghi thanh đàm
Hạo nguyệt vị năng tẩm
Túy lai ngọa không san
Thiên địa tức khâm chẩm”

Tạm dịch:
Gột đi phiền muộn ngàn năm,
Nhẩn nha quanh quẩn trăm vò rượu ngon
Đêm khuya thèm tiếng véo von
Ta không ngủ được chắc vì ánh trăng
Lỡ say nằm tại núi non
Trời làm chăn đắp, đất làm gối 
12. Nguyệt Hạ Độc Chước







Hoa gian nhất hồ tửu
Độc chước vô tương thân
Cử bôi du minh nguyệt
Đối ảnh thành tam thân
Nguyệt tức bất giải ẩm
Ảnh tùng tùy ngã thân
Tạm bạn nguyệt tương ảnh
Hành lạc tu cập xuân
Ngã ca nguyệt bồi hồi
Ngã vũ ảnh linh loạn
Tỉnh thời đồng giao hoan
Túy hậu các phân tán
Vịnh kết vô tình du
Tương kỳ mạc vân hán
     Lý Bạch

12a. Một Mình Uống Rượu Dưới Trăng
Vườn hoa với bầu rượu
Không bạn, uống mình ta
Mời trăng cùng nâng chén
Với bóng nữa thành ba
Trăng nào đâu biết uống
Bóng theo ta mặn mà
Cùng trăng bên cạnh bóng
Vui xuân thật thiết tha
Trăng mơ nhìn ta hát
Ta múa, bóng nghiêng qua
Cùng vui khi tỉnh rượu
Hết say người chia xa
Kết thân tình thắm thiết
Hò hẹn bến Ngân qua

12b. -
Một bầu rượu giữa vườn hoa
Rượu đây không bạn cùng ta uống cùng
Nâng ly khẩn khoản mời trăng
Trăng, ta và bóng rõ ràng thành ba
Trăng không biết uống đâu mà
Còn đây chiếc bóng theo ta đêm dài
Cùng trăng với bóng miệt mài
Tuổi xuân mau hưởng thú vui trên đời
Ta ca trăng sáng tỏ ngời
Bóng theo ta múa chơi vơi nhịp nhàng
Hết say vui sướng rộn ràng
Tỉnh rồi mỗi kẻ một đàng chia xa
Tình cho nhau mãi thiết tha
Hẹn nhau gặp bến Ngân xa cuối trời
(Hải Đà dịch )

Dịch nghĩa :
12c. Uống rượu một mình dưới trăng
Giữa hoa một hồ rượu
Một mình rót uống không người thân
Nâng chén mời trăng sáng
Cùng bóng mình thành ba người
Trăng không biết uống rượu
Bóng thì theo thân mình
Tạm kết bạn với trăng và bóng
Vui cho kịp với ngày xuân
Ta hát trăng cũng bồi hồi
Ta múa trăng cũng quay cuồngKhi tỉnh cùng vui với nhau
Say rồi đều tan tác
Tình giao kết buộc nhau lại mãi chi
Hẹn hò nhau trên tít Vân Hán (sông Ngân Hà)





13.

13a. Tĩnh Dạ Tứ
Sàng tiền minh nguyệt quang,
Nghi thị địa thượng sương.
Cử đầu vọng minh nguyệt,
Đê đầu tư cố hương.
                                 
13b. Dịch Nghĩa

Đầu giường, ánh trăng rọi sáng,
Tưởng là sương trên mặt đất
 đầu ngắm trăng sáng
Cúi đầu nhớ quê cũ

13c. Ý Nghĩ Trong Đêm Vắng
(Bản Dịch Trần Trọng San)
Trước giường ngắm ánh trăng sa,
Trắng phơi mặt đất, ngỡ là ánh sương
Ngẩng đầu trông ngắm vầng trăng;
Cúi đầu lại nhớ xóm làng ngày xưa.

13d. Bản Dịch Chân Hư
Bên giường tràn ánh nguyệt
Tưởng đất bạc màu sương
Ngửng đầu nhìn trăng sáng
Cúi đầu nhớ cố hương.


13e. Bản Dịch Tương Như
Ðầu giường ánh trăng rọi
Mặt đất như phủ sương
Ngẩng đầu nhìn trăng sáng
Cúi đầu nhớ cố hương

13f. Bản Dịch Trần Tuấn Kiệt
Trước nhà trăng vằng vặc
Sáng soi qua màn sương
Cao chiếu ngoài muôn dậm
Chạnh lòng nhớ cố hương
13g. Xúc Cảm Đêm Trăng
Giường khuya trăng chiếu bời bời
Sương rơi phủ đất ngỡ đời chiêm bao
Ngẩng đầu trăng sáng trên cao
Cúi đầu ngấn lệ nghẹn ngào... cố hương!
( Hải Đà dich)
13h. Bản Dịch Phí Minh Tâm
Ánh trăng chiếu sáng bên giường
Nửa mơ nửa tỉnh tưởng sương trên thềm
Ngẩng đầu ngắm ánh trăng đêm
Nhớ quê cúi mặt càng thêm đau lòng.
Thao thức canh khuya dạ vấn vương
Ánh trăng sáng dịu ngợ như sương
Ngẩng lên thầm ước du cung nguyệt
Ngó xuống chạnh lòng nhớ cố hương.
14. CÚI ĐẦU NHỚ CỐ HƯƠNG
"… Khi ta ở chỉ là nơi đất ở
Khi ta đi đất bỗng hóa tâm hồn.
Anh bỗng nhớ em như đông về nhớ rét
Tình yêu ta như cánh kiến hoa vàng
Như xuân đến chim rừng lông trở biếc
Tình yêu làm đất lạ hóa quê hương …".
Thu phong nhập song lý
La trướng khởi phiêu dương
Ngưỡng đầu khán minh nguyệt,
Ký tình thiên lý quang
Gió thu thổi nhẹ qua song
Phất phơ màn mỏng lụa hồng rung rinh
Ngẩng nhìn trăng sáng lung linh,
Xót thương nghìn dặm gửi tình quê xa


15. HOÀNG HẠC LÂU VĂN ĐỊCH

Nhất vi thiên khách khứ Trường Sa
Tây vọng Tràng An bất kiến gia
Hoàng Hạc lâu trung xuy ngọc địch
Giang thành ngũ nguyệt Lạc mai hoa
Lý Bạch


Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng - Lý Bạch

鶴樓送孟浩然之廣陵
Cố nhân tây từ Hoàng Hạc lâu,
Yên hoa tam nguyệt há Dương Châu.
Cô phàm viễn ảnh bích không tận,
Duy kiến Trường Giang thiên tế lưu.

Dịch nghĩa
Lầu Hoàng Hạc tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng
Bạn cũ dời chân Hoàng Hạc lâu
Tháng ba hoa khói xuống Dương Châu
Bóng buồm chìm lẫn trong trời biếc
Chỉ thấy Trường Giang vẫn chảy mau
(Bản dịch của Trần Trọng San)

Phía tây bạn biệt Hạc lâu
Tháng ba trẩy xuống Dương Châu thuận dòng

Cánh buồm bóng hút màu không
Trông xa trắng xoá nước sông bên trời
(Bản dịch của Trần Trọng Kim )

Hoàng Hạc lầu xưa bạn cũ rời
Dương Châu hoa khói tháng ba xuôi
Buồm đơn bóng hút vào xanh biếc
Chỉ thấy Trường Giang chảy cuối trời
(Bản dịch của Khương Hữu Dụng)

Bạn từ lầu Hạc lên đường
Giữa mùa hoa khói Châu Dương xuôi dòng
Bóng buồm đã khuất bầu không
Trông theo chỉ thấy dòng sông bên trời
(Bản dịch của Ngô Tất Tố)



14a. NGHE TIẾNG SÁO Ở LẦU HẠC VÀNG
Làm thân ly khách tận Trường Sa
Nhìn lại Tràng An chẳng thấy nhà
Hoàng Hạc lầu thơ vi vút sáo
Giang Thành vọng khúc Lạc mai hoa



15.

李白 夜泊牛渚懷古
牛渚西江夜,
青天無片雲;
登舟望秋月,
空憶謝將軍。
余亦能高詠,
斯人不可聞。
明朝挂帆席,
楓葉落紛紛。

15a. Dạ Bạc Ngưu Chử Hoài Cổ
 Ngưu chử Tây Giang dạ
Thanh thiên vô phiến vân
Đăng chu vọng thu nguyệt
Không ức Tạ tướng quân
Dư diệc năng cao vịnh
Tư nhân bất khả văn
Minh triều quải phàm khứ
Phong diệp lạc phân phân...

Bến Ngưu đêm sông Tây,
Trời xanh không gợn mây.
Trăng thu lên thuyền ngắm,
Nhớ Tạ tướng dâng đầy.
Ngâm thơ thừa giọng tốt,
Người xưa cũng chẳng hay.
Buổi mai dong thuyền sớm,
Xao xác lá phong bay.
(Bản dịch của Phụng Hà)

15b. Bến Ngưu đêm xuống Tây Giang ,
Trời xanh, mây vắng, trăng vàng vào thu .
Trên thuyền ngắm bóng trăng thâu ,
Tạ tướng quân trước, ở đâu bây giờ ?
Muốn lên cao giọng ngâm thơ ,
Người đâu nghe được, thẫn thờ lòng ta .

Giương buồm mai sớm đi xa ,
Lá phong rơi rụng là đà bên sông .
(Bản dịch của Nguyễn phước Hậu)


15c. Đêm bến Ngưu, sông Tây
Trời xanh chẳng gợn mây
Lên thuyền ngắm trăng sáng .
Tạ tướng bỗng nhớ đầy .

Giọng ngâm thơ cất cao
Người có nghe đâu nào .
Dong buồm theo triều sớm
Lá phong rụng xạc xào .
(Bản dịch của Song Nguyễn Hàn Tú)


15d. Bến Ngưu Trữ
Trên Tây Giang
Trời trong xanh cảnh mơ màng
Thả thuyền ngắm ánh trăng vàng lửng lơ
Nhớ tướng quân
Dạ thẫn thờ
Mở lời ngâm vịnh bỗng ngơ ngẩn lòng
Người đâu nghe được mà mong
Sớm mai dong duổi bềnh bồng thuyền trôi
Người đi...
Phong rụng tơi bời
Bản dịch của Tuấn Sơn

Đêm Bến Ngưu Chữ Nhớ Chuyện Xưa
Ngưu Chữ sông Tây vào lúc tối
Bầu trời quang đảng chẳng mây vần
Khoang thuyền ngồi ngắm vầng trăng sáng
Bến vắng hoài mơ Tạ tướng quân
Một bóng ngâm tràn câu thi vịnh
Người đâu nghe được giọng thơ văn
Sáng mai thuyền ngoạn rời sông vắng
Ngàn lá Thu Phong rụng mấy lần...


16. Há Giang Lăng (Tảo phát Bạch Đế thành) - Lý Bạch

Triêu từ Bạch Đế thái vân gian,
Thiên lý Giang Lăng nhất nhật hoàn.
Lưỡng ngạn viên thanh đề bất trú,
Khinh chu dĩ quá vạn trùng san.

Dịch nghĩa:
"Sáng Sớm Rời Thành Bạch Đế"
Sớm từ Bạch Đế biếc ngàn mây ,
Nghìn dặm Giang Lăng tới một ngày ,
Vượn hót ven sông chưa dứt tiếng ,
Mà thuyền muôn núi vượt qua ngay .
(Nguyễn Danh Đạt dịch)

Sớm ra đi từ thành Bạch Đế
Sớm ra Bạch Đế thành mây,
Giang Lăng nghìn dặm một ngày về luôn,
Hai bờ tiếng vượn véo von,
Thuyền lan đã vượt núi non vạn trùng.
(bản dịch của Tản Đà)

Tới Giang Lăng (Sáng rời thành Bạch Đế)
Sớm từ Bạch Đế rực ngàn mây
Muôn dặm Giang Lăng tới một ngày
Vượn hót ven sông nghe rỉ rả
Thuyền qua muôn núi nhẹ như bay
(Tương Như dịch)


17. DẠ TÚC SƠN TỰ 

Nguy lâu cao bách xích
Thủ khả trích tinh thần
Bất cảm cao thanh ngữ
Khủng kinh thiên thượng nhân.


Dịch nghĩa
Ở nơi đây lầu cao trăm thước
Giơ tay có thể hái được tinh tú, mặt trời, mặt trăng
Nhưng không dám nói lớn tiếng
18. Vi Thảo Đương Tác Lan - Lý Bạch

Vi thảo đương tác lan
Vi mộc đương tác tùng
Lan u hương phong viễn
Tùng hàn bất cải dung.

Dịch thơ
Từ cỏ vươn thành Lan
Từ cỏ vươn thành Lan
Từ cây hóa cội tùng
Hương lan thầm quyện gió
Tùng lạnh chẳng thay dung

19. 
BẢ TỬU VẤN NGUYỆT
Thanh thiên hữu nguyệt lai kỷ thì ?
Ngã kim đình bôi nhật vấn chi !
Nhân phan minh nguyệt bất khả đắc
Nguyệt hành khước dữ nhân tương tùy
Hạo như phi kính lâm đan khuyết
Lục yên diệt tận thanh huy phát
Ðản kiến tiêu tòng hải thượng lai
Ninh tri hiểu hướng vân gian một
Bạch thố đảo dược thu phục xuân
Thường Nga cô thế dữ thùy lân ?
Kim nhân bất kiến cổ thì nguyệt
Kim nguyệt tằng kinh chiếu cổ nhân
Cổ nhân kim nhân nhược lưu thủy
Cộng khan minh nguyệt giai như thử
Duy nguyện đương ca đối tửu thì
Nguyệt quang trường chiếu kim tôn lý
Lý Bạch

NÂNG CHÉN RƯỢU HỎI TRĂNG
Bao lâu trăng đến với trời cao
Ngưng chén đôi lời hỏi cớ sao
Trăng sáng người đâu vin tới được
Theo người trăng dõi đến phương nao
Như gương trăng trắng bay bên cửa
Tựa khói tan đi ánh dạt dào
Chỉ thấy đêm đen từ biển tới
Giữa mây trăng sớm biến khi nào ?
Thỏ ngọc xuân thu thuốc giã mài
Hằng Nga đơn lẻ bạn cùng ai
Người nay đâu thấy vầng trăng cũ
Người cũ trăng soi vẫn sáng dài
Kẻ trước người nay như nước chảy
Trăng soi đêm sáng cứ trông hoài
Chỉ mong nâng chén cùng ca hát
Sóng sánh ly vàng trăng sáng soi
Hải Đà phỏng dịch
20.
寄遠
美人在時花滿堂
美人去後餘空床
床中繡被捲不寢
至今三載聞餘香
香亦竟不滅
人亦竟不來
相思葉落
白露濕青苔

Ký viễn
Mỹ nhân tại thì hoa mãn đường
Mỹ nhân khứ hậu dư không sàng
Sàng trung tú bị quyển bất tẩm
Chí kim tam tải văn dư hương
Hương diệc cánh bất diệt
Nhân diệc cánh bất lai
Tương tư hoàng diệp lạc
Bạch lộ thấp thanh đài

Gửi đi xa (Người dịch:(Không rõ))
Người đẹp trong nhà hoa vấn vương
Người đẹp đi đâu bỏ trống giường
Trên giường chăn cuốn không ai ngủ
Ba năm nay vẫn phảng phất hương
Hương ấy không tan mất
Người đâu chẳng nhớ về
Nhớ nhau vàng lá rụng
Rêu biếc móc dầm dề...

GỬI PHƯƠNG XA
( Người dịch: Lão Nông )
Người xinh khi ở đầy hoa
Ra đi giường trống cửa nhà lặng tăm
Giường không, đệm cuốn… ai nằm?
Ba năm hương vẫn tỏa nồng đâu đây.
Mùi hương thơm không dứt
Người đi mãi không về
Nhớ… vàng ươm lá rụng
Rêu, sương trắng dầm dề.


GỬI PHƯƠNG XA
( Người dịch: Lão Nông )
Người xinh khi ở đầy hoa
Ra đi giường trống cửa nhà lặng tăm
Giường không, đệm cuốn… ai nằm?
Ba năm hương vẫn tỏa nồng đâu đây.
Mùi hương thơm không dứt
Người đi mãi không về
Nhớ… vàng ươm lá rụng
Rêu, sương trắng dầm dề.

21.

Hiệp khách hành- Lý Bạch
Triệu khách mạn hồ anh
Ngô câu sương tuyết minh
Ngân an chiếu bạch mã
Táp nạp như lưu tinh
Thập bộ sát nhất nhân
Thiên lý bất lưu hành
Sự liễu phất y khứ
Thâm tàng thân dữ danh
Nhàn quá Tín lăng ẩm
Thất kiếm tất tiền hoành
Tương chích đạm Châu Hợi
Trì Trường khuyến Hầu Doanh
Tam bôi thổ nhiên nặc
Ngũ nhạc đảo vi khinh
Nhãn hoa nhĩ nhiệt hậu
Ý khí tố nghê sinh
Cứu Triệu huy kim chùy
Hàm Đan tiên chấn kinh
Thiên thu nhị tráng sĩ
Huyên hách Đại Lương thành
Túng tử hiệp cốt hương
Bất tàm thế thượng anh
Thùy năng thư các hạ
Bạch thủ Thái huyền kinh

Dịch Thơ
Bài hành hiệp khách
Khách nước Triệu phất phơ giải mũ
Gươm Ngô câu rực rỡ tuyết sương
Long lanh yên bạc trên đường
Chập chờn như thể muôn ngàn sao bay
Trong mười bước giết người bén nhạy
Nghìn dặm xa vùng vẫy mà chi
Việc xong rũ áo ra đi
Xoá nhòa thân thế, kể gì tiếng tăm
Rảnh rang tới Tín Lăng uống rượu
Tuốt gươm ra, kề gối mà say
Chả kia với chén rượu này,
Đưa cho Châu Hợi, chuốc mời Hầu Doanh.
Ba chén cạn, thân mình xá kể !
Năm núi cao, xem nhẹ lông hồng
Bừng tai, hoa mắt chập chùng,
Mống tuôn hào khí mịt mùng trời mây
Chùy cứu Triệu vung tay khảng khái,
Thành Hàm Đan run rẩy, kinh hoàng
Nghìn thu tráng sĩ hai chàng
Tiếng tăm hiển hách, rỡ ràng Đại Lương.
Thân dù thác, thơm xương nghĩa hiệp;
Thẹn chi ai hào kiệt trên đời.
Hiệu thư dưới gác nào ai ?
Thái huyền, trắng xoá đầu người chép kinh.
Bản dịch: Trần Trọng San

22.

白头吟
李白
锦水东北流,波荡双鸳鸯。雄巢汉宫树,雌弄秦草芳。
宁同万死碎绮翼,不忍云间两分张。此时阿娇正娇妒,
独坐长门愁日暮。但愿君恩顾妾深,岂惜黄金买词赋。
相如作赋得黄金,丈夫好新多异心。一朝将聘茂陵女,
文君因赠白头吟。东流不作西归水,落花辞条羞故林。
兔丝固无情,随风任倾倒。谁使女萝枝,而来强萦抱。
两草犹一心,人心不如草。莫卷龙须席,从他生网丝。
且留琥珀枕,或有梦来时。覆水再收岂满杯,弃妾已
去难重回。古来得意不相负,只今惟见青陵台。

Bạch đầu ngâm
Cẩm thủy đông băc lưu
Ba đãng song uyên ương
Hùng sào Hán cung thụ
Thư lộng Tần thảo phương
Ninh đồng vạn tử toái ỷ dực
Bất nhẫn vân gian lưỡng phân trương
Thử thời A Kiều chính kiều đồ
Độc toạ trường môn sầu nhật mộ
Đản nguyệt quân ân cố thiếp thâm
Khởi tích hoàng kim mãi từ phú
Tương Như tác phú đắc hoàng kim
Trượng phu hiếu tân đa dị tâm
Nhất triêu tương sính Mậu Lăng nữ
Văn quân nhân tặng Bạch đầu ngâm
Đông lưu bất tác tây quy thuỷ
Lạc hoa từ điều tu cố lâm
Thố ti cố vô tình
Tuỳ phong nhiệm khuynh đảo
Thuỳ sử nữ la chi
Nhi lai cưỡng oanh bão
Lưỡng thảo do nhất tâm
Nhân tâm bất như thảo
Mạc quyển long tu tịch
Tòng tha sinh võng ty
Thả lưu hổ phách chẩm
Hoặc hữu mộng lai thì
Phúc thuỷ tái thu khởi mãn bôi
Khí thiếp dĩ khứ nan trùng hồi
Cổ lai đắc ý bất tương phụ
Chỉ kim duy kiến Thanh Lăng đài...
-Bản dịch của Lê Nguyễn Lưu-

Sông Cẩm về đông bắc
Uyên ương giữa sóng vần
Trống đậu cây cung Hán
Mái chơi hương cỏ Tần
Nát cánh thà cùng muôn vạn chết
Trên mây chẳng chịu rẽ lìa thân
A Kiều thủa ấy cơn ghen nổi
Ngồi lặng Trường Môn sầu bóng tối
Những ước ơn vua lại đoái thương
Từ phú nghìn vàng nào tiếc hối !
Tương Như làm phú thưởng nghìn vàng
Đàn ông ưa mới dễ thay ngang
Một sớm Mậu Lăng toan cưới thiếp
Khúc \"Bạch đầu ngâm\" Văn Quân tặng
Về đông, nước hẳn chẳng về tây
Lìa cành hoa rụng thẹn rừng hoang
Thố ti vốn vô tình
Nghiêng ngả theo làn gió
Ai xui cành nữ la
Đến vòng quanh gắn bó
Hai cỏ một lòng chung
Long người thua cỏ ấy
Chiếu long tu chớ cuốn!
Mạng nhện mặc dăng đầy!
Giữ gìn gối hổ phách
Có lúc mộng về đây
Vớt lui nước đổ có đầy chăng?
Bỏ vợ mà đi, đi dứt phăng
Đắc ý xưa nay không phụ rẫy
Bây giờ chỉ thấy gác Thanh Lăng!
-Bản dịch của Hoa Sơn--

Giòng sông Cẩm xuôi về đông bắc
Sóng nghìn trùng xô nát uyên ương
Trên cành trống đậu Hán cung
Cỏ thơm chim mái chơi rong đất Tần
Thà được chết vạn lần đau khổ
Chẳng muốn rời nhau giữa trời mây
A Kiều một thuở ghen cay
Trường Môn một bóng tháng phai năm sầu.
Nàng ao ước mong hầu Thánh Thượng
Từ phú kia ngân lượng tiếc chi!
Tương Như đất Thục văn tài
Viết từ phú được nghìn thoi bạc vàng
Người chuộng mới lòng hay thay đổi
Sáng ngày toan cưới gái Mậu Lăng
Văn Quân tặng Bạch đầu ngâm
Về đông nước chảy chẳng tìm về tây
Hoa lìa ngọn thẹn cây rừng cũ
Thố ti hoa vốn tự vô tình
Ngã theo ngọn gió mặc nhiên
Nữ la quấn quýt kết duyên mặn nồng
Loài hoa ấy tâm đầu ý hiệp
Lòng con người sánh kịp cỏ ư?
Đừng thu mảnh chiếu Long Tu
Mặc cho tơ nhện giăng mờ khắp nơi
Hãy giữ lại gối đầu hổ phách
Lở mai kia gợi giấc mơ đời
Nước kia đổ hết đi rồi!
Làm sao có thể vớt đầy được chăng?
Chàng đã bỏ đi người vợ cũ
Thật khó lòng về ở cùng nhau
Xưa nay thệ ước bạc đầu
Bây giờ chỉ thấy bóng lầu Thanh Lăng
-Bản dịch của Nguyễn Tâm Hàn--

Dòng Cẩm Thủy chảy về miền đông bắc
Cặp uyên ương theo sóng vỗ dạt sô
Chú trống kìa . . . cây cung Hán nhởn nhơ
Đất Tần đấy. . . mái vui mùi thơm cỏ
Dù thân nát vẫn bên nhau không bỏ
Chết cũng đành chẳng ly biệt giữa mây
Gương A Kiều cơn ghen thuở nào đây
Rồi ủ rũ nơi Trường Môn héo hắt
Chỉ mong được đấng quân vương để mắt
Từ phú nào đâu nuối tiếc bạc vàng
Xưa Tương Như làm phú được giầu sang
Nên danh phận mưu thay lòng đổi dạ
Gái Mâu Lăng tính ngày đêm chung chạ
Khiến Văn Quân tặng bài phú Bạch Đầu
Đông hoặc tây, nước chảy một dòng sâu
Hoa rơi rụng thẹn cùng rừng núi cũ
Như thô ti theo gió đùa nghiêng ngả
Cành nữ la vẫn ngày tháng quấn quanh
Loài dây leo cũng còn vẹn ý tình
Sao nhân thế lại không bằng cây cỏ
Đừng cuốn lại. . . chiếu long tu để đó
Hãy mặc cho những tơ nhện giăng đầy
Cứ để yên gối hổ phách chớ thay
Biết đâu đó đêm ru ta tình mộng
Nước đã đỗ hốt vào sao đầy cóng
Đã chia lìa, xum họp phải dễ đâu
Trên đời này đắc ý chẳng phụ nhau
Qua ngày tháng đài Thanh Lăng còn đấy
-Bản dịch của Nguyễn phước Hậu--

Dòng sông Cẩm chảy về đông bắc
Xô cặp uyên ương lớp sóng đào
Mái lộng cỏ Tần thơm phảng phất
Trống trên cung Hán đỉnh cây cao.
Thà cung chết vạn lần đau đớn
Hơn ở trong mây rẻ cánh nhau.
Còn nhớ A Kiều ghen thuở nọ
Trường môn chiều xuống lặng ngồi sầu
Ngắm trăng lòng ước hầu bên chúa.
Xưa phú từ mua cuộc sống giàu
Làm phú Tương Như sung túc hẳn
Đàn ông chuộng mới đổi thay mau.
Mậu Lăng một sớm tâm tình hợp
Nhỏ lệ Văn Quân phú Bạch đầu
Nước chẳng về đông, tây cuộn mãi
Lá lìa cành rụng chốn rừng sâu.
Cỏ thố ti vô tình
Cuốn mình theo chiều gió
Cùng với nữ la cành
Quấn quanh dù bão tố
Hai cỏ một tâm tình
Lòng người thua cây cỏ.
Chiếu long tu trải đó
Cho tơ nhện giăng mành.
Giữ gìn gối hổ phách
Về lại thuở mơ lành.
Thôi đành ! nước đỗ hốt đầy sao?
Phụ thiếp đuổi đi, khó lại nào.
Tự cổ được thời, không hợp vợ
Đến nay chỉ thấy gác Thanh sầu.
- Bản dịch của Viên Thu --

Bạch đầu ngâm
Sông Cẩm xuôi đông bắc,
Uyên ương sóng dạt dần.
Trống an cây khuyết Hán,
Mái lượn cỏ hương Tần.
Vạn lúc chết cùng không rẽ cánh,
Giữa mây xin sẽ chẳng đôi đường.
A Kiều thuở ấy ghen quay quắt,
Ngồi rũ Trường môn tối vấn vương.
Lòng ước hoàng ân hoài chiếu cố,
Ngàn vàng hoán đổi giá từ chương.
Tương Như giỏi phú vàng châu lắm,
Tâm dạ trượng phu biến khó lường.
Một sớm người ưng thêm thiếp mới,
Văn Quân nghe, xướng Bạch đầu ngâm:
\" Nước xuôi chảy, chẳng về nguồn cũ,
Hoa rụng buồn, còn thẹn núi thâm.
Hoa thố ty vô tình,
Lả lơi theo gió lạ.
Ai xui cành nữ la,
Quấn quít cùng chung dạ.
Loài cỏ còn tâm kết,
Lòng người lại kém xa.
Chiếu long tu chớ cuộn,
Tơ mạng nhện cho mờ.
Hổ phách gối đầu giữ,
Xin đời có lúc mơ.
Hốt đầy nước đổ,ai mơ tưởng,
Ruồng bỏ vợ xưa,thiếp bẽ bàng.
Chung thủy lâu nay đều đáng trọng,
Ngàn năm còn đó bóng Thanh lăng\".
23.


Tá vấn Hán cung thùy đắc sự
Khả lân Phi Yến ỷ tân trang.
24.


Mỹ nhân tự cổ như danh tướng,
Bất hứa nhân gian kiến bạch đầu…


25. . 山中問答 李白
問余何意棲碧山
笑而不答心自閑
桃花流水杳然去
別有天地非人間    
Sơn trung vấn đáp - Lý Bạch
Vấn dư hà ý thê bích sơn
Tiếu nhi bất đáp tâm tự nhàn
Đào hoa lưu thủy yểu nhiên khứ
Biệt hữu thiên địa phi nhân gian.


Đáp lời hỏi trong núi
Hỏi ta sao ở núi xanh ?
Chỉ cười không nói, lòng thanh thản nhàn.
Đào rơi nước cuốn nhẹ nhàng,
Rằng đây khác chốn nhân gian bão bùng...
26. 自遣 李白
對酒不覺瞑
落花盈我衣
醉起溪月
鳥還人亦稀
Tự khiển - Lý Bạch
Đối tửu bất giác minh,
Lạc hoa doanh ngã y.
Tuý khởi bộ khê nguyệt,
Điểu hoàn nhân diệc hy.

Tự tiêu khiển
Say nên chẵng biết chiều rồi,
Hoa rơi trên áo vài đôi cánh tàn.
Lần ra suối vớt trăng tan,
Chim bay tìm bạn , rừng hoang vắng người...
27. 憶秦娥(秋風詞)
簫聲咽
秦娥夢斷秦樓月
秦樓月年年柳色
灞陵傷別
樂遊原上清秋節
咸陽古道音塵
音塵
西風殘照
漢家陵闕
Ức Tần Nga (Thu phong từ)
Tiêu thanh yết
Tần Nga mộng đoạn Tần lâu nguyệt
Tần lâu nguyệt niên niên liễu sắc
Bá Lăng thương biệt
Lạc Du Nguyên thượng thanh thu tiết
Hàm Dương cổ đạo âm trần tuyệt
Âm trần tuyệt
Tây phong tàn chiếu
Hán gia lăng khuyết

Dịch thơ :Ức Tần Nga (Thu phong từ)
Tiêu vừa ngắt
Tần Nga mộng đứt trăng Tần các
Trăng Tần các năm năm liễu sắc
Bá Lăng buồn nhắc
Lạc Du Nguyên tiết thu thanh thoát
Hàm Dương lối cũ âm trần bặt
Âm trần bặt
Gió tây tàn chiếu
Hán gia lăng thất
-Nguyễn Chí Viễn dịch
Chú thích
Tần Nga :Con gái Tần Mục Công tên là Lộng Ngọc
Bá Lăng :Tức cầu Bá Lăng, xưa người Trường An thường tiễn hành nơi đó, nên đương thời gọi là Tiêu hồn kiều
Lạc Du Nguyên :Ở phía Nam thành Trường An, xưa mùng 3 tháng 3 và mùng 9 tháng 9 người Trường An hay lên đó du ngoạn
lăng khuyết :Lăng là mộ phần của vua, khuyết là cửa ngoài cung điện

Sơn Trung Vấn Đáp
Vấn dư hà sự thê bích san?
Tiếu nhi bất đáp tâm tự nhàn              
Đào hoa lưu thuỷ yểu nhiên khứ
Biệt hữu thiên địa phi nhân gian
Trả lời hỏi trong núi
Hỏi ta: ở núi làm chi ?
Thong dong chẳng nói, cười khì cho vui.
Hoa đào theo bẵng nước trôi,
Có riêng trời đất, cõi người đâu đây.
(Tản Đà dịch )



28. 《春思》
【唐】李白
燕草如碧丝,
秦桑低绿枝。
当君怀归日,
是妾断肠时。
春风不相识,
何事入罗帏?

Dịch nghĩa:
Xuân tư
(Người dịch: Phụng Hà)
Yên thảo như bích ty,
Tần tang đê lục chi;
Đương quân hoài quy nhật,
Thị thiếp đoạn trường thì.
Xuân phong bất tương thức,
Hà sự nhập la vi ?


Dịch ý bài thơ "Xuân tư"
Cỏ Yên mướt tựa tơ xanh,
Dâu Tần tươi tốt tỏa cành xanh dương.
Ngày chàng nghĩ đến hồi hương,
Là khi lòng thiếp đoạn trường xót xa.
Gió xuân quen biết chi ta,
Cớ sao lọt đến màn là, phòng khuê ?

29.
http://members.ozemail.com.au/~ntqcd/t1.jpg 
解釋春風無限恨,
沈香亭北倚闌干。
''THANH BÌNH ĐIỆU''
Giải thích xuân phong vô hạn hận,
trầm hương đình bắc ỷ lan can.

Giải thích xuân phong vô hạn hận
giải trừ đi nỗ buồn phiền do gió đông mang đến

30.
 

THÁI LIÊN NHỊ KHÚC
Nhược gia khê bàn thái liên nữ
Tiếu cánh hà hoa cộng nhân ngữ
Nhật tiếu tân trang thủy để minh
Phong phiêu hương duệ không trung cử

Ngạn thương thùy gia du dả lan
Tam tam ngũ ngũ ánh thùy dương
Tử lưu lê nhập lạc hoa khứ
Kiến thử trì trù không đoạn trường


Dịch nghĩa:
HAI BÀI CA HÁI SEN
Hái sen nơi bến nhược gia
Rộn ràng cười nói trong hoa tiếng người
Bóng lồng đáy nước xinh tươi
Gió đứa ta áo một trời ngát hương.

Trên bờ dưới bóng thùy dương
Ngựa hồng thấp thoáng mấy chàng lãng du.
Cuồng chân dẫm nát hoa mơ
Ngoảnh nhìn lòng những xót xa ngậm ngùi. 


31. Cổ Phong
Trong vườn lan lẻ bóng,
Cỏ hoang chẳng một cây.
Tuy ánh xuân đang chiếu,
Ngại lúc trăng thu gầy.
Sương sớm giọt thánh thót,
E sắc biếc phôi phai.
Nếu gió xuân không thổi,
Hương khí bạn cùng ai?


Quạ kêu đêm (Người dịch: Tản Đà)
Mây vàng chiếc quạ bên thành
Nó bay tìm ngủ trên cành nó kêu
Tần Xuyên cô gái buồng thêu
Song sa khói toả như khêu chuyện ngoài
Dừng thoi buồn bã nhớ ai
Phòng không gối chiếc giọt dài tuôn rơi.
Bài hát tòng quân

Đánh trăm trận rách toe áo giáp
Trong vòng vây binh tụ nam thành
Xông trại địch bắn Hô Diên chết
Dẫn tàn quân thiên kỵ rút nhanh.

32. Bài hát buồn

Buồn đến rồi
Buồn đến rồi
Chủ nhân sẵn rượu rót tràn cho
Hãy nghe tôi hát khúc buồn lo
Buồn mà không hát cười không được
Thiên hạ có ai người hiểu cho
Tôi có đàn ba xích
Bạn có rượu trăm chung
Đàn kêu rượu uống hợp cùng với nhau
Một chén có đáng vào đâu
Làm sao sứt mẻ trăm cân vàng ròng
Buồn đến rồi
Buồn đến rồi
Trời tuy trường
Đất tuy cửu
Vàng ngọc đầy nhà không thể giữ
Giàu có trăm năm rồi được gì
Đời người một lần ai cũng tử
Dưới trăng vượn hú ôi sầu bi
Uống đi cho hết rượu trong ly
Buồn đến rồi
Buồn đến rồi
Phượng hoàng bất chí biết đường mô
Vi Tử đến rồi Kỳ Tử nô
Hán Đế nhớ gì Lý Lăng cũ
Sở Vương đày ải Khuất Nguyên xưa
Buồn đến rồi
Buồn đến rồi
Lý Tư nhớ lại hối đã đành
Không để tấm thân ngoài hư danh
Ngũ hồ nương mây thuyền Phạm Lãi
Thân thoái khi công toại danh thành
Kiếm, lợi cho một người
Sách, để lại họ tên
Ban ơn rồi lại bỏ quên
Đoán người khi đã ở bên nhau thường
Râu vàng cùng với đầu đen
Tiện nghi phương bá nhanh chân chiếm liền
Nho sinh này hỡi nho sinh
Đừng lừa tóc bạc mà mang tội trời.


Lên núi Thiên Môn
Sở Giang cuồn cuộn núi phân đôi
Dòng nước về đông trở lại rồi
Trên bến non xanh hai phía đối
Cánh buồm đi đến tự bên trời

33. Khúc Lục Thủy
Nước biếc in bóng Trăng
Nam Hồ toả Sen trắng
Hoa xinh cất tiếng hát
Say lòng thuyền dạo chơi.

34. Hoa phù dung
Suối ẩn trong sen ngọc,
Trời sớm sáng lại tươi.
Hoa thu lồng nước biếc,
Khói xanh cuộn lá dày.
Màu phấn xưng tuyệt thế,
Lưu hương có bởi ai?
Ngồi ngắm sương giăng khắp,
E hương sắc tàn phai.
Nếu được thành cây cỏ,
Nguyện bén rễ nơi này.

  35. 

李白
關山月
明月出天山, 蒼茫雲海間;
長風幾萬里, 吹度玉門關。
漢下白登道, 胡窺青海灣。
由來征戰地, 不見有人還。
戍客望邊色, 思歸多苦顏;
高樓當此夜, 歎息未應閑。

Quan san nguyệt
Minh nguyệt xuất Thiên San,
Thương mang vân hải gian.
Trường phong kỷ vạn lý,
Xuy độ Ngọc Môn quan.
Hán há Bạch Đăng đạo,
Hồ khuy Thanh Hải loan.
Do lai chinh chiến địa,
Bất kiến hữu nhân hoàn.
Thú khách vọng biên sắc,
Tư quy đa khổ nhan.
Cao lâu đương thử dạ,
Thán tức vị ưng nhàn.
- Bản dịch của Tản Đà –

Trăng miền núi non quan ải
Vầng trăng lên khỏi Thiên-San,
Xanh xanh, mây, biển, mênh mang một màu.
Gió từ vạn dặm đi đâu?
Thổi qua cửa Ngọc ở đầu ải quan.
Bạch-Đăng, Hán đã sẵn sàng,
Hồ nhòm Thanh-Hải, hẳn toan tính gì.
Những người chiến địa ra đi,
Có ai còn thấy trở về nữa đâu!
Trời biên, nhìn đã thẫm mầu,
Ngày về chàng nghĩ, âu sầu xác xơ.
Lầu cao đương lúc bấy giờ,
Tiếng ai thao thức, mong chờ, thở than!...
-Bản dịch của Viên Thu -

Trăng ngà tự đỉnh thiên sơn lộ,
Thăm thẳm khuôn vàng tỏ biển mây.
Gió thênh thang, vạn dặm dài,
Lan xa heo hút tới ngoài ngọc quan.
Quân Hán xuống Bạch thành chặn lại,
Rợ Hồ từ Thanh hải nhìn qua.
Từ khi chiến địa ngàn xa,
Có ai được trở về nhà bình yên.
Chinh nhân ngóng khắp miền biên tái,
Xót lòng quê mặt ải mày chau.
Đêm nay trên chốn lầu cao,
Vọng lời than thỏ,lòng nào hưởng an
TRĂNG QUAN SAN
Vừng trăng ra núi Thiên San,
Mênh mang nước bể mây ngàn sáng soi.
Gió đâu muôn dặm chạy dài,
Thổi đưa trăng sáng ra ngoài Ngọc Môn.
Bạch Đăng quân Hán đóng đồn,
Vụng* kia Thanh Hải dòm luôn mắt Hồ.
Từ xưa bao kẻ chinh phu,
Đã ra đất chiến, về ru mấy người ?  

Buồn trông cảnh sắc bên trời,
Giục lòng khách thú nhớ nơi quê nhà.
Lầu cao, đêm vắng, ai mà,
Đêm nay than thở ắt là chưa nguôi.
-Bản dịch của Phụng Hà -
Trăng sáng nhú Thiên Sơn,
Rọi mây biển mênh mông.
Gió thổi dài vạn dặm,
Ra đến ải Ngọc Môn.
Bạch Đăng, Hán dàn trận,
Thanh Hải, Hồ dòm trông.
Chinh nhân ra chiến địa,
Mấy kẻ về cố hương.
Lính thú nhìn biên ải,
Nhớ quê dạ sầu thương.
Ai lầu cao đêm vắng,
Than thở suốt đêm trường.
- Bản dịch của SongNguyễn HànTú -
Trăng khuất Thiên San
Biển trời mờ mịt
Ải Môn quan
Gió lộng lan tràn
Đường thành Bạch ầm ầm quân Hán
Lối vịnh Thanh ngàn vạn rợ Hồ
Than ơi chinh chiến tự xưa
Sa trường mấy kẻ trở về mà mong
Người lính thú não nùng đau khổ
Ngó biên thùy lòng nhớ quê hương
Chơ vơ vọng gác đêm sương
Xót xa thân phận đoạn trường thảm thay
- Bản dịch của Nguyễn Minh -

Trăng sáng rỡ ló từ Thiên San núi
Mây xám xanh như biển rộng mênh mông
Được gió mang vài vạn dặm băng đồng
Và thổi tới Ngọc Môn Quan biên ải
Quân Hán xuống Bạch Đăng đầy hăng hái
Giặc Hồ vào vũng Thanh Hải thăm dò
Xưa đến nay nơi chiến địa cam go
Chưa thấy có mấy ai về quê được
Lính trấn đóng nhìn hoang vu phía trước
Mặt buồn so vì nỗi nhớ quê nhà
Cũng đêm này nơi lầu vắng phương xa
Chinh phụ thức, thở than, chưa ngủ được .
-Bản dịch của Anh-Nguyên-

36.


Há Giang Lăng (Tảo phát Bạch Đế thành) - Lý Bạch
Triêu từ Bạch Đế thái vân gian,
Thiên lý Giang Lăng nhất nhật hoàn.
Lưỡng ngạn viên thanh đề bất trú,
Khinh chu dĩ quá vạn trùng san.

Dịch nghĩa:
"Sáng Sớm Rời Thành Bạch Đế"
Sớm từ Bạch Đế biếc ngàn mây ,
Nghìn dặm Giang Lăng tới một ngày ,
Vượn hót ven sông chưa dứt tiếng ,
Mà thuyền muôn núi vượt qua ngay .
(Nguyễn Danh Đạt dịch)

Sớm ra đi từ thành Bạch Đế
Sớm ra Bạch Đế thành mây,
Giang Lăng nghìn dặm một ngày về luôn,
Hai bờ tiếng vượn véo von,
Thuyền lan đã vượt núi non vạn trùng.
(bản dịch của Tản Đà)

Tới Giang Lăng (Sáng rời thành Bạch Đế)
Sớm từ Bạch Đế rực ngàn mây
Muôn dặm Giang Lăng tới một ngày
Vượn hót ven sông nghe rỉ rả
Thuyền qua muôn núi nhẹ như bay
(Tương Như dịch)
37.
 
軍行 Quân Hành
Nguyên Tác Chữ Hán

軍行
騮馬新跨白玉鞍,
戰罷沙場月色寒。
城頭鐵鼓聲猶震,
匣裡金刀血未干。

Phiên Âm
Quân Hành

Lưu mã tân khóa bạch ngọc an
Chiến bãi sa tràng nguyệt sắc hàn
Thành đầu thiết cổ thanh do chấn
Hạp lí kim đao huyết vị can
LÝ BẠCH

Tạm Dịch Nghĩa
Quân Hành
Hoa Lưu ! yên mới ngựa vàng ,
_Ánh trăng ?, _tàn cuộc ; Chiến tràng ?,_” lạnh tanh!”
Chấn dư trống trận đầu thành,
Gươm thiêng trong hộp còn tanh máu người .

Chú thích : Hoa lưu là “ Lưu mã”, ngựa Lưu , là tên con ngựa Hoa lưu 驊驑 tên một con ngựa tốt trong số tám con ngựa tốt của Chu Mục Vương 周穆王, nghĩa bóng là người có tài đức
Bối Cảnh: Bài này rất hiếm thấy trong các sách dịch thơ Đường, có lẽ là đây là bài thơ Đường khó chịu nhất trong các thơ Đường , không gian bàng bạc rất rộng , nhiều nghi vấn . Nguyên tác không để lộ ý thơ được một cách rõ ràng như các bài thơ Đường khác của Lý . Do không biết thời điểm xuất xứ bài thơ cho nên không dám lạm bàn, đó là điều đáng tiếc .Tuy vậy, theo laiquangnam có lẽ bối cảnh của bài này là chuyện kể về một người tráng sĩ đi cứu thành bị vây hãm, xong việc cất gươm báu ngay vào hộp, rồi lặng lẽ ra đi . 
Bài có cùng phong cách như bài “ Hiệp khách hành “ cũng của Lý Bạch .Trong “Hiệp khách hành” , Lý Bạch có nhắc về Hầu Doanh có bạn là dũng sĩ ở ẩn tên là Châu Hợi đang sống dưới lốt là người đồ tể. Châu Hợi đã giúp Tín Lăng Quân khi dùng dao trủy thủ đâm chết tướng Tấn Bỉ giúp Tín Lăng Quân đoạt binh phù cứu Triệu . Triệu là nơi mà Tín Lăng Quân có bạn tri âm là Bình Nguyên Quân . Sau khi đuổi quân Tần giải nguy cho thành Hàm Đan bị vây hãm , việc xong Hầu Doanh, Chu Hợi đi ở ẩn, cả Tín Lăng Quân cũng vây .Thiên hạ chẳng biết Hầu Chu, _họ đã đi đâu?. 
Trong bài, ’Hiệp khách hành “ của Lý Bạch có câu : 

Sự liễu phất y khứ
Thâm tàn thân dữ danh.

Tạm Dịch Việc xong rũ áo ra đi 
Dấu thân, xóa tích sá gì chút danh. 
LaiQuangNam
Hay Phỏng Dịch
Việc xong gác kiếm đi liền ... 
Xóa danh ,xóa phận, xóa phiền thế nhân . 
LaiQuangNam
38.
Photobucket

Tống hữu nhân - Lý Bạch
Thanh sơn hoành Bắc quách, 
Bạch thuỷ nhiễu Đông thành.
Thử địa nhất vi biệt,
Cô bồng vạn lý chinh.
Phù vân du tử ý,
Lạc nhật cố nhân tình.
Huy thủ tự tư khứ,
Tiêu tiêu ban mã minh.

Tiễn đưa bạn
Giăng ngang ải Bắc núi xanh,
Dòng sông trắng bạc quanh thành hướng Đông.
Chốn này đưa tiễn bạn lòng,
Xót thân phận mõng cỏ hồng lẻ loi .
Người đi lòng tựa mây trôi,
Buồn người ở lại một trời nhớ thương .
Vẫy tay từ buổỉ lên đường,
Nẽo về, ngựa hí đau thương lìa đàn ...


Độc Lý Bạch Tập -  Trịnh Cốc


ĐỘC LÝ BẠCH TẬP
Hà sự văn tinh dữ tửu tinh
Nhất thời chung tại Lý tiên sinh ?
Cao ngâm đại túy tam thiên thủ
Lưu trước nhân gian bạn nguyệt minh
Trịnh Cốc
Dịch Nghĩa:
Vì cớ gì mà sao Văn với sao Rượu
Tại sao cùng một lúc lại dồn cả vào ông Lý ?
Ba nghìn bài thơ ngâm vang khi say khướt
Để lại cõi đời cùng với vầng trăng sáng tỏ
ĐỌC TẬP THƠ LÝ BẠCH
1-      Sao Rượu, sao Văn lấp lánh trời
Cớ chi ông Lý hưởng mình thôi
Ba nghìn thi khúc ngâm say khướt
Cùng với vầng trăng để lại đời
2-Sao Văn sao Rượu lung linh
Tại sao Ông Lý một mình hưởng thay
Ba nghìn thi khúc ngâm say
Vầng trăng sáng tỏ, cõi này lưu danh
Hải Đà phỏng dịch



II. ĐỖ PHỦ
    
Đỗ Phủ (712 – 770) là một nhà thơ Trung Quốc nổi bật thời nhà Đường.
Cùng với Lý Bạch, ông được coi là một trong hai nhà thơ vĩ đại nhất Trung Quốc. Tham vọng lớn nhất của ông là có được một chức quan để giúp đất nước, nhưng ông đã không thể thực hiện được điều này. Cuộc đời ông, giống như cả đất nước, bị điêu đứng vì Loạn An Lộc Sơn năm 755, và 15 năm cuối đời ông là khoảng thời gian hầu như không ngừng biến động.
Những năm đầu tiên
 Đỗ Phủ xuất thân từ một gia đình quý tộc (tự cho là dòng dõi vua Nghiêu) đã sa sút. Ông sinh năm 712: không biết rõ nơi sinh của ông, trừ chi tiết nó ở gần Lạc Dương, tỉnh Hà Nam (huyện Củng cũng có thể là nơi sinh của ông). Sau này ông tự coi mình là người kinh đô Trường An.

Mẹ Đỗ Phủ mất một thời gian ngắn sau khi sinh ông, và ông đã được thím nuôi một thời gian. Người anh trai của ông mất sớm. Ông cũng có ba em trai và một em gái khác mẹ, họ thường được nhắc tới trong các bài thơ của ông, dù ông không bao giờ đề cập tới mẹ kế.

Vì là con trai của một học giả-quan lại bậc thấp, thời trẻ ông được tiếp thu nền giáo dục đúng theo tiêu chuẩn thời đó để có thể trở thành một quan lại dân sự sau này: học thuộc lòng các tác phẩm triết học kinh điển Khổng giáo, lịch sử và thi ca. Sau này ông cho rằng mình đã sáng tác một số bài thơ hay ngay từ khi tuổi còn trẻ, nhưng không lưu giữ lại.

Đầu những năm 730 ông đi tới vùng Giang Tô/Triết Giang; những bài thơ đầu tiên của ông, miêu tả một cuộc thi thơ, được cho là đã sáng tác ở cuối thời kỳ này, khoảng năm 735.

Cùng năm ấy ông đi tới Trường An để dự thi nhưng bất ngờ bị đánh hỏng, việc này đã gây ra chỉ trích trong nhiều thế kỷ tiếp sau. Có lẽ ông đã trượt bởi vì không tìm kiếm được các mối quan hệ ở kinh đô. Sau kì thi này ông tiếp tục đi du lịch quanh vùng Sơn Đông vàHà Bắc.
Cha ông mất khoảng năm 740. Theo cấp bậc của cha, Đỗ Phủ có thể được phép nhận một chức quan dân sự, nhưng ông đã dành ưu đãi này cho một người em khác mẹ. Bốn năm sau đó ông sống ở vùng Lạc Dương, thực hiện các bổn phận gia đình.

Mùa thu năm 744 ông gặp Lý Bạch lần đầu tiên, và giữa hai nhà thơ đã nảy sinh một tình bạn vong niên: Đỗ Phủ còn trẻ tuổi, trong khi Lý Bạch đã nổi tiếng trên văn đàn. Hai ông đã viết nhiều bài thơ về nhau. Họ chỉ gặp lại nhau một lần nữa năm 745.

Năm 746 Đỗ Phủ tới kinh đô để tìm kiếm một chức quan. Ông tham gia vào cuộc thi năm sau đó, nhưng tất cả thí sinh đều bị vị tể tướng đánh trượt (để chứng tỏ mình đã sáng suốt sử dụng hết người tài và ngăn chặn sự trỗi dậy của bất kỳ đối thủ tiềm tàng nào). Từ đó ông không bao giờ đi thi nữa, chỉ thỉnh cầu trực tiếp hoàng đế năm 751, 754 và có lẽ cả năm 755.
Cuối cùng, vào năm 755 ông được chỉ định làm quan coi kho vũ khí. Dù đây chỉ là một chức nhỏ, ít nhất trong thời bình nó cũng là một buớc khởi đầu cho hoạn lộ của ông. Tuy nhiên, trước khi ông có thể nhậm chức, một loạt các sự kiện xảy ra đã khiến nó không bao giờ còn được thực hiện.
Chiến tranh

Loạn An Lộc Sơn xảy ra vào tháng 12, 755 và chỉ tan rã hoàn toàn sau tám năm. Trong thời gian này, Đỗ Phủ trải qua một cuộc sống trôi nổi, không thể định cư lâu dài ở đâu vì chiến tranh, cũng như nạn đói và sự bạc đãi của triều đình. Tuy nhiên, thời gian này khiến Đỗ Phủ trở thành một nhà thơ đồng cảm với những đau khổ, bất hạnh của người dân thường. Thực tế xung quanh, cuộc sống của gia đình ông, những người hàng xóm, những người qua đường– những điều ông nghe thấy và những gì ông hy vọng hay sợ hãi về tương lai– đã trở thành chủ đề chính trong những sáng tác của ông.

Năm 756 Huyền Tông buộc phải thoái vị, bỏ kinh đô tháo chạy. Đỗ Phủ, khi ấy đã rời kinh đô, đưa gia đình tới nơi lánh nạn và tìm đường đi theo triều đình mới của Túc Tông, nhưng trên đường đi ông bị quân nổi loạn bắt đưa về Trường An. Vào mùa thu, con trai út của ông ra đời. Mọi người cho rằng trong khoảng thời gian này Đỗ Phủ đã bị bệnh sốt rét.

Năm sau ông bỏ trốn khỏi Trường An, và được cho giữ chức Tả thập di trong triều đình mới tháng 5 năm 757. Chức vụ này khiến ông có cơ hội gặp gỡ Hoàng đế, nhưng chỉ mang tính nghi lễ. sau đó tới lượt chính ông bị giam nhưng tới tháng 6 được thả ra. Tháng 9 năm ấy ông được cho phép về gặp gia đình, nhưng nhanh chóng quay lại triều ngày 8 tháng 12, 757. Ông cùng triều đình quay lại Trường An sau khi quân triều đình tái chiếm nó. Tuy nhiên, những lời can gián của ông không hợp với hoàng đế và vào mùa hè năm 758 ông bị giáng cấp làm Tư công tham quân ở Hoa Châu. Chức vụ này làm ông chán ngán: trong một bài thơ, ông đã viết:"I am about to scream madly in the office/Especially when they bring more papers to pile higher on my desk."

Mùa hè năm 759 ông lại ra đi; lý do của lần này thường được cho là vì nạn đói nhưng cũng có ý cho rằng ông ra đi vì vỡ mộng. Năm sau đó ông sống sáu tuần tại Tần Châu (hiện nay làThiên Thuỷ, tỉnh Cam Túc), ở đây ông đã sáng tác sáu mươi bài thơ.
Thành Đô: Năm 760 ông tới Thành Đô (tỉnh Tứ Xuyên), nơi ông sẽ sống trong năm năm tiếp theo. Tới mùa thu năm đó ông rơi vào cảnh túng quẫn phải gửi thơ tới những người quen biết để cầu xin giúp đỡ. Ông được Nghiêm Vũ, một người bạn và là đồng môn đang làm tổng trấn ở Thành Đô giúp đỡ. Dù vậy đây vẫn là một trong những giai đoạn thanh bình và hạnh phúc nhất của ông, và nhiều bài thơ sáng tác trong thời kỳ này miêu tả lại cuộc sống thanh bình trong "thảo đường" ở đó.

Lịch sử: Từ thời nhà Tống thơ Đỗ Phủ đã được gọi là "thi sử" (詩史). Vấn đề lịch sử được đề cập trực tiếp trong thơ ông là sự bình luận các sách lược quân sự, các thắng bại của triều đình hay những ý kiến ông muốn đề đạt trực tiếp tới hoàng đế. Một cách gián tiếp, ông viết về ảnh hưởng của thời đại đối với đời sống chính mình cũng như người dân thường Trung Quốc.

Những phản ánh chính trị của Đỗ Phủ dựa trên cảm xúc chứ không dựa trên tính toán. Ông ước ao mọi người bớt ích kỷ và làm tròn bổn phận của mình. Tuy nhiên, do người ta không thể không đồng ý với các quan điểm của ông nên các sự thật được biểu đạt đầy sức thuyết phục trong thơ ông đã khiến ông trở thành một nhân vật trung tâm trong thi sử Trung Quốc.
Đạo đức

 Đỗ Phủ được đặt là "thi thánh" (詩聖), ngang hàng với Khổng Tử, vị thánh về triết học. Binh xa hành(兵車行) (khoảng năm 750), đã nói lên nỗi thống khổ của một người bị bắt đi lính trong quân đội triều đình, thậm chí trước khi xảy ra loạn An Lộc Sơn; bài thơ này nói lên sự xung đột giữa việc chấp nhận và hoàn thành nghĩa vụ, và sự ý thức rõ ràng về những đau khổ có thể nảy sinh. Chủ đề này liên tiếp được nhấn mạnh trong những bài thơ về cuộc đời của dân chúng và binh sĩ mà Đỗ Phủ sáng tác trong cả cuộc đời mình.
Tình thương của Đỗ Phủ đối với chính mình và với người khác chỉ là một phần trong các chủ đề của thơ ông: ông còn sáng tác nhiều bài về những chủ đề mà trước đó bị coi là không thích hợp để thể hiện trong thơ.
Kỹ thuật:Trước tác của Đỗ Phủ đặc biệt nổi tiếng nhất vì tầm vóc của nó. Các nhà phê bình Trung Quốc thường dùng từ Tập đại thành 集大成, (Đỗ Phủ) "đã thống nhất trong tác phẩm của mình những nét tiêu biểu mà người trước mới chỉ đề cập riêng lẻ". Ông là nhà thơ tài nghệ trong mọi phong cách thơ Trung Quốc.

Dù sáng tác ở mọi thể loại thơ, Đỗ Phủ nổi tiếng nhất ở cận thể thi, một kiểu thơ có nhiều ràng buộc về hình thức và số lượng từ trong câu. Khoảng hai phần ba trong 1.500 tác phẩm hiện còn của ông là ở thể này, và nói chung ông được coi là nhà thơ tiêu biểu cho thể loại này. Những bài thơ đạt nhất của ông trong thể loại dùng phép đối song song để thêm nội dung biểu đạt thay vì chỉ là một quy định kỹ thuật thông thường.
Ảnh hưởng: Sinh thời và ngay sau khi mất, Đỗ Phủ đã không được đánh giá cao, phần vì những đổi mới trong phong cách và hình thức thơ ông. Một số bị coi là quá táo bạo và kỳ cục đối với giới phê bình văn học Trung Quốc. Chỉ một số ít tác giả đương thời có nhắc tới ông và miêu tả ông với tính chất tình cảm cá nhân, chứ không phải như một nhà thơ xuất chúng hay lý tưởng đạo đức. Thơ Đỗ Phủ cũng ít xuất hiện trong những hợp tuyển văn học thời kỳ đó.

Tới thế kỷ thứ 9 ông đã trở nên rất nổi tiếng. Những lời ngợi ca đầu tiên dành cho Đỗ Phủ là của Bạch Cư Dị, người đã ca ngợi những tình cảm đạo đức trong một số tác phẩm của Đỗ Phủ. Tới đầu thế kỷ thứ 10, Wei Zhuang đã cho dựng lại bản sao đầu tiên ngôi nhà tranh của ông ở Tứ Xuyên.

Tới thế kỷ 11, trong giai đoạn Bắc Tống, danh tiếng Đỗ Phủ lên tới cực điểm. Trong thời gian này các nhà thơ trước đó đã được đánh giá lại một cách toàn diện, theo đó Vương Duy, Lý Bạch và Đỗ Phủ lần lượt được coi là đại diện cho xu hướng Phật giáo, Đạo giáo và Khổng giáo trong văn hóa Trung Quốc. Cùng lúc ấy, sự phát triển của Tân Khổng giáo đã đặt Đỗ Phủ lên vị trí cao nhất, vì trong cả cuộc đời, ông đã không vì đói nghèo cùng khổ mà quên đi quân vương của mình.



1. Nguyệt dạ - Đổ Phủ
Kim dạ Phu Châu nguyệt
Khuê trung chỉ độc khan
Dao liên tiểu nhi nữ
Vị giải ức Tràng An
Hương vụ vân hoàn thấp
Thanh huy ngọc tý hàn
Hà thời ỷ hư hoảng
Song chiếu lệ ngân can

Dịch nghĩa
Vầng trăng ở Phu Châu đêm nay
Trong phòng khuê chỉ một người đứng nhìn
Ở xa thương cho con gái bé bỏng
Chưa hiểu nỗi nhớ Trường An
Sương thơm làm ướt mái tóc mai
Ánh trăng trong sáng làm giá lạnh cánh tay ngọc
Bao giờ được tựa bên màn mỏng
Để trăng chiếu cả đôi ta cho ngấn lệ ráo khô?


Đêm sáng trăng
Châu Phu này lúc trăng soi
Buồng the đêm vắng riêng coi một mình
Đoái thương thơ dại đầu xanh
Tràng An chửa biết đem tình nhớ nhau
Sương sa thơm ướt mái đầu
Cánh tay ngọc trắng lạnh màu sáng trong
Bao giờ tựa bức màn không
Gương soi chung bóng lệ dòng dòng khô
(Bản dịch của Tản Đà)

Đêm trăng
Đêm nay Phu Châu sáng
Mình em ngắm trăng khuya
Nỗi nhớ Trường An ấy
Thương con chửa biết gì
Sương thơm làn tóc đẫm
Ánh lạnh cánh tay tê
Bao giờ cùng soi bóng
Đôi mình ngấn lệ se.
(Bản dịch của Khương Hữu Dụng)

2. Tuyệt cú

Lưỡng cá Hoàng Ly minh thúy liễu,
 Nhất hàng Bạch lộ thướng thanh thiên;
 Song hàm Tây Lĩnh thiên thu tuyết,
 Môn bạc Đông Ngô vạn lý thuyền.
dịch nghĩa:
 Hai con chim Oanh vàng kêu ( hót ) trong cụm liễu xanh,
một hàng cò trắng bay trên lưng chừng trời;
Trước song ngậm tuyết nghìn thu ở núi Tây Lĩnh,(1)
Ngoài cửa thuyền Đông Ngô từ muôn dặm đến đậu.(2)
*1-Bản dịch của Tản Đà:
Hai cái Oanh vàng kêu liễu biếc,
 Một hàng cò trắng vút trời xanh;
 Nghìn năm tuyết núi song in sắc,
 Muôn dặm thuyền Ngô cửa rập rình.

Lưỡng cá Hoàng Ly minh thúy liễu,
 Nhất hàng Bạch lộ thướng thanh thiên;
 Song hàm Tây Lĩnh thiên thu tuyết,
 Môn bạc Đông Ngô vạn lý thuyền.

3. Hoạ ưng - Đỗ Phủ


Hoạ ưng - Đỗ Phủ
Tố luyện phong sương khởi,
Thương ưng hoạ tác thù.
Song thân tư giảo thỏ,
Trắc mục tự sầu hồ.
Điều tuyền quang kham trích,
Hiên doanh thế khả hô.
Hà đương kích phàm điểu,
Mao huyết sái bình vu.
Dịch nghĩa
Con ưng vẽ
Ưng xanh ai khéo vẽ vời,
Nổi trên lụa trắng, một trời gió sương.
Gườm gườm đôi mắt liếc ngang,
Nghiêng nghiêng mình né như đương rình mồi.
Dây xinh, vòng sáng hẳn hoi,
Gọi thường bay xuống hiên ngoài cũng nên!
Bao giờ đánh bọn chim hèn,
Máu lông tung rắc giữa miền đồng hoang?
(Không rõ tác giã)

4.  Mạn thành - Đỗ Phủ
Giang nguyệt khứ nhơn chỉ sổ xích
Phong đăng chiếu dạ dục tam canh
Sa đầu túc lộ liên quyền tĩnh
Thuyền vĩ khiêu ngư bát lạt minh.
Dịch nghĩa
Tản Mạn
Trăng trên sông đến với người chỉ cách vài thước
Ánh đèn chiếu sáng giữa đêm sắp điểm canh ba
Con cò trắng nghiêng đầu co chân yên tĩnh
Ở đuôi thuyền, cả nhảy quẩy nước tạo ra tiếng nước

Tản Mạn
Kề tựa trên sông bóng nguyệt ngời
Canh ba sắp điểm ánh đèn khơi
Nghiêng đầu cò trắng lim dim ngủ
Cá nhảy sau thuyền động nước chơi
(Bản dịch của Shiroi)

5 Mộng Lý Bạch I
Đỗ Phủ - 杜甫
五言古詩

杜甫
夢李白之一
死別已吞聲, 生別常惻惻。
江南瘴癘地, 逐客無消息。
故人入我夢, 明我長相憶;
君今在羅網, 何以有羽翼?
恐非平生魂, 路遠不可測。
魂來楓林青, 魂返關塞黑;
落月滿屋梁, 猶疑照顏色。
水深波浪闊, 無使蛟龍得。
Mộng Lý Bạch I
Tử biệt dĩ thôn thanh
Sinh biệt thường trắc trắc
Giang Nam chướng lệ địa
Trục khách vô tiêu tức
Cố nhân nhập ngã mộng
Minh ngã trường tương ức
Quân kim tại la võng
Hà dĩ hữu vũ dực
Khủng phi bình sinh hồn
Lộ viễn bất khả trắc
Hồn lai phong lâm thanh
Hồn phản quan tái bắc
Lạc nguyệt mãn ốc lương
Do nghi chiếu nhan sắc
Thủy thâm ba lãng khoát
Vô sử giao long đắc

Dịch Nghĩa
I.. Người chết đi là đã hết lời
Người còn sống thì lúc nào cũng thương xót
Giang Nam là nơi chướng độc
Người bị đày không nghe tin tức
Cố nhân đi vào trong mộng
Biết là ta nhớ nhung đã lâu nay
Tôi e rằng hồn bạn không được như ý lắm
Nhưng lâu nay đường xá xa xôi không gặp không biết có phải vậy không
Hồn về đây cánh rừng phong xanh ngát
Hồn trở lại miền quan tái đen tối xa xăm
Bạn giờ đây đã nằm sa trong lưới
Làm sao mà có lông cánh bay bỗng khắp nơi
Trăng xuống chiếu trên rường nhà
Còn ngờ như đang soi trên khuôn mặt bạn
Nước thì sâu sóng thì lớn
Mong bạn coi chừng cẩn thận con thuồng luồng dưới nước
Bản dịch của Trần Trọng San
Mơ thấy Lý Bạch
I .Chết biệt đành câm hơi
Sống biệt thường nhức nhối
Giang nam đất lam chướng
Khách đày tin ngóng mỏi
Anh nhập vào mộng tôi
Rõ tôi nhớ anh mãi
Nay anh bị giam cầm
Cánh đâu mà vượt khỏi
E chẳng phải hồn sống
Ðường xa khôn lường nổi
Hồn đến rừng phong xanh
Hồn về quan ải tối
Trăng xế lọt đầy nhà
Còn ngờ gương mặt rọi
Nước sâu sóng gió to
Chớ để thuồng luồng hại
Bản dịch của Nam Trân

I .Chết xa nhau nín đã đành
Sống xa nhau để đinh ninh bên lòng
Giang nam hơi độc mịt mùng
Khách đi đày biết vân mồng ra sao
Chiêm bao ta bạn lẻn vào
Rõ lòng ta chẳng lúc nào lúc quên
Biết đâu cách trở đôi miền
Sợ khi không phải hồn quen mọi ngày
Hồn về xanh ngắt ngàn cây
Hồn đi quan ải bóng mây đen rầm
Bạn nay dò lưới giam cầm
Cách nào vượt được xa xăm canh dài
Xà nhà trăng lặn rọi soi
Còn như nhác thấy mặt người năm xưa
Sông sâu sóng nước không bờ
Giữ mình chớ để sa cơ thuồng luồng
Bản dịch của Á Nam Trần Tuấn Khải


I.Chết đành lặng ngắt tăm hơi
Sống mà xa cách sao nguôi tấc lòng
Giang nam chướng độc muôn trùng
Mong người bi đuổi tin hồng vắng tanh
Chiêm bao lẫn khuất bên mình
Tỏ rằng ta vẫn nặng tình nhớ nhung
Bạn nay còn mắc lưới hồng
Cáng đâu tháo củi sổ lồng cao bay
Phải chăng hồn sống về đây
Nẻo đường xa lắc dễ hay mà lường
Hồn đi xanh ngắt rừng bàng
Hồn về cửa ải dặm đường tối đen
Trên xà xế bóng trăng xiên
Mơ hồ còn tưởng như in vẻ người
Nước sâu sóng dợn đầy giời
Giữ sao cho khỏi mắc mồi giao long
Bản dịch của Nguyễn Phước Hậu

I. Chết đi đã hết lời
Sống đau xót rụng rời
Giang nam là đất độc
Bị đày vắng im hơi .
Cố nhân viếng mộng tôi
Biết ta nhớ lâu rồi
Bạn giờ sa lưới võng
Cánh đâu bay khắp nơi .
Hồn anh ? e không phải !
Xa xôi quan ngại không ?
Hồn ra miền quan ải
Hồn về cánh rừng phong .
Trăng rụng đầy rường nhà
Ngỡ như soi khuôn mặt
Nước sâu sóng to ra
Coi chừng thuồng luồng bắt
Bản dịch của Nguyễn Tâm Hàn

Đớn đau tử biệt đã đành
Sinh ly mang nặng khối tình xót xa
Nghe chốn ấy can qua chướng khí
Vắng tin người rầu rĩ sầu thương
Người về trong mộng canh trường
Nhớ người khắc khoải, vấn vương đêm dài
Mong là mộng, còn người vẫn sống
Quá xa xôi mong ngóng tin lành
Thuở nào vui giữa rừng xanh
Thuở nào phiêu bạt ải thành hoang vu
Giờ đời đầy ải ngục tù
Chim bằng gẫy cánh, sầu tư nhạt nhòa
Trăng vẫn chiếu rường nhà vằng vặc
Trong ánh vàng, rõ mặt cố tri
Nước sâu, sóng cả đôi khi
Cầu mong người vượt mọi bề khó khăn
- Bản dịch của SongNguyễn HànTú --

Phải tử biệt thì đã đành đau xót
Sao sinh ly mà cũng lắm đớn đau
Chốn người đi ta nghe lắm cơ cầu
Xa xôi quá, tin về người biền biệt
Bao ngày tháng trong nỗi sầu da diết
Người vẫn về qua giấc ngủ canh thâu
Cách xa nhau mà nào có quên đâu
Xưa bàng bạc chốn rừng phong nhàn tản
Hay thơ thẩn nơi ải quan tên đạn
Cánh chim bằng giờ rủ cánh lưu đầy
Biết bao giờ lại vỗ cánh tung bay
Rường nhà đấy, ánh trăng vàng vẫn chiếu
Ta vẫn hình dung mặt người đồng điệu
Cầu mong rằng dù nước cả, sóng to
Được bình yên trước nghiệt ngã vô bờ


Ðộc Tiểu Thanh Ký - Nguyễn Du (1766 - 1820)  讀小青記
西湖花苑盡成墟
獨吊窗前一紙書
脂粉有神憐死後
文章無命累焚餘
古今恨事天難問
風韻奇冤我自居
不知三百餘年後
天下何人泣素如

Độc Tiểu Thanh ký
Tây hồ hoa uyển tẫn thành khư,
Độc điếu song tiền nhất chỉ thư.
Chi phấn hữu thần liên tử hậu,
Văn chương vô mệnh lụy phần dư.
Cổ kim hận sự thiên nan vấn,
Phong vận kỳ oan ngã tự cư.
Bất tri tam bách dư niên hậu,
Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như ?
Đọc truyện ký nàng Tiểu Thanh
(Người dịch: Lê Thước)

Hồ Tây cảnh đẹp hóa gò hoang,
Thổn thức bên song mảnh giấy tàn.
Son phấn có hồn chôn vẫn hận,
Văn chương không mệnh đốt còn vương.
Nỗi hờn kim cổ trời khôn hỏi,
Cái án phong lưu khách tự mang.
Chẳng biết ba trăm năm lẻ nữa,
Người đời ai khóc Tố Như chăng ?
"Đọc bài kí truyện nàng Tiểu Thanh"
Bản dịch: Giản Chi


Vườn cũ Tây Hồ mai xác xơ,
Viếng ai, song vắng một vần thơ.
Phấn son đất lấp thương còn để
Bút mực tro tàn luỵ vẫn lưa.
Việc lỡ xưa nay trời khó hỏi.
Niềm oan phong vận tớ còn vơ!
Ba trăm năm nữa người thiên hạ,
Chả biết còn ai khóc Tố Như?
hue Thu dịch

*Vườn (cũ) Tây Hồ đã hết hoa
Thăm nàng, thơ cũ giở xem qua
Tình trong phấn bụi tan rồi nhỉ
Mệnh ở văn chương sót đấy à
Nỗi hận, hỏi trời, không tiếng đáp !
Niềm oan đối bóng, giọt châu sa
Ba trăm năm nữa mơ hồ quá
Nhắc Tố Như này... ai xót xa ?
Bản dịch:Huệ Thu
III. BẠCH CƯ DỊ
Bạch Cư Dị (chữ Hán: 白居易) (772-846) tự là Lạc Thiên (樂天), hiệu là Hương Sơn cư sĩ là nhà thơ Trung Quốc nổi tiếng thời nhà Đường. Tác phẩm nổi tiếng của Bạch Cư Dị ở Việt Nam có lẽ là bài Tỳ bà hành, Trường Hận Ca.

Tổ tiên ông là người gốc Thái Nguyên, Sơn Tây, sau di cư tới huyện Vị Nam, Thiểm Tây. Ông là một trong những nhà thơ hàng đầu của lịch sử thi ca Trung Quốc. Đối với một số người yêu thơ văn thì người ta chỉ xếp ông sau Lý Bạch và Đỗ Phủ. Mười lăm tuổi ông đã bắt đầu làm thơ, thuở nhỏ nhà nghèo, ở thôn quê, đã am tường nỗi vất vả của người lao động.

Ông chủ trương thơ ca phải giản dị để dân chúng đều hiểu được. Không những thế, tình cảm, tư tưởng phải giàu tính nhân dân, nói được nỗi lòng của mọi người trước thế sự. Thơ ông giàu tính trữ tình. Khi ông bị đi đày từ Tràng An đến Tây Giang, ba bốn ngàn dặm, dọc đường thấy trường học, chùa chiền, quán trọ.... đều có đề thơ của mình, nên càng tự tin ở chủ trương của mình hơn. 
1.
Đại Lâm tự đào hoa - Bạch Cư Dị
Nhân gian tứ nguyệt phương phi tận,
Sơn tự đào hoa thủy thịnh khai.
Trường hận xuân quy vô mịch xứ,
Bất tri chuyển nhập thử trung lai.

Dịch Nghĩa
Ở dưới nhân gian tháng tư cỏ hoa thơm đẹp đã tàn tạ hết,

Nhưng ở ngôi chùa trên núi cao hoa đào mới nở rực rỡ.
Lìng giận mãi không biết xuân về từ xứ nào,
Mà còn lẩn khuất vào trong chốn núi non này.
Hoa đào chùa Đại Lâm
Tháng tư hoa đã hết mùa,
Hoa đào rực rỡ cảnh chùa mới nay.
Xuân về kín chốn ai hay,
Biết đâu lẩn khuất trong này núi non.
(Bản dịch của Tản Đà)

2. Mại thán ông 賣炭翁 - Bạch Cư Dị
賣炭翁

賣炭翁,
伐薪燒炭南山中。
滿面塵灰煙火色,
兩鬢蒼蒼十指黑。
賣炭得錢何所營,
身上衣裳口中食。
可憐身上衣正單,
心憂炭賤願天寒。
夜來城上一尺雪,
曉駕炭車輾冰轍。
牛困人飢日已高,
市南門外泥中歇。
翩翩兩騎來是誰,
衣使者白衫兒。
手把文書口稱敕,
迴車叱牛牽向北。
一車炭,千餘斤,
官使驅將惜不得。
半匹紅紗一丈綾,
繫向牛頭充炭直。
Phạt tân, thiên thán Nam Sơn trung,
Mãn diện trần hôi yên hoả sắc,
Lưỡng mấn thương thương, thập chỉ hắc,
Mại thán đắc tiền hà sở doanh?
Thân thượng y thường, khẩu trung thực,
Khả liên thân thượng y chính đan.
Tâm ưu thán tiện nguyện thiên hàn.
Dạ lai thành ngoại nhất xích tuyết,
Hiểu giá thán xa triển băng triệt
Ngưu khốn, nhân cơ, nhật dĩ cao,
Thị nam môn ngoại nê trung yết.
Lưỡng kị phiên phiên lai thị thuỳ?
Hoàng y sứ giả bạch sam nhi.
Thủ bả văn thư, khẩu xưng: "sắc"!
Hồi xa sất ngưu khiên hướng Bắc.
Nhất xa thán trọng thiên dư cân,
Cung sứ khu tương tích bất đắc.
Bán thất hồng sa, nhất trượng lăng
Hệ hướng ngưu đầu sung thán trị.
Dịch Nghĩa
Ông lão bán than
Ông bán than!
Đốt củi đốt than trong núi Nam,
Mặt mày tro bụi khói lửa ám,
Mái tóc hoa râm tay đen ngòm!
Bán than được tiền ông tính toán:
Phần sắm quần áo, phần gạo cơm.
Thương thay! Trên mình áo mỏng dính,
Lòng lo than rẻ, mong trời lạnh!
Đêm qua ngoài thành tuyết hàng thước,
Sớm đánh xe than, rãnh băng ướt,
Trâu mỏi, người đói, mặt trời cao,
Bùn lầy cửa Nam tạm nghỉ bước.
Băng băng đôi ngựa, kìa ai nhỉ?
Áo vàng, áo trắng hai quan thị.
Tay giơ giấy tờ, mồm quát: "Sắc!"
Quay xe hò trâu kéo về bắc.
Một xe than nặng hơn nghìn cân,
Người nhà vua lấy, tiếc chẳng được.
Nửa tấm lụa hồng, một trượng the,
Buộc lên sừng trâu, không lấy? Mặc!
(Bản dịch của Hoàng Tạo, Tương Như)

Phú Đắc Cổ Nguyên Thảo Tống Biệt - Bạch Cư Dị

Ly ly nguyên thượng thảo
Nhất tuế nhất khô vinh
Dã hoả thiêu bất tận
Xuân phong xuy hựu sinh
Viễn phương xâm cổ đạo
Tình thuý tiếp hoang thành
Hựu tống vương tôn khứ
Thê thê mãn biệt tình

Dịch nghĩa
Tiễn khách trên cánh đồng cỏ xưa               
Cỏ mọc um tùm trên cánh đồng
Mỗi năm một lần khô héo rồi xanh tốt
Lửa đồng nội đốt không tận
Khi có gió xuân thổi thì sinh xôi trở lại
Hương cỏ thơm bừng trên đường cũ
Màu cỏ xanh biếc tới tường thành hoang
Khi đưa tiễn vương tôn hồi phủ
Vẻ tươi đẹp thắm đượm lúc chia tay
Dịch thơ :
Cỏ đồng xanh mát rượi
Mỗi năm héo rồi tươi
Lửa đồng thiêu chẳng rụi
Gió xuân thổi sinh xôi
Hương đồng lan ngập lối
Xanh ngát tới thành đê
Đưa vương tôn về phủ
Tình ly biệt lê thê .


IV. VƯƠNG BỘT
Visaolaithe's Avatar  
Sử kể, Vương Bột (王勃) (647–675), tự Tử An, người Giáng Châu, Long Môn (ngày nay là Hòa Tân, Sơn Tây) thời nhà Đường. Vương Bột được xem là một trong "Sơ Đường tứ kiệt" (bốn nhà thơ kiệt xuất giai đoạn đầu của nhà Đường), 3 nhà thơ còn lại là: Dương Quýnh (杨炯), Lư Chiếu Lân (卢照邻) và Lạc Tân Vương (骆宾王). Tác phẩm nổi tiếng nhất của ông là ''Đằng Vương Các Tự''. Ngoài ra còn các tác phẩm nổi tiếng khác của Ông như:
- Hán Thư Chỉ Hà (10 quyển) (汉书指瑕)十卷
- Chu Dịch Phát Huy (5 quyển) (周易发挥)五卷
- Thứ Luận Ngữ (10 quyển) (次论语)十卷
- Chu Trung Toản Tự (5 quyển) (舟中纂序)五卷
- Thiên Tuế Lịch (千岁历)
Tất cả các tác phẩm trên đều bị thất bản.
Vương Bột mười sáu, mười bảy tuổi nổi danh hạ bút nên vần.Vương có thói quen, mỗi khi làm văn là mài mực sửa soạn nghiên bút rồi nằm đắp chăn ngủ. Lúc tỉnh dậy, cầm ngay bút viết.

Vương nổi tiếng là một thi sĩ cao danh thời Sơ Đường (618-713). Khoảng 675-676, lúc 27-28 tuổi, Vương Bột bị đắm thuyền, chết đuối ở biển Nam Hải trên đường sang Giao Chỉ thăm cha.
 
Về hai câu thơ nổi tiếng của Vương Bột


Đằng Vương các

A7. 滕王閣
滕王高閣臨江渚
佩玉明鑾罷歌舞
晝棟朝飛南浦雲
珠簾暮捲西山雨
閒雲潭影日悠悠
日換星移幾度秋
閣中帝子今何在
檻外長江空自流

Đằng Vương Các
Đằng Vương cao các lâm giang chử
Bội ngọc minh loan bãi ca vũ
Hoạ đống triêu phi Nam phố vân
Châu liêm mộ quyển Tây sơn vũ
Nhàn vân đàm ảnh nhật du du
Vật hoán tinh di kỷ độ thu
Các trung đế tử kim hà tại
Hạm ngoại Trường Giang không tự lưu
Gác Đằng Vương - Người dịch: (Không rõ)
Gác Đằng cao ngất bên sông đó
Đeo ngọc reo chuông ngừng hát múa
Chiều cuốn rèm châu mưa núi Tây
Sớm bay cột vẽ mây bến Nam
Đầm in mây lặng vẻ thâm u
Vật đổi sao dời trải mấy thu
Đế tử trong lầu đâu vắng bóng ?
Trường Giang ngoài cửa vẫn trôi mù.

Lạc hà dữ cô vụ tề phi
Thu thủy cộng tràng thiên nhất sắc.
Ngư chu xướng vãn,
Hưởng cùng Bành Lãi chi tân;
Nhạn trận kinh hàn,
Thanh đoạn Hành Dương chi phố.
Long lanh đáy nước in màu trời xa
Trằm Bành Lãi gần xa tai lắng,
Giọng ngư chu văng vẳng chiều hôm;
Tiếng đâu Hành phố nổi chìm,
Phải chăng trận nhạn bắc nam kinh hàn.

Đây là mấy câu dịch của Tùng Vân Nguyễn Đôn Phục:Cò bay ráng lượn đua nhau,
Tương truyền Vương Bột làm trọn bài phú này tại buổi tiệc Diêm Bá Chư, đô đốc Hồng Châu, đặt ở Đằng Vương Các. Vương Bột lúc đó mới có 19 tuổi, nhờ cơn gió thổi mạnh thuyền chàng mới đến được Đằng Vương Các đúng giờ. Nguyễn Du có dùng điển tích này cho câu Kiều:Duyên Đằng thuận nẻo gió đưa,
Cùng chàng kết tóc xe tơ những ngày.


落霞與孤鶩齊飛,
秋水共長天一色。
“Lạc hà dữ cô vụ tề phi,
Thu thủy cộng trường thiên nhất sắc”

Vương có thói quen, mỗi khi làm văn, mài mực sửa soạn nghiên bút rồi nằm đắp chăn ngủ. Khi tỉnh dậy, cầm ngay bút viết. Vương nổi tiếng là một thi sĩ cao danh thời Sơ Đường (618-713).

Con của vua Cao Tông nhà Đường bấy giờ làm Thái Sử ở Hồng Châu, được phong là Đằng Vương, có dựng một cái gác bên sông Tầm Dương gọi là "Đằng Vương Các". Lúc Diêm Bá Dư ra giữ chức Đô Đốc Hàng Châu, đặt tiệc tại gác Đằng Vương để thết tân khách. Muốn khoe tài chàng rể, bảo làm trước một bài tự, rồi mời tất cả các nhà quyền quý, các mặc khách tao nhân xa gần đến dự; và yêu cầu mỗi người làm một bài tự ngay bữa tiệc.

Vương Bột lúc bấy giờ, tuổi vừa 15, 16. Hay tin ấy, nhưng vì đường xá xa xôi có mấy trăm dặm, không đến họp được, lấy làm tiếc. Một ông già khuyên chàng cứ sửa soạn thuyền buồm, tự nhiên sẽ có gió thổi. Quả nhiên đêm đó có gió lớn. Vương cho thuyền khởi hành, và hôm sau tới Đằng Vương các vừa kịp lúc vào tiệc.
Thấy Vương Bột, viên Đô Đốc họ Diêm khinh là con nít, miễn cưỡng cấp giấy bút. Nhưng cho người đứng bên cạnh Vương, hễ Vương viết được câu nào thì chép lại cho ông xem.

Nghe báo câu mở đầu:
南昌故郡,洪都新府。
“Nam Xương cố quận, Hồng Đô tân phủ”
(Nam Xương là tên quận cũ, Hồng Đô là tên phủ mới)

Diêm cười, nói: “Đó chỉ là lời bàn luận tầm thường của bọn học trò già!”.
Nghe báo câu tiếp:

星分翼軫,地接衡廬。
“Tinh phân Dực Chẩn, địa tiếp Hành Lư”
(Nơi phân ranh giới sao Dực và sao Chẩn, địa thế tiếp với Hành Sơn và Lư Sơn).

Diêm trầm ngâm không thốt một lời.
Khi nghe đến câu:

落霞與孤鶩齊飛,
秋水共長天一色。
“Lạc hà dữ cô vụ tề phi,
Thu thủy cộng trường thiên nhất sắc”

(Ráng chiều với chiếc cò cô độc đang bay
Làn nước thu với bầu trời mênh mông một màu)

Diêm thú quá, đứng dậy buột miệng khen: “Quả là thiên tài, đáng lưu danh muôn thuở”.

Bài của họ Vương đặc sắc hơn tất cả. Từ đó, danh càng vang dậy khắp nơi.
Bài phú "Đằng Vương các" viết theo thể biền ngẫu, dùng nhiều chữ cầu kỳ, nhiều điển khó hiểu nhưng lời thì cực đẹp nên rất khó dịch. Trong bài, Vương Bột nhắc qua địa lý và nhân vật ở quận, nơi xây gác Đằng Vương, rồi tả chủ khách trong tiệc, phong cảnh chung quanh khi ngồi trong gác trông ra, sau cùng kể cảm tưởng của chính mình.

A8.
閒雲潭影日悠悠,
物換星移幾度秋。
閣中帝子今何在?
檻外長江空自流。
Nhàn vân đàm ảnh nhật du du,
Vật hoán tinh di, không độ thu?
Các trung đế tử kim hà tại?
Hạm ngoại trường giang không tự lưu.
Đầm chiếu mây bay, trời lửng lơ
Sao dời vật đổi, mấy thu rồi.
Con vua trong gác nào đâu nhỉ?
Dòng nước ngoài hiên vẫn tự trôi.

Tương truyền rằng hai câu thơ:
Lạc hà dữ cô vụ tề phi,
Thu thủy cộng tràng thiên nhất sắc.
 Tu Vì thế khi chết, hồn còn uất ức nên trong đêm khuya thanh vắng thường hiện hình trên bãi bể, níu áo những văn nhân sĩ tử qua đường, miệng ngâm nga hai câu thơ trên và hỏi dốt chỗ nào, xin chỉ giúp. Nhưng ai nấy đều khen hay. Hồn Vương không bằng lòng, cho rằng sĩ tử kia còn dốt, thi khoa này không thể đậu. Quả thật như thế.
Rồi, cũng từ đó, giọng ngâm hai câu thơ kia vẫn còn văng vẳng bi ai theo hình bóng họ Vương thơ thẩn, dật dờ trên bãi biển.
Nhưng một hôm có một văn nhân đi ngang qua đấy, hồn Vương hiện hình níu lại hỏi, thì chàng văn nhân ấy cười bảo:

- Hai câu thơ ấy không phải sai nhưng nhà ngươi còn dốt thật. Đã bao năm có tiếng là tứ kiệt Sơ Đường mà không nhận biết được cái dốt của mình trong hai câu thơ ấy ư?
Nói xong dứt áo ra đi. Vương tha thiết yêu cầu giải thích. Khách không phụ lòng, nên bảo:

- Hai câu thơ thừa chữ "dữ" và chữ "cộng". Nếu bỏ hai chữ thì thật tuyệt, vừa gọn vừa thanh thoát, lại nhất khí:
Lạc hà cô vụ tề phi,
Thu thủy tràng thiên nhất sắc.

Vương Bột nhận ra, quả còn dốt thật, mới bái tạ lãnh lời chỉ giáo.
Từ đó, trong đêm khuya thanh vắng, trên bãi biển không còn hình bóng của nhà thơ tài danh trẻ tuổi hiện ra nữa. Và giọng ngâm hai câu thơ bất hủ bi ai, não ruột kia cũng chìm mất trong không gian cao rộng, mịt mờ. Đây là một câu chuyện hoang đường.

Do câu chuyện gió đưa thuyền Vương Bột đến Đằng Vương các làm cho Vương nổi tiếng tài danh, nên cổ thi có câu: "Thời lai, phong tống Đằng Vương các" (Thời tới thì gió đưa đến Đằng Vương) để chỉ sự may mắn của kẻ gặp thời. Những từ ngữ: "duyên Đằng", "gió đưa Đằng các" đều có ý nghĩa như thế.

Trong "Đoạn trường tân thanh" của Nguyễn Du có câu: "Duyên Đằng thuận nẻo gió đưa" là do điển tích trên.
Đằng Vương các : là tên gọi của ba nhà lầu có gác do Đằng Vương Lý Nguyên Anh cho xây dựng tại các tỉnh Giang Tây, Tứ Xuyên và Sơn Đông. Ở đây là Đằng Vương các ở Nam Xương, tỉnh Giang Tây là một trong ba đại danh lầu của vùng Giang Nam, cùng với Nhạc Dương lâu ở Hồ Nam, Hoàng Hạc lâu ở Hồ Bắc.

A9. TƯ QUY

Trường Giang bi dĩ trệ
Vạn lý niệm tương qui
Hướng phục cao phong vãn
Sơn sơn hoàng diệp phi
Vương Bột


Dịch nghĩa:
Nỗi thương đau đã lắng đọng trên sông Trường Giang.
Ở nơi xa muôn dặm mong nhớ lúc trở về.
Huống chi lúc chiều tà, có cơn gió thổi lồng lộng
Lá vàng tung bay trên núi non trùng điệp
A10. NGHĨ LÚC TRỞ VỀ
Trường Giang sầu lắng trong lòng
Đường xa muôn dặm nhớ mong ngày về
Chiều buông gió lộng lê thê
Lá vàng quanh núi bốn bề tung bay
Hải Đà

A11.


Đằng vương cao các lâm giang chử
Bội ngọc minh loan bãi ca vũ
Hoạ đống triêu phi Nam phố vân
Châu liêm mộ quyển Tây sơn vũ
Vương Bột
Dịch nghĩa:
Gác đằng vương cao ngất dựa bên bến sông
Đai ngọc chuông kêu thôi múa hát

Cột vẽ mây bến nam bay lúc sáng sớm
Rèm châu cuốn buổi chiều thấy mưa phía núi tây
 GÁC ĐẰNG VƯƠNG 1
Bến sông cao ngất gác Đằng Vương
Đai ngọc chuông kêu múa hát ngừng
Cột vẽ mây Nam vờn sáng sớm
Mưa Tây rèm cuốn thấy chiều buông
Hải Đà



ĐẰNG VƯƠNG CÁC Kỳ Nhị
Nhàn vân đàm ảnh nhật du du
Vật hoán tinh di kỷ độ thu
Các trung đế tử kim hà tại?
Hạm ngoại Trường giang không tự lưu
Vương Bột
Dịch nghĩa:
Ngày ngày trên đầm vẫn in bóng mây
Vật đổi sao dời đã trải qua bao thu rồi
Con vua ở trong gác nay ở chốn nào ?
Ngoài hiên sông Trường giang cứ chảy mãi

GÁC ĐẰNG VƯƠNG 2
Ngày vẫn trên đầm in bóng mây
Sao dời vật đổi mấy thu đây
Con vua trong gác nơi nào ở ?
Ngoài cửa Trường Giang nước chảy dài
(Hải Đà dịch)


A13.
王勃
長江悲已滯
萬里念將歸
況屬高風
山山葉飛      
Trong núi
Lang bạt chốn Trường giang
Quê hương ngút dặm ngàn
Chiều thu dào dạt gió
Khắp núi lá rơi vàng
Nguyễn Hữu Vinh dịch
Sơn trung
Trường Giang bi dĩ trệ
Vạn lý niệm tương quy
Huống thuộc cao phong vãn
Sơn sơn hoàng diệp phi
Dịch nghĩa
Trong núi
Buồn lưu lạc ở đất Trường giang
Nhớ quê, đường về dài vạn dặm
Trời lại vào thu gió dào dạt thổi
Khắp núi đầy là vàng bay
Chú Thích: Trường giang: Sông Dương Tử


V. VƯƠNG DUY


Vương Duy, tiếng Trung: 王维 (701-761), tự Ma Cật, người huyện Kỳ, Tấn Trung, Sơn Tây, Trung Quốc. Ông là một nhà thơ, một họa sĩ, một nhà viết thư pháp và một chính khách nổi tiếng đời Đường. Ông còn được người đời gọi là Thi Phật. Cùng với Lý Bạch (Thi Tiên) vàĐỗ Phủ (Thi Thánh) là ba người nổi tiếng về tài thơ ca thời Đường. Ngày nay còn giữ được khoảng 400 bài thơ của ông, với phong cách tinh tế, trang nhã. Vương Duy còn là một nhạc sĩ, một nhà thư pháp, đặc biệt là một họa sĩ nổi tiếng. Ông cũng là người tinh thông vềPhật học và theo trường phái Thiền tông. Trong Phật giáo có Duy Ma Cật kinh, là kinh sách do Duy-ma-cật dùng để giảng dạy cho môn sinh. Vương Duy là người kính trọng Duy-ma-cật do ông có tên là Duy, tự là Ma Cật.

Năm Khai Nguyên thứ 9 (721) thời Đường Huyền Tông, Vương Duy đỗ tiến sĩ, nhận chức quan đại nhạc thừa, sau phạm điều cấm, bị khiển trách và phải đến Tế Châu làm tham quân. Năm Khai Nguyên thứ 14 (726), ông từ bỏ quan chức, nhưng sau đó lại nhận chức hữu thập di, thăng tới giám sát ngự sử. Năm 40 tuổi, được thăng lên điện trung truyền ngự sử. Năm Thiên Bảo thứ 14 (755), An Lộc Sơn chiếm Trường An. Vương Duy bị An Lộc Sơn bức bách ra làm quan, nhưng sau không được như ý, ông đã lui về ở tại biệt thự Lam Điền, sáng tác thơ ca để biểu đạt lòng mình. Sau khi An Lộc Sơn thất bại, nhờ có em trai là Vương Tấn khi dó đang giữ chức quan cao nên Vương Duy được miễn tội và được phong chức thái tử trung doãn, sau thăng tới thượng thư hữu thừa, vì thế người đời còn gọi ông là Vương hữu thừa.
Một số bài thơ tiêu biểu
Tống biệt
Tống xuân từ
Hỉ đề bàn thạch
Mạnh Thành ao
Chung Nam biệt nghiệp
Điền viên lạc
Võng Xuyên biệt nghiệp
Quá Lý Tiếp trạch
Chước tữu dữ Bùi Địch
1.
Cửu nguyệt cửu nhật ức Sơn Đông huynh đệ
Độc tại dị hương vi dị khách,
Mỗi phùng giai tiết bội tư nhân.
Dao tri huynh đệ đăng cao xứ,
Biến sáp thù du thiểu nhất nhân.
Dịch :Ngày Tết 9 tháng 9 nhớ anh em Sơn Đông
Một mình ở xứ lạ làm người khách lạ
Mỗi lần tiết đẹp càng nhớ những người thân thích bội phần
Tuy ở xa cũng đoán biết nơi anh em đang lên cao,
Ai ai cũng cài cành thù du, chỉ thiếu một người.

Dịch thơ:
Chiếc gối quan hà nghiêng đất khách;
Trùng dương tiết đến nhớ thương ai.
Cành thù tưởng lúc lên cao bẻ,
Đủ mặt anh em thiếu một người.
(Tùng Văn dịch)

2. 
Tương tư - Vương Duy
相思
紅豆生南國,
春來發幾枝。
願君多采擷,
此物最相思。

Hồng đậu sinh nam quốc,
Xuân lai phát kỷ chi.
Nguyện quân đa thái hiệt,
Thử vật tối tương tư.


Tương tư
Nước nam sinh đậu đỏ
Xuân về nở cành xinh
Chàng ơi hái nhiều nhé
Nhớ nhau tha thiết tình
(Bản dịch của Hải Đà)

Hồng đậu có hột hình tròn, màu sắc tươi hồng,
hình dạng đáng yêu, thường làm trang sức trên mái tóc phụ nữ.
Người xưa lấy cây này biểu tượng cho tình yêu,
nên mới có tên là cây "tương tư".
3. 


Trúc Lý quán - Vương Duy
竹里館
獨坐幽篁裡,
彈琴復長嘯。
深林人不知,
明月來相照。

Độc toạ u hoàng lý,
Đàn cầm phục trường khiếu.
Thâm lâm nhân bất tri,
Minh nguyệt lai tương chiếu.

Quán Trúc Lý
Một mình trong khóm trúc
Gảy đàn rồi hát chơi
Rừng sâu không kẻ biết
Trăng sáng chiếu lên người
(Bản dịch của Trần Trọng San) 
4.
 
TỐNG XUÂN TỪ

Nhật nhật nhân không lão
Niên niên xuân cánh quy
Tương hoan hữu tôn tửu
Bất dụng tích hoa phi
Vương Duy

TIỄN XUÂN
1-
Tuổi già theo ngày đến
Năm qua xuân lại về
Hãy vui cùng chén rượu
Hoa bay chớ não nề
2-
Già theo ngày tháng trôi nhanh
Năm quanh quẩn hết, xuân xanh đến hoài
Vui cùng cốc rượu mà say
Cần chi thương tiếc hoa bay ngoài trời
Hải Đà phỏng dịch 
5.
TỐNG BIỆT

Há mã ẩm quân tửu
Vấn quân: "hà sở chi?"
Quân ngôn: "bất đắc ý
Quy ngọa Nam Sơn thùy
Đãn khứ, mạc phục vấn
Bạch vân vô tận kỳ"
Dịch Nghĩa
Xuống ngựa, cùng anh uống chén rượu
Hỏi anh : " đi về đâu ?"
Anh bảo : " vì không như ý
Nên về nằm tận núi Nam
(Nam Sơn = núi Chung Nam, thuộc dãy Tần Lĩnh)
Cứ đi, xin đừng hỏi nữa
Mây trắng bay về vô tận"
TIỄN ĐƯA
1-      Xuống ngựa, mời uống rượu
Hỏi anh : "về nơi nao ?"
Anh bảo " đời chán quá
Về nằm núi Nam cao
Đi thôi, đừng hỏi nữa
Mây trắng đầy xiết bao"
2-      Cùng anh xuống ngựa nâng ly
Chia tay muốn hỏi "anh đi phương nào ?"
Anh thưa:"đời chán làm sao
Thôi về ở núi Nam cao nằm dài
Xin đừng hỏi nữa .. đi thôi
Trời cao mây trắng bay hoài về đâu ..."
Hải Đà phỏng dịch 


VII. TRƯƠNG KẾ.

Phong Kiều Dạ Bạc - Trương Kế
Nguyệt lạc ô đề sương mãn thiên
Giang phong ngư hỏa đối sầu miên
Cô Tô thành ngoại Hàn San tự
Dạ bán chung thanh đáo khách thuyền

Đỗ thuyền đêm ở bến Phong Kiều
Quạ kêu, trăng lặn, sương rơi
Lửa chài, cây bãi, đối người nằm co
Con thuyền đậu bến Cô Tô
Nửa đêm nghe tiếng chuông chùa Hàn San
(Bản dịch tiếng Việt của Tản Đà
Ban đêm thuyền đậu bến Phong Kiều
Trăng tà tiếng quạ vẳng sương rơi
Sầu đượm hàng phong giấc lửa chài
Ngoài lũy Cô Tô chùa vắng vẻ
Nửa đêm chuông vẳng đến thuyền ai
(Bản dịch ra tiếng Việt của Trần Trọng San)

Sương dầy quạ réo ánh trăng rơi
Sầu ngủ bờ phong rọi lửa chài
Đêm tối Cô Tô ngoài lũy vắng
Chuông chùa vọng đến mạng thuyền ai
(Shiroi)


VII.LIỄU TÔNG NGUYÊN
 

Giang Tuyết - Liễu Tông Nguyên 
Thiên Sơn điểu phi tuyệt
Vạn kính nhân tung diệt
Cô chu thoa lạp ông
Ðộc điếu hàn giang tuyết

Dịch nghĩa :
Tuyết Trên Sông
Trên ngàn ngọn núi, chim bay đi hết;
trên vạn con đường nhỏ, mất hết vết chân người.
Trong con thuyền lẻ loi, ông già mặc áo tơi, đội nón lá,
một mình ngồi câu trên tuyết sông lạnh.

Tuyết Trên Sông
Bản dịch Trần Trọng San
Ngàn ngọn núi chim bay đi hết ,
Muôn con đường, mất vết chân người .
Ông già nón lá áo tơi,
Ðậu thuyền sông tuyết, riêng ngồi buông câu. 
VIII. HẠ TRI CHƯƠNG
 

Hồi hương ngẫu thư - Hạ Tri Chương
Thiếu tiểu ly gia, lão đại hồi
Hương âm vô cải, mấn mao tồi
Nhi đồng tương kiến bất tương thức
Tiếu vần : khách tòng hà xứ lai

Dịch nghĩa :
Trở về quê, ngẫu hứng viết
Tuổi nhỏ xa nhà, già cả trở về
Tiếng quê không đổi, tóc thưa rụng
Trẻ con gặp, không biết nhau
Cười hỏi: ông khách từ đâu đến.
Dịch thơ :
Bé đi, già mới về nhà,
Tiếng quê vẫn thế, tóc đà rụng thưa.
Trẻ con trông thấy hững hờ,
Cười đùa hỏi khách đến từ phương nao.
(Khuyết Danh)


IX. LÝ THÂN
Cổ phong (Mẫn nông) kỳ 2 - Lý Thân

古風(憫農)其二
鋤禾日當午,
汗滴禾下土。
誰知盤中飧,
粒粒皆辛苦。
Sừ hoà nhật đương ngọ
Hãn trích hoà hạ thổ
Thuỳ tri bàn trung xan
Lạp lạp giai tân khổ.

Cổ phong (Nhớ cảnh làm ruộng) kỳ 2
Cày đồng đang buổi ban trưa
Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày
Ai ơi bưng bát cơm đầy
Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần.
(Bản dịch Ca dao)

X. VƯƠNG CHI HÓAN
Đăng Quán Tước lâu - Vương Chi Hoán
登鸛雀樓
白日依山盡,
黃河入海流。
欲窮千里目,
更上一層樓。

Bạch nhật y sơn tận,
Hoàng hà nhập hải lưu.
Dục cùng thiên lý mục,
Cánh thướng nhất tằng lâu
Lên lầu Quán Tước
Bóng ác gác non cao
Sông Hoàng lọt biển sâu
Muốn cùng muôn dặm mắt
Lên nữa một tầng lầu
(Bản dịch của Khương Hữu Dụng) 


XI. ĐỖ MỤC
Sơn hành - Đỗ Mục

Viễn thượng hàn sơn thạch kính tà,
Bạch vân sinh xứ hữu nhân gia.
Đình xa toạ ái phong lâm vãn,
Sương diệp hồng ư nhị nguyệt hoa.
Đi đường núi
Lên đỉnh non thu chếch nẻo ngoài,
Giữa vùng mây trắng thoáng nhà ai.
Dừng xe, chiều ngắm rừng phong thẳm,
Lá đỏ hơn hoa giữa tháng hai.
(Bản dịch của Tương Như)

*

THANH MINH
Thanh minh thời tiết vũ phân phân
Lộ thượng hành nhân dục đoạn hồn
Tá vấn tửu gia hà xứ hữu
Mục đồng dao chỉ Hạnh hoa thôn
THANH MINH
1-
Thanh minh trời rả rích mưa tuôn
Khách lạ đường xa khiếp đảm hồn
Dọ hỏi phương nào về quán rượu
Mục đồng chỉ hướng Hạnh hoa thôn
2-
Thanh minh tầm tã mưa sa
Kinh hồn lữ khách đường xa nhớ nhà
Hỏi người quán rượu ghé qua
Mục đồng chỉ hướng Hạnh hoa cuối làng …
Hải Đà phỏng dịch


XII. VƯƠNG XƯƠNG LINH
 

Tòng quân hành kỳ 4

Thanh hải trường vân ám tuyết san,
Cô thành dao vọng ngọc môn quan.
Hoàng sa bắc chiến xuyên kim giáp,
Bất phá lâu lan chung bất hoàn.
Bài hành tòng quân kỳ 4
Biển thẫm mây mờ che núi tuyết
Cô thành vọng ải Ngọc Môn xa
Bụi vàng Bắc phạt dầy kim giáp
Chưa phá Lâu lan, biệt xứ nhà !
(Bản dịch của Shiroi)


XII. TRƯƠNG HƯU
 

Hà mãn tử - Trương Hựu
Cố quốc tam thiên lý,
Thâm cung nhị thập niên.
Nhất thanh "Hà mãn tử",
Song lệ lạc quân tiền.

Dịch nghĩa
Hà mãn tử
Quê cũ cách xa đến ba nghìn dặm,
Vào nơi cung sâu đã hai mươi năm
Một tiếng ca Hà Mãn Tử,
Hai hàng lệ rơi trước mặt nhà vua.

Dịch thơ
Hà Mãn Tử
Quê hương cũ cách ba nghìn dặm
Hai mươi năm cung cấm đã là
Trổi "Hà Mãn Tử" lời ca
Trước vua lệ chảy xót xa đôi dòng
(Bản dịch của Shiroi)

Hà mãn tử (何滿子) là tên một bài hát.
Niên hiệu Khai Nguyên đời Đường, một con hát ở Thương Châu bị tội tử hình,
dâng khúc Hà mãn tử để xin chuộc mạng, nhưng cũng không khỏi chết.
Về sau điệu ấy được lưu hành rộng rãi, nhất là đời Tống, trở thành một thể tài của loại từ.
XIII. LƯU VŨ TÍCH
Trúc chi từ kỳ 10 - Lưu Vũ Tích
竹枝詞其十
楊柳青青江水平,
聞郎江上唱歌聲。
東邊日出西邊雨,
道是無晴還有情

Dương liễu thanh thanh giang thuỷ bình,
Văn lang giang thượng xướng ca thanh.
Đông biên nhật xuất tây biên vũ,
Đạo thị vô tình hoàn hữu tình.


Dịch nghĩa: Trúc Chi Từ
Dương liễu xanh xanh, nước sông phẳng lặng
Nghe tiếng chàng hát trên sông
Phía đông mặt trời ló dạng, phía tây trời đang mưa
Bảo rằng không tạnh mà lại tạnh.*

* Câu này có sự chơi chữ "hài thanh song quan",
hai chữ "tình" câu cuối có nghĩa là "trời tạnh",
ứng với 3 câu "đông nắng tây mưa"
nhưng ngầm biểu đạt chữ "tình" là tình yêu.
(vì có ẩn ý "hài thanh song quan" trong câu thứ tư của bài thơ, Shiroi
không dịch thơ, vì không thể nói lên hết cái hay của bài thơ)
Bài "Trúc chi từ" này mô phỏng làn điệu dân ca "Trúc chi" vùng Hồ, Tương, khác với "Trúc chi từ" vùng Quỳ châu.
  XIV. VI ỨNG VẬT

滁州西澗
獨憐幽草澗邊生,
上有鸝深樹鳴。
春潮帶雨來急,
野渡無人舟自橫

Trừ Châu Tây Giản - Vi Ứng Vật
Độc liên u giản thảo biên sinh
Thượng hữu hoàng ly thâm thụ minh
Xuân trào đái vũ vãn lai cấp
Dã độ vô nhân chu tự hoành.

Dịch nghĩa
Lạch tây ở Trừ Châu
Riêng thương cỏ âm thầm mọc bên lạch,
Trên có cái oanh vàng hót trong cây um tùm.
Thủy triều mùa xuân đem theo mưa, trời sập tối
Đò đồng quạnh vắng, con thuyền tự quay ngang.
Lạch tây ở Trừ Châu
Xót thương bến nước cỏ xanh vàng,
Cây rậm cành cao, oanh hót vang.
Mưa dịp triều xuân, trời sập tối,
Chiếc đò quạnh vắng tự quay ngang. 
(Bản dịch của Tương Như)
XV. LẠC TÂN VƯƠNG

Vịnh Nga - Lạc Tân Vương
Nga nga nga
Khúc hạng hướng thiên ca
Bạch mao phù lục thủy
Hồng chưởng bát thanh ba
Vịnh Ngan
Ngan ngan ngan
Vươn cổ ngoảnh trời vang
Lông trắng nền ao lục
Chân hồng đẩy sóng dâng
(Shiroi)

XVI. VƯƠNG HÀN
 

LƯƠNG CHÂU TỪ
Bồ đào mỹ tửu dạ quang bôi
Dục ẩm tỳ bà mã thượng thôi
Túy ngọa sa trường quân mạc vấn
Cổ lai chinh chiến kỷ nhân hồi
Dịch Nghĩa:
Rượu nho thơm ngon trong chén ngọc dạ quang
Sắp uống thì tiếng tỳ bà trên ngựa dục người đi
Chốn sa trường nằm say xin chớ hỏi
Xưa nay chinh chiến mấy ai trở về

LƯƠNG CHÂU TỪ
Rượu ngon thơm ngát chén ngà
Ly chưa cạn, tiếng tỳ bà giục đi
Sa trường say, hỏi làm chi
Xưa nay chinh chiến mấy khi trở về
Hải Đà phỏng dịch 


XVII.QUÁCH UNG


SÁP HOA
Đầu thượng hoa chi chiếu tửu tri
Tửu tri trung hữu hảo hoa chi
Thân kinh lường thế thái bình nhật
Nhỡn kiến tứ triều toàn thắng thì
Huống phục cân hài thô tráng kiện
Na kham thời tiết chính phương phi
Tửu thừa hoa ảnh hồng quang lựu
Tranh nhẫn hoa tiền bất túy quy
QUÁCH UNG.
GẦN HOA
Lung linh đáy cốc bóng lồng hoa
Rượu ngọt hoa xinh xắn mặn mà
Hai thuở thái bình thôi đã trải
Bốn triều thịnh trị chẳng can qua
Thời may khỏe khoắn thân còn sức
Càng quí xuân xanh tiệc khắp nhà
Sóng sánh rượu hồng hoa tỏa sáng
Chưa say chắc chẳng muốn rời hoa
Hải Đà phỏng dịch



Trúc Lâm thất hiền
Mọi người thường hay gọi những người say sưa tối ngày là “đệ tử của thần Lưu Linh”, nhưng có lẽ những người ấy cũng không biết Lưu Linh là ai, tại sao lại được phong “thần’ như vậy! Đó là một câu chuyện có nguồn gốc hẳn hoi, rất xa xưa và được dân gian truyền tụng.

Lưu Linh tên chữ là Bá Luân, sống vào những năm 210-270, cuối nhà Ngụy (Tào Tháo) đầu nhà Tấn (Tư Mã Ý) bên Tàu, là thành viên của nhóm Trúc Lâm thất hiền (nhóm 7 người tài), rất nổi tiếng về văn chương, gồm: Nguyễn Tịch, Kê Khang, Lưu Linh, Sơn Đào, Vương Nhung, Hưởng Tú, Nguyễn Hàm…Thời đó, các thế lực phong kiến tranh giành quyền lợi, xâu xé, tàn sát lẫn nhau. Xã hội đầy rẫy bọn mua quan, bán tước hợm hĩnh. Mọi người đều chán ghét xã hội, nhất là giới trí thức, học giả. Họ trốn tránh chốn quan trường, tìm vui trong văn chương, và rượu.

Trong nhóm Trúc Lâm Thất hiền, nói về văn chương thì Kê Khang, Nguyễn Tịch nổi tiếng hơn, nhưng về rượu thì Lưu Linh, Nguyễn Tịch quả là cực kỳ…vĩ đại. Tương truyền, Nguyễn Tịch uống rượu hàng đấu, hàng vò. Còn Lưu Linh, tuy học rộng, tài cao nhưng không hề màng một chút gì về chuyện đời, về danh lợi. Ông thường ngồi trên một chiếc xe hươu kéo, chở theo những vò rượu lớn và uống rượu triền miên, rồi sai người vác cuốc theo sau bảo nếu ông chết ở đâu thì chôn ở đấy.

Vợ Lưu Linh thấy chồng uống nhiều rượu quá, thì can ngăn. Lưu Linh xin vợ được uống một lần cho say khướt, rồi chừa. Sau đó Lưu Linh khấn:

Thiên sinh Lưu Linh
Dĩ tửu vi danh
Nhất ẩm nhất hộc
Ngũ đấu giải trình
Phu quân chi ngôn
Thân bất khả thinh...

Tạm dịch:
Trời sinh Linh này
Lừng danh kẻ say
Mỗi lần một hộc
Năm đấu đưa cay
Lời can của vợ
Ngang trời gió bay...

Khấn xong, uống say mềm, Lưu Linh lăn ra ngủ. Tuy say suốt ngày, nhưng đối xử với mọi người, Lưu Linh là người thâm hậu, lễ nghĩa, không bao giờ làm phật lòng ai. Ông cũng không bị bả vinh hoa, nạn thi cử để tiến thân khổ sở. Ông suốt đời chỉ lấy bạn và rượu làm niềm vui. Để ca ngợi rượu, Lưu Linh đã viết Tửu Đức Tụng (ca ngợi đức rượu) coi như một tuyên ngôn, đến đời sau đám tửu đồ coi đấy là một áng danh văn về rượu.


Lưu Linh - Tửu Đức Tụng
Hữu đại nhân tiên sinh giả. dĩ thiên địa vi nhất triêu, vạn triêu vi tu du, nhật nguyệt vi quynh dũ, bát hoang vi đình cù. Hành vô triệt tích, cư vô thất lư, mộ thiên tịch địa, tùng ý sở như. Chỉ tắc thao chi chấp cô, động tắc khiết đề hồ, duy tửu thị vụ, yên tri kỳ dư?

Hữu quí giới công tử, tấn thân xử sĩ, văn ngô phong thanh, nghị kỳ sở dĩ. Nãi phấn mệ nãng khâm, nộ mục thiết xỉ, trần thuyết lễ pháp, thị phi phong khởi. Tiên sinh vu thị phưong phủng anh thừa tào, hàm bôi sấu dao. Phấn nhiêm ky cứ, chẩm khúc tạ tao, vô tư vô lự, kỳ lạc đào đào, ngột nhiên nhi tuý, khoát nhiên nhi tỉnh. Tĩnh thính bất văn lôi đình chi thanh, thục chi bất thị Thái sơn chi hình, bất giác hàn thử chi thiết cơ, lợi dục chi cảm tình. Phủ quan vạn vật, nhiễu nhiễu yên như Giang Hán tam tái phù bình; nhị hào thị trắc yên, như quả loả dữ minh linh.

Tửu Đức Tụng
Có một tiên sinh đại nhân lấy trời đất làm một buổi, muôn năm làm chốc lát, lấy mặt trăng, mặt trời làm cửa ngõ, lấy thiên hạ làm sân, làm đường: đi không thấy vết xe, ở không cần nhà cửa, màn trời, chiếu đất, thích thế nào thì làm thế. Lúc ở thì nâng chén, cầm bầu. Lúc đi thì vác chai, xách nậm, lúc nào cũng chỉ có việc rượu chè, không thèm biết đến gì nữa.( Những ý tứ trên đây là Lưu Linh tự nói về mình).
Có một công tử và một vị quan sang nghe tiếng tiên sinh như thế bèn tìm đến. Kẻ thì trừng mắt, nghiến răng, người thì giảng giải lễ phép, lời phải trái ầm ĩ, xôn xao như đàn ong vậy.
Lúc đó, tiên sinh liền ôm vò, ghé vào thùng rượu, tợp một chén, mồm đầy những rượu, vểnh râu, dạng chân gối đầu vào men, lăn lưng vào bã, không nghĩ, không lo, hớn hở vui thú, ngất ngưởng say sưa, thoáng rồi lại tỉnh.. Lắng tai, cũng không nghe tiếng sấm sét. Nhìn kỹ, cũng không thấy hình núi Thái Sơn. Nóng, rét đến thân không biết, lợi dục cảm đến tình cũng không hay. Cúi xuống trông vạn vật rối rít ở trước mắt khác nào như bèo nổi bập bềnh trên sông Giang, sông Hán. Huống nữa, hai vị xin đứng cạnh, tiên sinh, bấy giờ xem cũng như con tò vò, con sâu róm mà thôi”.
Trung Quốc tứ đại danh lâu
Trung Hoa cổ đại có bốn ngôi lầu danh tiếng (Bồng Lai Các, Hoàng Hạc Lâu, Đằng Vương Các và Nhạc Dương Lâu) thì ba trong số đó nằm trên đất Giang Nam(1), gọi chung là Giang Nam tam đại danh lâu(2). Nổi tiếng nhất trong số đó có lẽ là Hoàng Hạc lâu, do Tôn Quyền dựng năm Hoàng Võ thứ 2 đời Đông Ngô (Tam Quốc, 223) để làm đài canh, nay thuộc Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc. Thứ đến là Đằng Vương các, do con trai của Đường Cao Tổ là Lý Nguyên Anh dựng năm Vĩnh Huy thứ 3 đời Sơ Đường (625) khi làm thứ sử Tô Châu, nay thuộc Nam Xương, tỉnh Giang Tây. Ngôi lầu còn lại ít được nhắc đến hơn là Nhạc Dương lâu, do đại tướng Đông Ngô là Lỗ Túc dựng năm Kiến An thứ 2 đời Đông Hán (215) khi đóng quân ở Ba Khâu để làm chỗ thao duyệt thuỷ quân (khi đó Lưu Bị và Tôn Quyền đang tranh giành Kinh Châu), nay thuộc Nhạc Dương, tỉnh Hồ Bắc.

Nhắc đến Hoàng Hạc lâu thì người ta nghĩ ngay tới "Yên ba giang thượng sử nhân sầu" của Thôi Hiệu, tới Đằng Vương các thì cũng có Đằng Vương các tự trứ danh của Vương Bột, với "Lạc hà dữ cô vụ tề phi, thu thuỷ cộng trường thiên nhất sắc" (Ráng chiều rơi xuống cùng với cánh cò đơn cùng bay, nước thu với dải trời kéo dài liền một màu). Còn Nhạc Dương lâu thì lại gắn liền với Nhạc Dương lâu ký của Phạm Trọng Yêm, trong đó có câu "Tiên thiên hạ chi ưu nhi ưu, hậu thiên hạ chi lạc nhi lạc" (Lo trước cái lo của thiên hạ, vui sau cái vui của thiên hạ). Phạm Trọng Yêm là tể tướng đời Bắc Tống, cuộc đời có cái gì đó dễ liên tưởng tới Nhạc Phi, tuy số phận không bi thảm như vậy. Một đời khảng khái, khí tiết, đóng quân chặn giặc ngoài miền viễn biên, đâu biết thân mình đang bị những kẻ trong triều gièm pha. Bồng Lai các ở Bồng Lai, tỉnh Sơn Đông, dựng năm Gia Hữu thứ 6 đời Bắc Tống (1061), gắn liền với truyền thuyết Bát tiên quá hải.

Ghi chú:
1. Ghi chú là chữ Giang Nam ngày xưa dùng để chỉ cả một vùng rộng lớn của Trung Hoa nằm ở phía nam sông Trường Giang, chứ không chỉ bó hẹp trong tỉnh Giang Nam của Trung Quốc hiện nay. Xưa đây nổi tiếng là một vùng giang sơn cẩm tú, núi non kỳ vĩ, sông nước hữu tình, danh thắng không sao kể xiết, bãi Tiêu Tương, sông Trường Giang, hồ Động Đình, Thái Hồ, bến Phong Kiều, núi Vu Giáp, Hành Sơn...
2. Ngoài ra còn có thuyết Giang Nam tứ đại danh lâu, trong đó kể thêm Tạ Diễu lâu do thi nhân đời Nam Tề là Tạ Diễu 謝眺 dựng năm Kiến Võ thứ 2 (495), khi nhậm chức thái thú Tuyên Thành, nay thuộc Tuyên Thành, tỉnh An Huy. Lý Bạch có bài thơ Tuyên Châu Tạ Diễu lâu tiễn biệt Hiệu thư Thúc Vân, trong đó có câu "Trừu đao đoạn thuỷ, thuỷ cánh lưu, Cử bôi tiêu sầu, sầu cánh sầu" (Rút dao chém nước, nước càng chảy, Nâng chén tiêu sầu, càng sầu thêm)

Nhạc Dương Lâu là một lâu thành ở phía tây thị trấn Nhạc Dương thuộc tỉnh Hồ Nam. Được xây dựng vào đời Đường, kiến thiết và tu bổ thêm vào đời Tống, đời Thanh v.v… Vật liệu xây toàn bằng gỗ, lầu chính có 3 tầng, đặc biệt là không dùng đinh ốc…

Khí thế thật là hùng vỹ, nguy nga tráng lệ, trong lầu tàng trữ 12 khối gỗ đàn hương khắc toàn bài Nhạc Dương Lâu Ký của Phạm Trọng Yêm.

Đằng Vương Các là tên gọi ba căn lâu thành của Đằng Vương Lý Nguyên Anh thời Đường ở 3 tỉnh Giang Tây, Tứ Xuyên và Sơn Đông. Nổi bật nhất là Đằng Vương Các ở tỉnh Giang Tây, một trong 4 ngôi lầu nổi tiếng nhất của Trung Hoa.
Đằng Vương các nằm ở phía tây bắc thành phố Nam Xương, bờ đông sông Cám Giang. Được Lý Nguyên Anh (con trai của Đường Cao Tổ Lý Uyên, em của Đường Thái Tông - Lý Thế Dân) cho xây dựng vào năm Vĩnh Huy thứ 4 (năm 653) thời nhà Đường.
Năm 652 Lý Nguyên Anh được điều đến Tô Châu để nhậm chức thứ sử, ông sai đô đốc Hồng Châu xây dựng các này để làm chỗ ở. Do Lý Nguyên Anh được phong là "Đằng Vương", nên các này gọi là Đằng Vương các.
Khoảng 20 năm sau, đô đốc Hồng Châu khi đó là Diêm Bá Tự cho trùng tu. Sau khi hoàn thành công việc, ông cho mời các văn sĩ đến sáng tác thơ văn để ghi nhớ, Vương Bột đã sáng tác bài Đằng Vương các tự và nó đã trở thành một trong những bài thơ nổi tiếng trong thơ ca Trung Hoa thời kỳ nhà Đường.
Tọa lạc trên núi Vũ Xương Độc Sơn, được mệnh danh là “thiên hạ cảnh quan” cùng với Hồ Nam Nhạc Dương Lâu, Giang Nam Tất Vương Các Lâu, Hoàng Hạc Lâu là một trong ba Lâu nổi tiếng bậc nhất của Hồ Bắc.
Hoàng Hạc Lâu được dựng nên bởi bảy tầng tháp với tổng độ cao 50.4 mét, đỉnh nhọn, hướng thiên, bốn mặt giống nhau. Những mái to mái nhỏ xếp trùng điệp đan xen tạo nên nét uyển chuyển cho cả tòa Lâu. Thêm nữa, đuôi mái được thiết kế uốn cong tựa hồ như cánh hạc đạp mây bay lên trời xanh. Bất kể trong hay ngoài Lâu thì Hạc tiên vẫn được chọn làm họa tiết chính, bên cạnh đó, vân mây, hoa cỏ, rồng lướt gió cùng hòa quyện với nhau tạo nên bức họa vô cùng phong phú. Toàn Lâu được kiến trúc theo kiểu bảo tháp, mái hiên đều tạc bia, các cổng đều được sơn son… tạo nên nét văn hóa mang đậm đà bản sắc dân tộc Trung Hoa.
Từ trên Lâu phóng tầm mắt ra xa, du khách có thể chiêm ngưỡng tận mắt dòng Trường Giang ngày đêm cuồn cuộn chảy về hướng Đông, xa hơn chút nữa là cảnh vật Tam Trấn hữu tình. Từ xưa đến nay có biết bao bậc tiền nhân hậu bối từng đặt chân tới nơi này để rồi khi ra về trong dòng xúc cảm dạt dào đó bao tác phẩm bất hủ đã ra đời như: Thôi Hiệu với bài thơ “Hoàng Hạc Lâu” đời đời lưu danh:

“Hạc vàng ai cưỡi đi đâu?
Mà nay Hoàng Hạc riêng lầu còn trơ.
Hạc vàng đi mất từ xưa,
Nghìn năm mây trắng bây giờ còn bay.”

Truyền thuyết về Hoàng Hạc Lâu đến bây giờ vẫn còn rất nhiều người bàn cãi nhưng người dân Hồ Bắc kể với nhau nhiều nhất vẫn là xưa kia có vị tiền bối tên là Phí Văn Vi đã khổ công tu luyện thành tiên, thường cưỡi hạc vàng bay về đây nghỉ ngơi. Sau này để tưởng nhớ đến vị tiền nhân năm xưa, con cháu lớp hậu thế đã xây dựng Hoàng hạc lâu ngày nay.

BÁT TIÊN ĐẮC ĐẠO thuật lại sự tích của tám vị tiên được dân gian truyền tụng: Lý Thiết Quài, Hán Chung Ly, Lam Thái Hòa, Trương Quả Lão, Hà Tiên Cô, Lã Động Tân, Hàn Tương Tử và Tào Quốc Cữu.
Tám vị thần tiên đó sống ở nhiều thời đại khác nhau, nhưng rồi lúc đắc đạo thành tiên, họ cùng gặp nhau, ẩn cư ở đảo Bồng Lai, kết thành nhóm bạn, dung phép thuật, kéo nhau ra biển Đông Hải (Bát Tiên Quá Hải), giao chiến với vợ chồng lão long vương, đánh bại họ.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét