HẢI THƯỢNG LÃN ÔNG
Hải Thượng Lãn Ông tên thật là Lê Hữu Trác, sinh ngày 12 tháng 11 năm 1720 (Canh Tý). Mất năm 1791. Nguyên quán ở thôn Văn Xá, làng Liêu Xá, huyện Đường Hào, phủ Thượng Hồng, tỉnh Hải Hưng. Ông là nhà Y Học có học vấn uyên bát. Lê Hữu Trác xuất thân từ gia đình học giỏi đổ cao, Năm 1740 tham gia vào quân đội Chúa Trịnh. làm quan to của triều vua Lê, Chúa Trịnh. Ông nội là Lê Hữu Danh, đậu nhị giáp Tiến Sĩ. Cha là Lê Hữu Mưu, đậu đệ tam giáp Tiến Sĩ, làm quan dưới triều Lê Diệu Tôn tới bậc thượng thư. Mẹ Ông là Bùi Thị Thưởng. Quê ở xã Bầu Thượng, huyện hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh. Biệt hiệu Hải Thượng do 2 chữ đầu tỉnh Hải Dương và tên Phủ Thượng Hồng. Nhưng cũng có thể chữ Bầu Thượng là quê mẹ và là nơi Hải Thương ở lâu nhất, từ năm 26 tuổi đến khi mất. Hải Thượng Lãn Ông có nghĩa là Ông lười ở Hải Thượng. Nhưng thực tế chúng ta thấy lười ở đây là lười với công danh phú quý nhưng chăm chỉ với sự nghiệp chữa bệnh cứu người. Ông là con thứ bảy, theo cha lên ở kinh thành Thăng Long. Hồi nhỏ ông đã nổi tiếng thông minh, học giỏi hiểu rộng, thơ hay.và đã thi vào tam trường. Năm 19 tuổi cha mất sớn nên Lê Hữu Trác phải thôi học về chịu tang cha. Lúc này khắp nơi nghĩa quân nổi lên chống chính sách hà khắc của Chúa Trịnh. Nhân dân rất khổ sở. Nghĩa quân lại nổi ngay làng bên cạnh của quê hương nên không thể ngồi yên mà học được. Lê Hữu Trác đành xếp bút nghiên theo nghiệp tiến cung. Nhưng để chuẩn bị tiến cung, Lê Hữu Trác đã có những ý kiến khác với nhiều thanh niên thời đó. Ông đã tìm gặp một ẩn sĩ họ Vũ ở làng Đặng xã huyện Hoài An, rất giỏi về môn thiên nhân. Một môn học về Thiên Văn Địa Lý, bày binh bố trận, bói toán, dạy cho thuật âm dương. Sau vài năm nghiên cứu thuật âm dương, Lê Hữu Trác mới đeo gươm tòng quân. Lê Hữu Trác đã viết về thời kỳ này của đời mình như sau: Tôi nghiên cứu thuật âm dương trong vòng vài năm cũng biết được đại khái mới đeo gươm tòng quân để thí nghiệm sức học của mình. Vượt bao phen nguy hiểm tôi cũng được bình yên. Nhưng kế hoạch trù tính trong quân cơ phần nhiều đều phù hợp. Thống tướng của Chúa Trịnh nhiều phen đề bạc nhưng tôi nghĩ: Chí bình sinh chưa thỏa mãn thì cầu cậy làm chi. Rõ ràng đây là công việc không hợp ý Lê Hữu Trác, khi được tin người anh mất, Lê Hữu Trác xin ra khỏi quân ngủ. Lấy cớ vế thay anh nuôi mẹ già 70 tuổi và mấy cháu mồ côi ở Hương Sơn.
Ở quê không lâu Lê Hữu Trác bị ốm nặng chữa hai ba năm liên không khỏi.Lê Hữu Trác đến nhà Thầy thuốc Trần Độc ở xã hữu Thành huyện thanh chương. Nay là xã Nam Trung, xã Nam Đàn Tỉnh Nghệ An, Ông đã thi đỗ cử nhân rồi ở nhà làm thuốc được nhân dân rất tính nhiệm. Qua hơn một năm ở nhà thầy thuốc, Lê Hữu Trác đã khỉ bệnh. Trong thời gian nằm chữa bệnh ở đây những lúc rỗi rãi, Lê Hữu Trác mược bộ sách Phung Thi Cẩm Nang Trung Quốc để đọc. Phần lớn đều thấu hiểu. Thầy thuốc Trần Độc lấy làm lạ, rồi có ý muốn truyền đạt nghề mình cho Lê Hữu Trác. Mặc dù lúc này Lê Hữu Trác đã phát hiện thấy trên đời còn một việc rất quan trọng đối với con người la bảo vệ sức khỏe, chũa bệnh cứu người nhưng vẫn chưa quyết chí học thuốc. Ông đã viết: Những chỗ ý nghĩa sâu xa về vật lý âm dương trong sách thuốc tôi đều hiểu thấu, Trần Tiên sinh lấy làm lạ muốn đem cái hiểu biết về y học dạy cho tôi. Nhưng lúc bấy giờ vì bận việc tôi chưa chú ý học. Đến khi Lê Hữu Trác 30 tuổi sức khỏe đã trở lại, tướng của chúa Trịnh cho mời Lê Hữu Ttrác trở về quân ngũ. Lê Hữu Trác quyết cố ý xin từ và lúc này mới xin học thuốc.
Lê Hữu trác viết: Cái chí bon chen trong trương danh lợi mình đã vứt bỏ đi lâu rồi nên lấy cớ là còn mẹ già không bô bỏ đi xa được. Ông trở lại Hương Sơn làm nhà ở ven rừng quyết chí học thuốc tìm đọc khắp các sách đêm ngày mày miệt từng giây phút. Từ đấy Lê Hữu Trác lấy biệt danh là Hải Thương Lãn Ông.
Vì nơi ở của Hải Thượng Lãn Ông rất hẻo lánh, trên không có thầy giỏi để học, dưới không có bạn hiền giúp cho, Hải Thượng Lãn Ông phải tự học là chính. Để việc học tập có hiệu quả hơn, Hải Thượng Lãn Ông làm bạn với một thầy thuốc nữa cũng họ Trần ở làng Đỗ Xã gần làng Tịnh Diệm để cùng nhau trao đổi những kiến thưc thu thập được trong khi đọc sách.
Do kiến thức rộng chẩn bệnh kê đơn thận trọng nên Hải Thương Lãn Ông đã chữa rất nhiềui trường hợp khó mà người khác không chữa khỏi. Tên tuổi Ông lan nhanh khắp nơi đến tận thủ đô Thăng Long. Trong thời kỳ này cùng với việc chữa bệnh, Hải Thượng Lãn Ông đã mở trường đào tạo thầy thuốc. Người ven vùng và các nơi xa nghe tiếng tìm đến học. Vừa chữa bệnh vừa dạy học Hải Thương Lãn Ông vừa biên soạn sách. Ông nghĩ rằng: ‘’Tôi thấy y lý bao la, sách phải chồng chất chia môn xếp loại tản mạn vô cùng. Những sách do nhưng bậc tiền bối hiền triết lượn về bệnh về ý nghĩa đơn thuốc, về tính dị bài thuốc có nhiều chỗ chưa nói đến nơi đến chốn. Tất phải thâu tóm hàng trăm cuốn đúc thành một pho để tiện xem tiện đọc ‘’. Năm 62 tuổi Hải Thượng Lẫn Ông được chúa Trịnh Sâm triệu ra thủ đo Thăng Long để chữa bệnh cho con là Trịnh Cáng. Việc ra thủ đô vì lúc tuổi già, đó là một điều bất đắc dĩ đối với Hải Thượng. Nhưng lòng mong ước được nhân dịp này tìm cách in ra để phổ biến rộng rãi tác phẩm của mình, vì vậy Hải Thương ra đi. Hải Thương đã kể lại tâm của mình trong tập Thư Kinh ký sự. Kể chuyện ra thủ đô về lúc này như sau: ‘’ Bây giờ tôi bức rức là không biết chừng nào, suốt đêm không ngủ tôi nghĩ mình lúc trẻ mày gươm đọc sách, rồi nay đây mai đó, trong 15 năm đã không làm nên công trạng gì. Nay đã vứt bỏ công danh về ở ẩn núi Hương Sơn, dựng lều nuôi mẹ, đọc sách mong tiêu giao trong vườn đạo lý của hoàng đế Kỳ Bá. Hai tổ sư của đông y, tự lấy việc giữ gìn cho mình cứu giúp là đắc sách. Anh ở này lại khổ về cái hư danh nhưng mình đã dày công nghiên cứu y học trong vòng 30 năm soạn được bộ Tâm Lĩnh. Không dám truyền thụ riêng cho ai chỉ muốn đem ra công bố cho mọi người cùng biết. Nhưng việc thì nặng sức lại mỏng khó mà làm được Quỷ Thần thấu hiểu lòng mình. Chuyến này đi có chỗ may .Đây cũng là chưa biết chừng không may cho Hải Thượng. Ra thủ đô ở gần một năm trời cả hai việc đều không thành. Đến thủ đô Hải Thượng được đưa vào khám bệnh ngay cho Triệu Cáng. Nhưng đơn thuốc kê lên bị các thầy thuốc khác trong phủ chữa dèm pha và không được dùng, sách thuốc cũng chẳng tìm đươc ai chịu trách nhiệm cho in. Nhưng cũng chính trong chuyến đi này Hải Thượng đã rất vui mừng được biết sách thuốc của mình biên sọan không những đã được học trò sao chép dùng tại chỗ mà còn được đưa đi rất xa tới tận thủ đô. Và có người nhờ học sách thuốc của mình mà đã trở thành thầy thuốc giỏi. Nên đã lập bàn thờ để thờ sống Hải Thượng để tỏ lòng nhớ ơn. Cuối năm 1782, Hải Thượng Lãn Ông trở lại Hương Sơn tiếp tục dạy học, biên soạn một số tập trong toàn bộ tác phẩm Y Tông Tâm Lĩnh cho đến khi Ông mất. Nhân dân tán mộ Hải Thương ở trên núi MinhTừ Khe nước cạn. Cách thị trấn phố châu huyện Hương Sơn 4 km, hiện nay vẫn còn.
Qua gần 40 năm, ông tổng kết tinh hoa của y học Trung Quốc và Việt Nam,và biên soạn bộ “ Y Tông Tâm Lĩnh” gồm 28 tập, 66 cuốn.
Vệ Sinh Yếu Quyết là một tác phẫm quan trọng nhất của ông, trong đó ông nêu rõ các phương pháp vệ sinh toàn diện , luyện tập vận động , vệ sinh hoàn cảnh, phòng bệnh, đề phòng tai nạn đặc biệt là các chĩ dẫn về Tình Dục rất rõ ràng chính xác, mà các bài viết của các nhà Y Học Tình Dục hiện đại cũng chưa dám đề cập bạch văn như ông .
Ông có viết: Người xưa nói: Người ta có 3 cái quý là Tinh, Khí, Thần. Nếu giữ được Thần, vững được Khí, vẹn được Tinh thì mọi tật không sinh ra được, ông nói:
Giữ tinh, dưỡng khí tồn thần,
Tinh không hao tán thì thần được yên.
Các nhà Y Học cổ đại của Trung quốc cũng có cùng một nhận xét như Hải Thượng Lãn Ông “ Tiết dục để tồn trữ tinh lực, tăng cường hoạt năng của tinh trùng, luyện tập sức đề kháng và duy trì trí lực. Tiết dục có lợi cho cả thân thể và tinh thần”.
Bành Tổ trả lời: “Giữ tinh khí, thu dưỡng tinh thần. uống các thứ thuốc bổ dưỡng thì có thể trẻ mãi không già. Tuy nhiên nếu đã có ba thứ trên mà không biết cách giao hợp cho phải phép thì cũng vô ích thôi.
Đạo giao hợp là hợp thành nhất thể với người giao hợp. Nếu không biết nguyên tắc đó thì bị thương thân bại thể có khi còn táng mạng nữa”.
Hoàng Đế nói: “Nguyên tắc tiết độ trong việc nam nữ giao hợp là nguyên tắc nào?”.
Tố nữ đáp: “Nam nữ giao hợp là thuận theo căn bản âm dương của trời đất. Nhưng không nên để lệch đi khiến cho nam nhân càng ngày càng suy hoại thân thể trong khi nữ nhân được bách bệnh tiêu trừ. Đôi bên phải thân tâm sướng khoái, thân cường khí thạnh, mạnh mẽ sung khí mới là nguyên tắc. Nếu không theo đạo âm dương thì thân thể ngày càng suy vi, vì vậy các yếu tố căn bản của giao hợp là:
· An định sự háo hức.
· Tâm trạng hứng thú.
· Tinh thần sung mãn.
Hoàng Đế hỏi: “Tại sao gọi là nguyên tắc âm dương giao hợp?”
Tố Nữ đáp: “Nam nữ giao hợp là chuyện tự nhiên của trời đất, của sự tạo thành chủng tộc không mất. Do thuận lẽ âm dương mà nam nhân tinh cường khí tráng. Do thuận lẽ âm dương mà nữ nhân bách bệnh tiêu trừ.. Nếu không hiểu nguyên lý giao hợp thì thân thể ngày càng thương tổn, suy yếu.
Vậy cái đạo giao hợp phải như thế nào?
Đó là chỉ giao hợp khi:
· Tâm tình an định.
· Ý khí hòa hài.
· Tình tự ổn định.
· Thân tâm nhất chí.
· Y thử dưỡng sinh.
· Không nóng quá, lạnh quá.
· Không no quá, đói quá
· Tâm tư quang minh, hành vi rõ ràng.
· Tính tình tự nhiên, thần thái ung dung.
Trong Tác phẫm Vệ Sinh Yếu Quyết Hải thượng Lãn Ông viết:
Sau khi giao hợp xong nên nằm ngữa, ruỗi thẳng chân, buông thẳng tay, đầu yên trên gối, gót chân tỳ vào giường, ưỡn mình cong lên, cố nín thở, lắc thân mình 3 đến 5 lượt. Như thế lá cách làm cho Thận Thủy hoàn lại chỗ. Nếu thấy mặt nóng bừng là Tinh Khí đã lên đến chỗ Đan Điền phía trên, thì lập tức dùng hai tay xoa vuốt lên da mặt, như thế là lối tắm khô để cho nhiễt khí đi qua. Kế tiếp mím môôi nín thở , đá lưỡi vào vòm miệng cho tiết ra nước miếng rồi nuốt xuống Đan Điền phía dưới để cho Tinh Khí chu lưu. Đó là cách Bổ Tinh Hoàn Tủy.
Khi bàn về việc Giao Hợp thì ông khuyến cáo không nên giao hợp trong những trường hợp như sau: Khi nắng nóng, giá rét, nằm giữa trời, trước bếp, sau giếng, khi mưa gió sấm chớp hay trước đền thờ đình miếu. Nên kiêng kỵ giao hợp trong tình trạng tinh thần hay sức khỏe mõi mệt, đau yếu, trong lúc sợ hãi hay tức giận, trong lúc ăn no, say rượu.
No say phòng dục đòi khi
Chân nguyên hao tán chỉ vì kiệt tinh
hoặc là:
Ruợu say rồi lại nhập phòng
Khỏi sao tích trệ phạm phòng chết non.
Không nên giao hợp lúc chưa tới tuổi trưởng thành, trước lúc đi xa hay lúc đi xa trở về đang mệt nhọc.
Đợi khi nam nữ trưởng thành
Để cho thiên quý, âm tinh vẹn toàn
Đến kỳ rồi mới kết hôn.
Không giao hợp khi phụ nữ đang hành kinh hay bệnh vừa mới khỏi.
Khi kinh chưa sạch chớ liều ngủ chung
Nhập phòng uất giận can cung
Dễ sinh băng lậu khó lòng cầm ngay.
Phòng dục là việc cần ngừa,
Trăm ngày kiêng cử cũng chưa an toàn.
Đối với Y học phương đông mà đại diện là Y Học Trung Quốc thì những cấm kỵ đó là gì? Sách Tố Nữ ghi lại sáu điều cấm kỵ như sau:
- Kỵ thứ nhất: không được giao hợp vào ngày đầu tháng âm lịch lúc trăng tròn và cuối tháng.
- Kỵ thứ hai: khi có sấm sét, mưa gió, đất thảm trời sầu, động đất, tránh không được giao hợp.
- Kỵ thứ ba: không nên giao hợp khi đã ăn quá no hay khi đương cơn say.
- Kỵ thứ tư: không nên giao hợp khi vừa mới đi tiểu xong.
- Kỵ thứ năm: tránh giao hợp khi người đã mất sức vì mệt nhọc như đi bộ, lao động nặng, mệt mỏi chưa phục hồi, trong minh bãi hoải.
- Kỵ thứ sáu: không nên giao hợp liền khi đương nói chuyện với nữ nhân mà hứng tình.
Theo Kinh Dịch thì các điều cấm là:
- Điều cấm thứ nhất là vì các ngày tháng này tương ngày âm thần.
- Điều cấm thứ hai là vì các ngày giờ này là tương đương thiên kỵ. Điều cấm này cũng hấy nhắc đến trong sách Lễ Ký. Sách Lễ Ký chép rằng khi trời nổi cơn mưa gió sấm xét thì không nên thụ thai vì đó là lúc thiên nhiên đang cường nộ, người giao hợp dễ bị phong đơn.
- Điều cấm thứ ba thuộc về nhân kỵ: Ăn no sẽ ảnh hưởng đến tì (bao tử), hỉ nộ, bi, thương sẽ bị ảnh hưởng đến nội trạng.
- Ngoài ra còn có địa kỵ đó là không được giao hợp trong đền chùa, thần miếu, giếng nước, chỗ nhà bếp, nơi cầu, chỗ mồ mà, cạnh quan tài.
- Điều cấm kỵ thứ tư là không được giao hợp khi mới tiểu xong. Sách “Ngọc phòng bí quyết” có đoạn nói rằng sau khi tiểu xong thì tinh khí hao hụt, các mạch đạo không thông, trong tình trạng như vậy mà giao hợp thì đương nhiên bị tổn thương nội trạng. Nếu giao hợp thụ thai được người mẹ sẽ bị tổn thọ.
Sách “Dưỡng Sinh Yếu Luận“, một quyển sách của đạo gia có ghi chuyện đạo sĩ Lưu Kinh.
· Mùa xuân 3 ngày giao hợp có xuất tinh một lần.
· Mùa hạ, mùa thu thì một tháng hai lần.
· Mùa đông không nên xuất tinh.
Lưu Kinh cho rằng sinh hoạt tình dục tuỳ theo mùa mà phù hợp với sinh hoạt của thiên nhiên. Nguyên tắc của thiên nhiên là “Xuân xanh, Hạ trưởng, Thu liễm, Đông tàn”. Mùa Đông thì thu về, tàng trữ, không cho ra vì không thể sinh sôi nẩy nở được. Quan niệm giao hợp liên hệ với mùa trong năm không phải không có lý của nó, ngay cả người Việt Nam vẫn còn chọn tháng, năm để sinh con.
Sách “Dưỡng Sinh Tập” cũng có ghi tương tự như sách “Dương sinh yếu luận”chỉ thêm một điều là:”Mùa Đông xuất tinh một lần bằng mùa Xuân xuất tinh một trăm lần”vì mùa Xuân dương khí hạnh mậu, sung mãn, trong khi đó mùa đông là mùa của âm khí.
Sách “Phòng Trung Thuật” thì nói rõ là việc giao hợp nên ” Xuân nhất, Hạ nhị, Thu nhất, Đông vô “.
Với Y Học hiện đại, các nhà khoa học nhận thấy rằng việc giao hợp chỉ nên xãy ra khi hệ sinh dục bên trong và bên ngoài phát triển đầy đủ và chín mùi tức là đã vào tuỗi trưởng thành về cả hai mặt sinh lý và tâm lý , ổn dịnh về mặt cá nhân và xã hội, có công ăn việc làm, có ý thức về xây dựng gia đình, chọn thời điễm có con…
Về vấn đề tiết dục và nhịp độ sinh hoặt tình dục thì cũng không khác với quan niệm của người xưa, nhưng có những chỉ dẫn riêng cho các bênh tật đặc biệt như bệnh về tim mạch, cao huyết áp, nhồi máu cơ tim , bệnh tâm thần …phụ nữ trong lúc mang thai hay đang có vấn đề bệnh phụ khoa….
Vấn đề ngừa thai và tránh lây nhiễm các bệnh do quan hệ tình dục là ý thức mấu chốt trong thời đại hiện nay mà con người quan tâm.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét