Chủ Nhật, 12 tháng 6, 2011

Lưu Lê

Cây lê được trồng ở xứ có khí hậu lạnh. Có hoa vào mùa xuân, hái trái vào mùa thu.Điểm đặc biệt của trái lê là hái xuống rồi mới chín vàng tươi, thơm nhẹ không những nhìn thấy đẹp mà còn ăn rất ngon nữa. Nó có vị ngọt, tính mát không độc, có chứa đường gluco, vitamin và một chút vị hơi chua của axit acetic...
Công dụng của quả lê không những làm thực phẩm giải khát thơm ngon mà nó còn là vị thuốc rất hữu ích trong dân gian. Chuyện xưa kể hồi thời Vua Đường Huyền Tông, Ngài có mắc chứng bệnh ho lâu ngày đau tức ngực, khô cổ họng, khàn cả tiếng. Trong lúc bị đau dằn vặt Ngài tức giận ra lệnh cho các ngự y trong vòng bảy ngày phải tìm phương thuốc chữa khỏi nếu không sẽ bị nghiêm phạt. Vâng, các thầy thuốc lo sợ đến giây phút phải bị mất đầu nên ăn ngủ không yên. Có một thầy thuốc già lo sợ đến phát ở vốn  có sẳn vườn lê. Cậu học trò ấy chuẩn bị một giỏ lê bảo phu nhân thái nhỏ để chàng chế biến thành cao lê rồi chàng đi mua thuốc độc dự định là sẽ trộn chung lại để đem hại Đường Huyền Tông. Sắp hết ngày hạn cuối, chờ chồng đi đâu quá sốt ruột nên phu nhân thay mặt sư phụ đem cao lê vào cung dâng cho Vua. Quả là phước chủ may thầy, Nhà ăn xong thấy mát cổ họng, tiêu hết đàm không còn cảm giác ho nữa. Nhà vua mừng rỡ liền ban thưởng cho gia đình thầy trò ngự y già ấy. Trong lúc đó đệ tự của ngự y đi mua thuốc độc về tới nhà mới vở lẽ ra các nhân tự có thiên tướng. Ý Trời khó tránh.
Từ đó, tác dụng bổ ích của trái lê được truyền khắp dân gian nhất là cao lê pha với mật ông rất công hiệu trong việc thông phổi dưỡng huyết, giải độc. Vào mùa nóng ta chưng lê cách thủy với đường phèn sẽ cho ta một phẩm có tác dụng thanh nhiệt tốt cho sức khỏe. Nếu bị bỏng da, cắt lê thành những lát mỏng đắp lên chỗ bỏng sẽ cho mát vết và không bị đau. Ngoài ra còn có tính giả rượu rất cao. Trái lê còn kết hợp với vài  loại thuốc đông y chữa được một bệnh như đau mằt, nôn, nấc cục...
* Nói nhỏ đặc điểm này, nghe rằng ai có chứng hôi miệng ăn trái lê mỗi ngày sẽ hết.
Lại kể chuyện xưa, thời Tần Vương Lý Thế Dân, có tiên sư Ngụy Chinh đã nhiều lần đánh không lại đội quân mặc áo giáp sắt, đội nón sắt, toàn bộ bằng sắt. Thế giặc hung mạnh như vậy tiên sư luôn tìm cách cho đội quân của mình. Thế là ngày hôm sau đội quân của Ngụy Chinh cũng tiếp tục khiêu chiến nhưng giả thua lui binh vài dặm. Rồi lại đánh rồi giả thua, lui binh. Cứ thế kéo dài tới mười hai giờ trưa, đội quân mặc trang phục bằng sắt vừa mệt, vừa mang nặng lại vửa bị nóng bức. Trong lúc đó, đội của Ngụy Chinh mỗi người thủ sẳn một trái lê bên mình đem ra giải khát. Thừa thế đội Ngụy Chinh tấn công địch trở tay không kịp nên lính của Ngụy Chinh hòan tòan thắng trận.
Lại chuyện trái lê: Lúc tuổi thơ của Lý Thế Dân thường hay được cha dẫn vào cung. Có một hôm Thế Dân bị ngủ gục trong cung, nên chạy đi tìm chỗ rửa mặt tình cờ nhìn thấy mấy cung nữ bưng lê đem lên cho Hoàng Thượng. Thế Dân tìm cách chôm một trái nào bị cha  bắt gặp và không cho Thế Dân ăn vì trên trái lê đó có khắc chữ Cung. Ăn sẽ phạm tội khi quân. Thế Dân cắn chữ Cung đó bỏ chỗ không trời không đất, thế là cha hết ý luôn...

Vâng chỉ một trái lê bình thường mà cũng cho ta thêm ý chí hào hùng, một tinh thần kiêu hảnh. Khi cảm thấy căng thăng quý vị nhớ dụng trái lê cho tinh thần thêm nhuệ khí nha!
Riêng tôi vốn dĩ sống ở miệt vườn nên từ nhỏ có thói quen ăn rau tươi và một số trái cây yêu thích. Có nhiều khi tôi ăn rau và trái cây trừ cơm nữa đó. Vì thế ở những người ở nhà đặt cho tôi một biệt danh là ‘’Con sâu rau’’. Tuy ở quê tôi không có trái lê nhưng tôi có thể đi sưu tầm nó ở ngòai chợ đem về trước cúng sau dùng...
Tg:Luungoctinhanh.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét