bởi Ngoc Anh Luu vào ngày 28 tháng 4 2011 lúc 5:44 chiều
Thứ Sáu, 27 tháng 5, 2011
Thứ Tư, 25 tháng 5, 2011
Chia Tay Sài Gòn!
Đó là chủ đề trong cuốn album của người anh từ Canada sang Việt Nam làm việc tại CS của NKT và TEMC. Tuy không nhiều nhưng có lẽ đó là những ngày vui vẻ và hạnh phúc nhất của mấy người ở đây.
Chiều nào cũng thế, chiều nào cũng vậy, cứ sau giờ làm việc là anh dành gần hết thời gian buổi tối cho cả nhà mm. Vâng, giữa xứ Sài Gòn hoa lệ này mà tối nào anh cũng cùng vài người đi chợ mua trái cây về đãi cả nhà. Mỗi ngày mỗt loại khác nhau, không hôm nào trùng hôm nào. Vấn đề là không phải miếng ăn qua mấy thứ trái cây đó mà là ân tình của anh dành cho những NKT ở đây. Nhất là các em nhỏ xem anh như một vị Tiên thật gần gũi và hài hòa. Anh muốn sang sẻ còn chật vật của anh em của NMM.
Dù quen hay lạ nhìn qua cũng nhận thấy phong cách anh thật đúng như cái tên_ Thanh Nhã của anh. Chỉ một khỏan thời gian ngắn thôi, Anh đã để lại cho NMM thật nhiều kỷ niệm. Nhớ mãi không quên cái buổi liên hoan chia tay anh đi về nước anh bảo là đêm nay ''ai cũng bị chụp hình hết. Dĩ nhiên là trong đó có...''. Ngày chia tay không phải màu xuân mà những tiếng cười vang như pháo nổ. Giữa lúc này đây, phải có một chút ngậm ngùi trước lúc chia tay chứ. Nhưng đăc biệt buổi chia tay này tràn ngập tiếng cười. vâng từ cái ngày đó tới bây giờ đã hơn một năm rưỡi rồi...Không biết khi nào Anh trở lại.Bây giờ tôi chỉ biết một điều đơn giản là càng xa Anh càng không thể quên Anh. dù có xa thêm bao nhiêu ngày đi nữa, có lẽ không phải riêng tôi mà cả nhả vẫn nhớ về anh, phải vậy không các bạn NMM?
Ky niem ngay ...thang 08 nam 2009
Tg:Luungoctinhanh.
.
Thứ Ba, 24 tháng 5, 2011
Cảm Ơn Đời!
Cuộc sống muôn màu, muôn vẻ. Có đắng cay cũng có ngọt bùi. Nó như được an bày từ trứơc giờ chỉ là việc lập lại. Những gì trong cuộc sống xảy ra hôm nay làm sao ai biet được ngày mai sẽ ra sao. Cuộc sống đang yên đang lành đâu ai biết được tai họa ụp xuống bất cứ lúc nào. Đó có phải là Vô Thường không? Những ngày còn gặp nhau đây thi hãy cứ vui! Biết đâu khi đến cái gì gọi là '' phút cuói cùng'' dẫu có nuối tiếc thì cũng muộn màng. Tại vì sau cái giây phút ấy mãi mãi đời này kiếp này sẽ không còn nhìn thấy mặt nhau nữa. Nếu có duyên thì chỉ mong có thể ở kiếp sau mà thôi. Nghe sao quá phủ phàng phải không? Ví như chuyện của Me một em bé kể: mới hồi chiều con bé vẫn còn quấn quít bên tôi, vậy mà...giờ nó bị nước lũ cuốn trôi mất tiu rùi...Đau xót cho ai không còn con nữa, hay đau xót cho em còn thơ dạy quá. Có lẽ em cũng không biết là mới 7 tuổi đời mà em nở để lá xanh rơi bỏ lá vàng...Nghe mà đứt ruột không? Nghe xót xa vô cùng phải không. Oi, cuộc sống mến yêu ơi, còn bao nhiêu sự bẻ bàng như thế? Chấp nhận mà không cam tâm có phải không?
Rồi lại có một ai kia trong cơn bàng hoàng không thể tả.Một ai kia cũng hiểu Cha Mẹ nuôi con không tính ngày tính tháng. Nên con đã âm thầm khắc cốt ghi tâm công ơn ấy Me Cha. Con vẫn biết dẫu có cõng Cha Mẹ cả hai vai đi khắp Thái Sơn núi cũng không đền đáp Ơn nghĩa sinh thành ấy. Do vậy trong cơn đau thắt ruột của Mẹ nằm trong bệnh viện bao nhiêu thi con cũng nhập viện với Mẹ bấy nhiêu ngày. Mẹ thức bao đêm trường thì con cũng oằn oại bên Mẹ trắng bấy nhiêu đêm. Nhưng ai mà có bếit ai mà có hay, trong lúc quá mõi mòn khi con vừa chợp mắt thì Mẹ mãi mãi đi vào giấc ngủ nghin thu rồi.Ơi hỡi Mẹ yêu ơi, Mẹ thì đang yên giấc nhưng sao lại xé nát tim con rồi. ƠI hỡi Mẹ yêu! Ơi hỡi Mẹ yêu!
Vâng, đó là chuyện hợp tan thường tinh mà! Nó như một định mệnh ở trên đời này không một ai tránh khỏi.và song song của nó là Hợp Tan, Nở Tàn, Sinh Tử,Có Không.
Có Hop Nở Sinh như cái mới bắt đầu. Có thể là nó đẹp và nó luôn biến đổi với vạn vật.Ví như khí tiết xuân như mở ra kỷ nguyên cho một năm, là sự bắt đầu thêm một tuổi của đời người. Vâng, mùa xuân cho ta rộn rã tiếng cười thật vui tươi bên nồi bánh bánh chưng, bánh tét cả trong những buổi sum hợp gia đình đầu năm. Vâng, ngày đầu năm còn lộc của những bao lixi đỏ thắm để mừng tuổi chúc thọ ông bà. Rồi cũng có một Ba Mẹ chuẩn bị sẵn bao lixi để chở đón con về mừng tuổi. Chờ một chiếc xe qua. Rồi nhiều chiếc xe qua...mà con đâu hỏng thấy.Trông đến mỏi mòn...bàng hoàng như chết đứng, làm sao ai mà ngờ hôm nay đưa con bằng chiếc xe tang. Làm sao cất tiếng kêu đây! Hỡi con ra đi không nói một lời. Bao nhiêu tinh thương đang ấp ủ để dành lúc con về, bao nhiêu hoài bảo đang đợi giờ đã bay theo khói với chiếc ly hương.Vâng, sự thật đây mà Mẹ không muốn chấp nhận. Nó như một sự tàn khốc mà từng thấy ở trên đời này. Thật quá phủ phàng sao chỉ đến với Mẹ của ''tôi''.
Nhắc nữa mà chi Tan Tử Tàn Không y như một cái gì đó bất di bất dịch mà đời người ai ai cũng phải đón nhận.
Oi! Xin Cảm Ơn Đời mỗi sớm mai Thức Dậy, ta có thêm ngày mới để Yêu Thương.
Tg:Luungoctinhanh.
Chủ Nhật, 22 tháng 5, 2011
Thứ Hai, 16 tháng 5, 2011
Ở Đâu, Trời Tròn, Đất Vuông ?

Tên em là Nghiên mà sao em vững như Đồng?
Nhắc đến bốn chữ Trời tròn Đất vuông là nhớ ngay đến sự tích Bánh Chưng Bánh Dày của Văn Lang vào đời Vua Hùng thứ VI. Đó là chuyện ngày xưa nhưng còn có ''Trời tròn Đất vuông'' của hiện tại nữa. Tuy xưa thật là xưa nhưng mà nó không hề cũ. Tuy ở trong hiện tại nhưng nó không phải mới ra đời. Nhìn vẻ bề ngòai là một chiếc hộp đơn sơ thôi chỉ vì điểm đặc biệt luôn để ở trong lòng. Cái hộp gì mà nghe hiếu kỳ quá vậy.
Đó là một cái hộp vuông vuông gần một tất, dầy độ hai phân. Bên trong có chứa một viên đá màu đen.chính giữa viên đá là hình tròn như một thung lủng, ngòai hình tròn là hình vuông, trên nắp có hình con rồng. Mà cũng kỳ thực tên của nó là Nghiên sao nó vững như Đồng
Tôi vốn dân quê, chỉ biết thêu thùa may vá có một chút ưa thích cái đẹp thôi chứ đâu dễ gì gặp được nhiều Ông Đồ như ở tp HCM. Do duyên những ngày chủ nhật tôi hay đến chùa nhìn hồ tĩnh tâm, tình cờ nhìn thấy mấy bức tranh thư pháp trông thật lạ mắt đối với tôi, nên tôi bắt đầu tìm tòi học hỏi, và tìm đến một gia sư để học viết thư pháp, từ đó tôi biết thêm những tiềm ẩn của Nghệ thuật, trong đó có Nghiên. Đó là kỷ niệm một ngày ...tháng...năm... đang ngồi loay hoay trên chiếc bàn đá thì từ phía sau cổng Chùa PV có một ''Thầy Đồ Trẻ'' với gương mặt thật vui tươi hài hòa, tay cầm một vài dụng cụ đặt trên bàn để chuẩn bị dạy viết Thư Pháp. Ông Đồ trẻ ấy giới thiệu cho tôi biết tên của chiếc hộp đen ấy là Nghiên. Dụng cụ chuẩn bị học Thư Pháp gồm bốn thứ Bút, mực, giấy và Nghiên. Qua tìm hiểu tôi biết được Nghiên mực đã có từ mấy ngàn năm trước. Nó được làm bằng đá Đoan Khê lấy từ Suối của khu Linh Dương. Nó là một bốn thứ quý của chốn làm văn, hồi thời Vua Tự Đức còn phong tước cho nó là Tức Mặc Hầu.
Theo truyền thuyết Bánh Chưng Bánh Dày khi nói về hình thức bên ngòai thì là một hiện thân của lòng biết ơn đối với Trời Đất. Còn nhân bánh, dây, lá thể hiện cho công ơn không gì sánh nổi của Cha Mẹ,đồng thời cũng thể hiện tấm lòng hiếu thảo con cái.
Riêng với Nghiên thì khi ta đổ mực vào thì cũng giống một tấm lòng bao dung đang ôm trọn thiên nhiên. Kể cũng lạ, cái nước ''đen thùi lùi'' ấy vậy mà so sánh với thiên nhiên muôn sắc màu. Có lẽ, đó là bản thể riêng, trong cái không mà nó lại có.
Đó là chưa nói đến quá trình chế biến thành mực vất vả như thế nào rồi phải mày nó ra sao mới có thể viết được.
Nghiên dùng để mày mực và đựng mực. ''Mày'' một từ làm cho ta nghĩ ngay đến sự kiên nhẫn. Trong lúc ung dung mày mực thì ta có thể nghĩ ra một câu thơ để viết, hay cảnh thiên sông nước để hoạ. Một trong những hữu ích của Nghiên để giúp các ông đồ phát huy cái truyền thống viết chữ viết của dân tộc.
Hễ nói đến Nghiên mực là không thể không nhắc đến Thư Pháp.Tuổi đời của thư pháp cũng không kém gì với tuổi thọ của thọ của Nghiên. Thật ra thì tôi mới chỉ cầm cọ ''quẹt quẹt'' được dăm ba bữa mà nói có nghe vẻ sành lắm vậy. Có lẽ do trong tim cũng chớm chút đam mê nên bị cuốn hút vào sự tìm tòi và lâu ngày trở thành thói quen.Do đó tôi được biết thêm là đầu tiên Thư Pháp khai sinh ở Trung Quốc sau đó đến việt Nam, triều Tiên và Nhật Bản. Ngày nay, cứ mỗi độ Xuân về ở Nhật Bản thường hay tổ chức hội thi viết thư Pháp ngòai trời không kể tuổi tác, từ người già đến trẻ em đều đến dự thi thật náo nhiệt. Ở Việt Nam Hội triển lãm tranh thư pháp, có những con đường tại tp HCM được mang tên là phố Ông Đồ. Mặc dù Thư Pháp không phải là môn nghệ thuật chính nhưng nó là sự khéo léo rèn luyện tính kiên nhẫn và sáng tạo của người viết chữ. Nó như nói lên nét đẹp truyền thống của dân tộc.

Ở đâu Trời tròn Đất vuông?

Không tin mở hộp ra coi, thân em không trắng như ngọc ngà,nhưng nhìn phận em như thấy cả Trời tròn Đất vuông.

''Các Vua Hùng có công dựng nước Bác cháu ta hãy cùng nhau giữ nước.''
*Tg:Luungoctinhanh.
Nhãn:
Ông Đồ
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)