Thứ Năm, 4 tháng 8, 2011

Có Không Cô Đồ !

Ông Đồ, tên ông có tự bao giờ và bao nhiêu tuổi mà ai cũng goi bằng ông. Thông thường mỗi người có một tên riêng, còn hai tiếng Ông Đồ là tên gọi chung cho những người có nghệ thuật viết chữ đẹp mà người ta gọi  là Thư Pháp.

Tôi vốn dân quê Miền Tây mà, ruộng đồng bát ngát, sông nước mênh mông thì biết, cây trái xum xuê thì biết. Cái truyền thống may vá thêu thùa thì biết chứ nói đến Ông Đồ thì thua. Bởi những người thân xung quanh tôi không tảo tần với ruộng nương thì cũng tất bật với công việc khác để lo cuộc sống, nhưng chuyện theo đuổi chắc để cho thế hệ sau. Với tôi cũng không ngoại lệ.

Cách đây mấy tháng trước thôi ''Ông Đồ'' đối với tôi còn xa lạ lắm. Do có duyên được một người anh nhờ đi tìm mua  dùm mấy bức tranh Thư Pháp, từ đó tôi mới cảm nhận cái gì gọi là nghệ thuật ở trong đó. Quả, trăm nghe không bằng mắt thấy. Tôi nhìn đi nhìn lại thấy những đường nét ngoằn ngoèo có chữ đọc còn muốn không ra nữa, có lẽ cái nghệ thuật của nó ở chỗ này tại tôi không biết đó thôi.  Khi được tận mắt nhìn thấy nói như khơi lên một chút nhiệt trong lòng, tôi bắt đầu thích nó..
Song kể cũng lạ xem như một cái duyên, buổi ban sơ tôi biết là hai Ông Đồ khác và có mua tranh của một trong hai người đó nhưng khi có cảm hứng muốn học thì lại tìm một người mới hòan toàn. Một người tôi chưa một lần gặp mặt, chưa từng biết tên gì hết cũng chưa một lần  nhìn thấy Thư Pháp của ''Thầy Đồ trẻ ấy'' bao giờ. Có thể là do tôi hay tìm đến Chùa để nhìn ''Hồ Tĩnh Tâm'' nên  tình cờ  nhin thấy mấy dòng Thư Pháp ( cái này không phải của Thầy đồ trẻ ấy viết ) của nhóm sinh hoạt CN tôi liền hỏi tới. Rồi một SV cho tôi số điện thoại của Thầy Đồ trẻ ấy. Có lẽ  nhiều người đã biết đến danh của Ông Đồ trẻ này rồi, chỉ mình tôi là mơi biết thôi. Tôi rất mừng như quên mình đã già tôi liền  ''Alo!'' để ''tầm sư''học viết Thư...Pháp.Đó là một chiều chủ nhật ngày... tháng...năm...


      Tuy tôi chưa biết nhiều về Nghệ Thuật nhưng cứ mỗi chiều chủ nhật tôi đi học đều đều. Những buổi không đến lớp được cảm thấy nhớ nhớ trong lòng, Đó là chưa nói đến những ngày trời mưa, trời gió mà tôi cũng đi và chưa nói đến tôi đi học bằng phương tiện như thế nào.  Hơn nữa đôi tay tôi thật vụng về, chưa một lần cầm cọ, hễ ở nhà tự tập viết thì không vấn đề gì nhưng khỗ nỗi mỗi khi đi học có thầy giáo hướng dẫn nhìn thấy là đôi tay tôi bắt đầu run bây bẩy như thằn lằn đứt đuôi. Lòng không muốn nhưng tôi không kìm chế được. Tôi thiệt ''xấu hổ'' vô cùng mà hỏng biết phải làm sao.'' HIhi'', Ông Đồ trẻ còn kêu tôi về ăn nhiều chân gà vô.Tôi nhớ hồi lúc còn ở nhà cũng có ăn mấy cặp  rồi mà sao không thấy thấm thía gì hết trơn.Tôi thật thẹn thùng, thấy vậy thầy thường hay viết ''Try up!'' cho tôi, để khuyến khích kêu tôi chuẩn bị tinh thần để Tết ra phố Ông Đồ ngồi.  Lúc đầu tôi chỉ đến học theo sở thích nhưng càng ngày tôi càng nhận thấy có một ý nghĩa rất tốt cho tôi. Bởi vì nó không những là phương pháp rèn luyện chữ viết mà còn là sự rèn luyện thân tâm. Nghĩa là khi tôi tập điều khiển nét bút từ từ đôi tay tôi uyển chuyển hơn và có vẻ tự chủ hơn. Càng nắn nót như càng có sự cuốn hút vào nét chữ, viết xấu hoắc bỏ đi cả xấp giấy mà cũng quên đi cái cảm giác mỏi tay. Nhưng tiếc là tôi phải đi làm suốt ngày và thần sắc tôi luôn như hạt giá mới nẩy mầm. Dù chỉ là việc luyện tập nhưng tôi cảm thấy mình có ý mà không có công,  nên ngày tháng cứ trôi qua mà chưa có kết quả gì, tôi tự mủi lòng cho tôi.Thầy giáo thì rất nhiệt tình, luôn khuyến khích các học viên. Bây giờ, tuy không có đến lớp học nhưng tôi vẫn âm thầm luyện tập.Trong thâm tâm tôi chỉ đơn giản một điều là tôi phải tập viết sao cho thành chữ có hồn của thư pháp, để lòng tôi không phải ái ngại tôi đã mai một công lao của thầy giáo thân yêu của tôi. Còn chuyện ra phố Ông Đồ có lẽ đối với tôi chỉ là ước mơ, bởi tôi vẫn cảm thấy mình như gậm chân tại chỗ, còn gì thê thảm hơn .


Suy cho cùng cũng một phần do tiền căn hậu kiếp của tôi. Khi muốn việc này thì luôn có một việc khác đeo mang.Tôi không muốn nhưng không cách nào tránh được. Bấy nhiêu đủ cho tôi kết luận một điều là chỉ có học chứ không có hành, nên không thể dụng bút được. Không cầm cọ hành nghề vậy ai biết có Cô Đồ không.? Bốn chữ số phận đã an bày có lẽ là đây vậy.  Và có một điều không thể ngăn cản được đó là ước mơ.Thôi thì Cô cứ ước mơ đi... ước gì vào độ cuối năm....




Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét