Thứ Hai, 16 tháng 5, 2011

Ở Đâu, Trời Tròn, Đất Vuông ?




Tên em là Nghiên mà sao em vững như Đồng?
   Nhắc đến bốn chữ Trời tròn Đất vuông là nhớ ngay đến sự tích Bánh Chưng Bánh Dày của Văn  Lang vào đời Vua Hùng thứ VI. Đó là chuyện ngày xưa nhưng còn có ''Trời tròn Đất vuông'' của hiện tại nữa. Tuy xưa thật là xưa nhưng mà nó không hề cũ. Tuy ở  trong hiện tại  nhưng nó không phải mới  ra đời. Nhìn vẻ bề ngòai là một chiếc hộp đơn sơ thôi chỉ vì điểm đặc biệt luôn để ở trong lòng. Cái hộp gì mà nghe hiếu kỳ quá vậy.

    Đó là một cái hộp vuông vuông gần một tất, dầy độ hai phân. Bên trong có chứa một viên đá màu đen.chính giữa viên đá là hình tròn như một thung lủng, ngòai hình tròn là hình vuông, trên nắp có hình con rồng.  Mà cũng kỳ thực  tên của nó là Nghiên sao nó  vững như Đồng

  Tôi vốn dân quê, chỉ biết thêu thùa may vá có một chút ưa thích cái đẹp thôi chứ đâu dễ gì  gặp được nhiều Ông Đồ như ở tp HCM.  Do duyên những ngày chủ nhật tôi hay đến chùa nhìn hồ tĩnh tâm, tình cờ nhìn thấy mấy bức tranh thư pháp trông thật lạ mắt đối với tôi, nên tôi bắt đầu tìm tòi học hỏi, và tìm đến một gia sư để học viết thư pháp, từ đó tôi biết thêm những tiềm ẩn của Nghệ thuật, trong đó có Nghiên.  Đó là kỷ niệm  một ngày ...tháng...năm... đang ngồi loay hoay trên chiếc bàn đá thì từ phía sau cổng Chùa PV có một ''Thầy Đồ Trẻ''  với gương mặt thật vui tươi hài hòa, tay cầm một vài dụng cụ  đặt trên bàn để chuẩn bị dạy viết Thư Pháp. Ông Đồ trẻ ấy  giới thiệu cho  tôi biết tên của chiếc hộp  đen ấy  là Nghiên. Dụng cụ chuẩn bị học Thư Pháp  gồm bốn thứ Bút, mực, giấy và  Nghiên.  Qua tìm hiểu tôi biết được Nghiên mực đã có từ mấy ngàn năm trước. Nó được làm bằng đá Đoan Khê lấy từ Suối của khu Linh Dương. Nó là một bốn thứ quý của chốn làm văn,  hồi thời Vua Tự Đức còn phong tước cho nó là Tức Mặc Hầu.

    Theo truyền thuyết  Bánh Chưng Bánh Dày  khi nói về hình thức bên ngòai thì là một hiện thân của lòng biết ơn đối với  Trời Đất. Còn nhân bánh, dây, lá thể hiện cho  công ơn không gì sánh nổi của Cha Mẹ,đồng thời cũng thể hiện tấm lòng hiếu thảo con cái.

    Riêng với  Nghiên thì khi ta đổ mực vào thì cũng giống một tấm lòng  bao dung đang ôm trọn thiên nhiên.  Kể cũng lạ, cái nước ''đen thùi lùi'' ấy vậy mà so sánh với thiên nhiên muôn sắc màu. Có lẽ, đó là bản thể  riêng, trong cái không mà nó lại có. 

   Đó là chưa nói đến quá trình chế biến  thành mực  vất vả như thế nào rồi phải mày nó ra sao mới có thể viết được.

Nghiên dùng để mày mực và đựng mực.  ''Mày''  một từ làm cho ta nghĩ ngay đến sự kiên nhẫn. Trong lúc ung dung mày mực thì ta có thể nghĩ ra một câu thơ để viết, hay cảnh thiên sông nước để hoạ. Một trong những hữu ích của Nghiên để giúp các ông đồ phát huy cái truyền thống viết chữ viết của dân tộc.

    Hễ nói đến Nghiên mực là không thể không nhắc đến Thư Pháp.Tuổi đời của thư pháp cũng không kém gì với tuổi thọ của thọ của Nghiên.  Thật ra thì tôi mới chỉ cầm cọ ''quẹt quẹt'' được dăm ba bữa mà nói có nghe vẻ sành lắm vậy.  Có lẽ do trong tim cũng chớm chút đam mê nên bị cuốn hút vào sự tìm tòi và lâu ngày trở thành thói quen.Do đó tôi được biết thêm là  đầu tiên Thư Pháp khai sinh ở Trung Quốc sau đó đến việt Nam, triều Tiên và Nhật Bản. Ngày nay, cứ mỗi độ Xuân về ở Nhật Bản thường hay tổ chức hội thi viết thư Pháp ngòai trời không  kể tuổi tác, từ người già đến trẻ em đều đến dự thi thật náo nhiệt. Ở Việt Nam Hội triển lãm tranh  thư pháp, có những con đường tại tp HCM được mang tên là phố Ông Đồ. Mặc dù Thư Pháp không phải là môn nghệ thuật chính nhưng nó là sự khéo léo rèn luyện tính kiên nhẫn và sáng tạo của người viết chữ. Nó như nói lên nét đẹp truyền thống của dân tộc.



Ở đâu Trời tròn Đất vuông?
Không tin mở hộp ra coi, thân em không trắng như ngọc ngà,nhưng nhìn phận em như thấy cả Trời tròn Đất vuông.

''Các Vua Hùng có công dựng nước Bác cháu ta hãy cùng nhau giữ nước.''

*Tg:Luungoctinhanh. 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét