Thứ Bảy, 3 tháng 7, 2010

TRIỆU THỊ TRINH

TRIỆU THỊ TRINH


 Sau ngọn cờ khởi nghĩa của Trung Nữ Vương (40-43), trải qua hai thế kỷ nước ta bị chìm đắm trong thời kỳ Bắc thuộc lần thứ hai, từ Đông Hán đến thời kỳ Tam Quốc ở Trung Hoa có Ngụy (220-265), Thục Hán (221-263) và Đông Ngô (222-280); nước ta lệ thuộc dưới sự thống trị của Đông Ngô, dân tình vô cùng khổ sở, lầm than.
Về quốc hiệu, theo dòng thời gian, nước ta về đời Hồng Bàng gọi là Văn Lang, đời Thục An Dương Vương gọi là Âu Lạc. Vào giai đoạn Tiền Hán và Hậu Hán ở Trung Hoa thì đời Triệu Vũ Vương (207-137 trước Tây Lịch) đến năm 111 trước Tây Lịch gọi là Nam Việt, năm 111 trước Tây Lịch đến năm 203 sau Tây Lịch gọi là Giao Chỉ.

Năm Quý Mùi (203) Thái Thú Sỹ Nhiếp và Thứ Sử Trương Tân dâng sớ xin vua Hiến Đế đổi tên Giao Chỉ thành Giao Châu và kéo dài cho đến đời Lý Nam Đế (544—548)... Về đất đai, bởi sự thay đổi liên tục do việc phân chia và sát nhập của Trung Hoa. Khi Triệu Đà được Lưu Bang (Hán Cao Tổ 206-194 trước Tây Lịch) phong làm Nam Việt Vương, đóng đô ở Phiên Ngung (Quảng Đông), chia nước Âu Lạc ra làm hai quận: Giao Chỉ và Cửu Chân. Vào thời Hán Vũ Đế (140-87 trước Tây Lịch), Nam Việt bị nhà Hán chiếm luôn, đổi thành Giao Chỉ bộ.

 Năm 226Sĩ Nhiếp qua đời, lợi dụng thời kỳ còn tranh giành quyền thế ở Trung Hoa, con trai Sỹ Nhiếp là Sỹ Huy, tự động lên thay quyền Thái Thú.  vua Đông Ngô là Tôn Quyền bèn chia đất từ Hợp Phố về Bắc thuộc Quảng Châu cử Lữ Đại làm thứ sử; từ Hợp Phố về Nam là Giao Châu, cử Đại Lương làm thái thú, Riêng đất Giao Chỉ về miền Bắc Việt bấy cử Trần Thì thay Sỹ Huy làm Thái Thú. Trong giai đoạn đó còn có sự sát nhập, thay đổi đất đai nên danh xưng dễ bị nhầm lẫn.
Thứ sử Lữ Đại bèn xua quân sang đánh dẹp. Sỹ Huy chống lại việc bổ nhiệm của triều đình Đông Ngô nhưng trước thế mạnh của binh lực nên Sỹ Huy cùng năm anh em ra hàng.quy thuận,  Lữ Đại giết chết Huy, còn mấy anh em thì đem về đất Ngô làm tội. Dư đảng của Sỹ Huy tiếp tục chống lại, khiến Lữ Đại mang quân vào Cửu Chân giết hại một lúc hàng vạn người. Đông Ngô áp dụng chế độ trực trị như Đông Hán nên quan quân ác độc hoành hành
Dưới chính sách cai trị thật hà khắc, người dân phải gánh chịu bao cảnh điêu linh, khốn khổ.
Bấy giờ, ở quận Cửu Chân (vùng Nông Cống, Thanh Hóa hiện nay) có vị nữ lưu tên là Triệu Thị Trinh, còn gọi là Triệu Nguyên, sinh ngày 2 tháng 10 năm Ất Tỵ (225), tại miền núi Quân Yên (hay Quan Yên), quận Cửu Chân (nay thuộc làng Quan Yên, tỉnh Thanh Hóa). ( Bà Triệu (chữ Hán: 婆趙) , còn được gọi là Triệu Ẩu (趙嫗), Triệu Trinh Nương (趙貞娘), Triệu Thị Trinh (趙氏貞), Triệu Quốc Trinh(225248). 
Thủa nhỏ cha mẹ đều mất sớm, Bà Triệu đến ở với anh là Triệu Quốc Đạt, một hào trưởng ở miền núi Quảng Yên, cửu chân.
Dù mồ côi cha mẹ nhưng ảnh hưởng hình ảnh vị hào trưởng tiếng tăm lừng lẫy trong vùng nên anh em được luyện tập các môn võ nghệ của nhiều võ sư chân truyền.
Lớn lên, bà là người có sức mạnh, giỏi võ nghệ, lại có chí lớn. Triệu Thị Trinh thể hiện thiên tướng con nhà võ, tinh thông cách bày binh bố trận và tài sử dụng cung kiếm, làm cho đấng mày râu cũng phải kính nể. Vào tuổi đôi mươi, Triệu Thị Trinh là người có sức khỏe, giỏi võ nghệ, tính cương cường, gan dạ và mưu trí.
Triệu Quốc Đạt rất hào khí, có đức độ và có tài thao lược, được mọi người nể trọng. Ông có tinh thần yêu nước và có ý chí khôi phục giang sơn, được bốn người bạn tâm phúc là Vương Thiện, Lãnh Long, Bao Thúc và Tốn Thận, có tài đức vẹn toàn nên muốn phất cờ chống trả ngoại xâm. Triệu Quốc Đạt bất mãn chính sách cai trị bạo tàn của nhà Đông Ngô nên âm thầm tập hợp nghĩa quân, lập căn cứ Phú Điền (Hậu Lộc - Thanh Hóa). Đấy là một thung lũng giữa hai núi đá vôi, vừa gần biển lại vừa là cửa ngõ từ đồng bằng phía bắc vào.
Triệu Thị Trinh muốn tham gia dưới bóng cờ của anh nhưng người anh có ý can ngăn, lo phận gái khó đảm đương trọng trách. Thời gian anh em ở với nhau, gặp người chị dâu là Giang Thị vô cùng cay nghiệt, luôn luôn bất hòa với Triệu Thị Trinh. Thấy em gái đã trưởng thành, người anh muốn cho em lập gia đình để có đời sống riêng tư nhưng bà không muốn bị ràng buộc trong cuộc sống khi mọi người trong nỗi thống khổ. Bà trả lời: “Tôi chỉ muốn cỡi cơn gió mạnh, đạp bằng sóng dữ, chém cá tràng kình ở biển Đông, giành lại giang sơn, cởi ách nô lệ, cứu dân ra khỏi nơi đắm đuối, chứ không thèm cúi đầu, còng lưng để làm tì thiếp người ta.”
Khi Triệu Thị Trinh phát hiện được Giang Thị gởi thư cho Thứ Sửù Cửu Chân báo rằng anh em Triệu Quốc Đạt có âm mưu triệu tập lực lượng khởi loạn. Giang Thị muốn lập công và xin tha thứ cho chồng... Triệu Thị Trinh giết người chị dâu nối giáo cho giặc, phản chồng, hại em, rồi vào ở trong núi, chiêu mộ hơn một nghìn nghĩa binh, tạo được uy danh, lấy đồi An Phổ để phất cờ khởi binh.

Năm Mậu Thìn (248), Triệu Quốc Đạt cùng Triệu Thị Trinh, mỗi người một nơi, đồng lúc khởi binh đánh quân Đông Ngô. Thể hiện tính quật cường của bậc nữ lưu, bà tỏ ra can đảm phi thường, cầm quân thật tài giỏi nên tôn bà làm chủ tướng. Bà xuất quân đánh thành Nông Cống, hình ảnh Triệu Thị Trinh “Đầu chít khăn lam, mình mặc áo võ trang màu biếc, tay cầm bảo kiếm, tay cầm cờ lệnh, hùng dũng lạ thường...” ngồi trên mình voi, xưng là Nhụy Kiều Tướng Quân, thống lĩnh quân sĩ xông pha chiến trận.
Từ hai căn cứ núi vùng Nưa và Yên Định, hai anh em Bà dẫn quân đánh chiếm quận lỵ Tư Phố] nằm ở vị trí hữu ngạn sông Mã. Đây là căn cứ quân sự lớn của quan quân nhà Đông Ngô trên đất Cửu Chân, đứng đầu là Tiết Kính Hàn. Thừa thắng, lực lượng nghĩa quân chuyển hướng xuống hoạt động ở vùng đồng bằng con sông này.
Trong thời điểm chiến trận sôi sục, Triệu Quốc Đạt hy sinh đền nợ nước; thay Triệu Quốc Đạt, bà tập hợp quần hùng, tiếp tục chiến đấu với quân Đông Ngô. Từ đó, đánh tới đâu quân giặc tan tành tới đó, nhiều thành trì bị hạ. Trong thời gian ngắn đã chiếm giữ được quân Cửu Chân, quân Đông Ngô khiếp sợ, tôn xưng là Lệ Hải Bà Vương. Thứ Sử Châu Giao hoảng sợ bỏ chạy mất tích. Sử sách của nhà Ngô phải thú nhận: "Tòan thể Châu Giao chấn động".
Trong thời điểm chiến trận sôi sục, Triệu Quốc Đạt hy sinh đền nợ nước; thay Triệu Quốc Đạt, bà tập hợp quần hùng, tiếp tục chiến đấu với quân Đông Ngô. Khi ra trận, Bà Triệu mặc áo giáp vàng, đi guốc ngà, cài trâm vàng, cưỡi voi và được tôn là Nhụy Kiều tướng quân Từ đó, đánh tới đâu quân giặc tan tành tới đó, nhiều thành trì bị hạ. Trong thời gian ngắn đã chiếm giữ được quân Cửu Chân, quân Đông Ngô khiếp sợ, tôn xưng là Lệ Hải Bà Vương. Thứ Sử Châu Giao hoảng sợ bỏ chạy mất tích. Sử sách của nhà Ngô phải thú nhận: "Tòan thể Châu Giao chấn động".
Hay tin cuộc khởi nghĩa ở Cửu Chân và Thứ Sử Châu Giao mất tích, vua Đông Ngô tức giận phái ngay Lục Dận, Đốc quân Đô úy Hành Dương là sang làm Thứ Sử Giao Châu, kiêm chức Hiệu Úy. Tăng cường binh mã tiếp viện ùn ùn kéo sang. Một tướng từng trải với trận mạc, lại rất quỷ quyệt sang làm Thứ Sử. Lục Dận đem 8.000 quân tinh nhuệ sang
Những trận đánh ác liệt đã diễn ra tại căn cứ Bồ Điền. Sau 6 tháng chống chọi, vì quân ít thế cô, có kẻ phản bội thông báo tin tức cho quân Ngô Triệu Nữ Vương đem quân về Bồ Điền (nay là mỹ Điến, Mỹ Hóa, Thanh Hóa). Song do chênh lệch về lực lượng và không có sự hỗ trợ của các phong trào đấu tranh khác nên căn cứ Bồ Điền bị bao vây cô lập. Quân lính được biết tin bà có tính tinh khiết nên quân giặc dùng mưu bố trí một trận đánh từ tướng đến quân đều lcởi trần truồng. Bà không chịu được chiến thuật đê hèn đó phải lui voi giao cho quân sĩ chiến đấu rồi rút về núi Tùng. Bà quì xuống vái trời đất: "Sinh vi tướng, tử vi thần" (Sống làm tướng, chết làm thần) rồi rút gươm tự vẫn. Sau khi bà mất dân vùng Bồ Điền, Phú Điền vẫn nghe trên không trung tiếng cồng thúc quân, voi gầm, ngựa hí. Bà còn phù hộ cho nhiều thủ lĩnh sau này đánh tan quân xâm lược đất nước. Có người sau này lên làm ngôi vua, như Lý Bô, đã xây đền, lǎng mộ để ghi nhớ công ơn của Bà. Bấy giờ bà mới 23 tuổi. Bậc Nữ Vương hy sinh lúc còn trinh trắng nên còn gọi là Triệu Trinh Vương.

Sau khi Triệu Nữ Vương mất, năm Giáp Thân (264) vua nhà Ngô lấy đất Hợp Phố, Cửu Chân và Nhật Nam làm Giao Châu, đóng đô ở Long Biên.
Triệu Nữ Vương mất đi, để lại tấm gương rạng rỡ bậc anh thư kiệt liệt, tiếng thơm còn mãi muôn đời.

Về sau, vua Lý Nam Đế khen ngợi bà là ngời trung dũng, sai lập miếu thờ, phong là: "Bật chính anh liệt hùng tài trinh nhất phu nhân". Trong “Hồng Đức Quốc Âm Thi Tập” có bài thơ ca ngợi công lao của Triệu Nữ Vương:

“Cao một trượng, cả mười vừng
Bỏ tóc ngang lưng, vú chấm sừng
Họp chứng rừng xanh, oai náo nức
Cưỡi đầu voi trắng, tiếng vang lừng
Mác dài trỏ vãy, tan tành giặc
Ngôi cả lăm le, học họ Trưng.
Ví có anh duyên định mấy
Thời chi Đông Hán dám lung lăng”.

Trong “Đại Nam Quốc Sử Diễn Ca” có những dòng thơ đề cập đến hình ảnh của bà:

“Đầu voi phất ngọn cờ vàng
Sơn thôn mấy cõi, chiến trường xông pha
Chông gai một cuộc quan hà
Dù khi chiến tử còn là hiển linh"
Nay ở Phú Điền còn có đền thờ bà.

Cũng như Mã Viện áp dụng chính sách bạo tàn sau cuộc khởi nghĩa của Trưng Nữ Vương, lập trụ đồng để đe dọa; Lục Dận nham hiểm, sai người trừ yểm để tránh hậu họa xảy ra. Người Tàu căm giận nên đặt tên là Triệu Ẩu, chữ Ẩu có nghĩa là mụ nhưng sử sách vẫn đề câp tính gan lì của bậc nữ lưu. Hình ảnh bậc nữ lưu “vú dài ba thước” đều do sử sách Trung Hoa dựng nên để phác họa chân dung dị tướng và hoang đường... vô hình chung lại ghi vào trang sử nước ta.

Nhìn lại trang sử nước nhà, từ thế kỷ thứ nhất đến thế kỷ thứ ba, đất nước có các bậc nữ lưu nổi dậy, phất cao ngọn cờ chính nghĩa, xưng Vương, kiên cường chống trả quân xâm lược đang thống trị với chính sách bạo tàn. Khởi đầu cho kỷ nguyên mới trong lịch sử dân tộc Việt Nam với hình ảnh bậc anh thư liệt nữ phất cờ khởi nghĩa, cầm gươm xông pha nơi chiến trận, tuy ngắn ngủi nhưng để lại trang sử hào hùng cho dân tộc
Quân Đông Ngô kiếp đởm, kinh hồn, bạt vía đã phải thốt lên:

Hòanh qua đương hổ dị
Đối diện Bà Vương nan

Nghĩa là:
Vung giáo chống hổ dễ
Giáp mặt Bà Vua khó

Truyền thuyết cho rằng Bà Triệu thu phục con voi trắng một ngà với lời rao truyền trên núi Quan Yên để thu phục mọi người:

“Có Bà Triệu tướng
Vâng lệnh trời ra
Trị voi một ngà
Dựng cờ mở nước
Lệnh truyền sau trước
Theo gót Trưng Vương....

Theo Trần Trọng Kim trong Việt Nam sử lược, bà chống đỡ với quân Đông Ngô được năm sáu tháng thì thua. Bà Triệu đã tuẫn tiết trên núi Tùng (xã Triệu Lộc, huyện Hậu Lộc, Thanh Hóa) vào năm Mậu Thìn (248), lúc mới 23 tuổi.
Nước Việt lại bị nhà Đông Ngô đô hộ cho đến 265.

"Muốn coi lên núi mà coi

Có Bà Triệu tướng cưỡi voi đánh cồng"
Trong Đại Nam quốc sử diễn ca, có đoạn Bà Triệu Ẩu đánh Ngô, khái quát rất sinh động:
Binh qua trải bấy nhiêu ngày.
Mới sai Lục Dận sang thay phiên thần.
Anh hùng chán mặt phong trần,
Nữ nhi lại cũng có lần cung đao.
Cửu chân có ả Triệu kiều,
Vú dài ba thước tài cao muôn người.
Gặp cơn thảo muội cơ trời,
Đem thân bồ liễu theo loài bồng tang.
Đầu voi phất ngọn cờ vàng,
Sơn thôn mấy cõi chiến trường xông pha.
Chông gai một cuộc quan hà ,
Dù khi chiến tử còn là hiển linh.
Tương truyền quân Ngô khiếp uy dũng của Bà Triệu nên có câu:

Hoành qua đương hổ dị,
Đối diện Bà vương nan.
Dịch:
Múa giáo đánh cọp dễ,
Đối mặt Vua Bà thì thực khó.
§  Ru con con ngủ cho lành,
Để mẹ gánh nước rửa bành ông voi.
Muốn coi, lên núi mà coi,
Có bà Triệu tướng cưỡi voi, đánh cồng.
Túi gấm cho lẫn túi hồng
Têm trầu cánh kiếm cho chồng ra quân.
§  Tùng Sơn nắng quyện mây trời,
Dấu chân Bà Triệu rạng ngời sử xanh.

§  Cửu Chân trăm trận gan hơn sắt,
     Lục Dận Nhiều phen mắt đã vàng.
§  Trông bành voi, Ngô cũng lắc đầu, sợ uy Lệ Hải Bà Vương, những muốn bon chân về Bắc quốc;
    Ngồi yên ngựa khách đi hoài cổ, tưởng sự Lạc Hồng nữ tướng, có chăng thẹn          mặt đấng nam nhi."
(Khuyết danh)
§  Một đầu voi chống chọi với quân thù, sau Trưng nữ rạng danh bà Lệ Hải;
Ba thước vú tử sinh cùng đất nước, cho Ngô hoàng biết mặt gái Giao Châu.
Chí sĩ Dương Bá Trạc

Trong dân gian hiện cũng còn truyền tụng nhiều câu thơ ca và câu đối liên quan đến bà như sau:
Tương truyền quân Ngô khiếp uy dũng của Bà Triệu nên có câu:
Sử gia Ngô Sĩ Liên ở thế kỷ 15 viết:
Triệu Ẩu (tức Bà Triệu) là người con gái ở quận Cửu Chân, họp quân trong núi, đánh phá thành ấp, các bộ đều theo như bóng theo hình, dễ hơn trở bàn tay. Tuy chưa chiếm giữ được đất Lĩnh Biểu như việc cũ của Trưng Vương, nhưng cũng là bậc hùng tài trong nữ giới.
Sử nhà Nguyễn ở thế kỷ 19 cũng đã chép:
Con gái nước ta có nhiều người hùng dũng lạ thường. Bà Triệu Ẩu thật xứng đáng là người sánh vai được với Hai Bà Trưng. Xem thế thì há có phải chỉ Trung Quốc mới có đàn bà danh tiếng như chuyện Thành Phu Nhân và Nương Tử Quân mà Bắc sử đã chép đâu.
Sau ngọn cờ khởi nghĩa của Trung Nữ Vương (40-43), trải qua hai thế kỷ nước ta bị chìm đắm trong thời kỳ Bắc thuộc lần thứ hai, từ Đông Hán đến thời kỳ Tam Quốc ở Trung Hoa có Ngụy (220-265), Thục Hán (221-263) và Đông Ngô (222-280); nước ta lệ thuộc dưới sự thống trị của Đông Ngô, dân tình vô cùng khổ sở, lầm than.
Về quốc hiệu, theo dòng thời gian, nước ta về đời Hồng Bàng gọi là Văn Lang, đời Thục An Dương Vương gọi là Âu Lạc. Vào giai đoạn Tiền Hán và Hậu Hán ở Trung Hoa thì đời Triệu Vũ Vương (207-137 trước Tây Lịch) đến năm 111 trước Tây Lịch gọi là Nam Việt, năm 111 trước Tây Lịch đến năm 203 sau Tây Lịch gọi là Giao Chỉ.
Năm Quý Mùi (203) Thái Thú Sỹ Nhiếp và Thứ Sử Trương Tân dâng sớ xin vua Hiến Đế đổi tên Giao Chỉ thành Giao Châu và kéo dài cho đến đời Lý Nam Đế (544—548)... Về đất đai, bởi sự thay đổi liên tục do việc phân chia và sát nhập của Trung Hoa. Khi Triệu Đà được Lưu Bang (Hán Cao Tổ 206-194 trước Tây Lịch) phong làm Nam Việt Vương, đóng đô ở Phiên Ngung (Quảng Đông), chia nước Âu Lạc ra làm hai quận: Giao Chỉ và Cửu Chân. Vào thời Hán Vũ Đế (140-87 trước Tây Lịch), Nam Việt bị nhà Hán chiếm luôn, đổi thành Giao Chỉ bộ.
Giao Chỉ bộ gồm chín quận, có sáu quận thuộc vùng Quảng Đông, Quảng Tây và ba quận thuộc về nước ta hiện nay là quận Giao Chỉ (Bắc Việt), quận Cửu Chân (Thanh hóa, Nghệ An) và quận Nhật Nam (từ Hoành Sơn đến đèo Hải Vân). Giao Chỉ bộ đặt dưới quyền cai trị của quan Thứ Sử, mỗi quận dưới quyền cai trị của quan Thái Thú... tất cả đều do triều đình ở Trung Hoa bổ nhậm.
Năm 226 Sỹ Nhiếp qua đời, lợi dụng thời kỳ còn tranh giành quyền thế ở Trung Hoa, con trai Sỹ Nhiếp là Sỹ Huy lộng hành, tự động lên thay quyền Thái Thú. Ngô Đại Đế ổn định xong tình thế, chia đất Giao Châu từ Hợp Phố về Bắc đặt tên là Quảng Châu, cử Lữ Đại làm Thứ Sử; từ Hợp Phố vào Nam gọi là Giao Châu, cử Đái Lương làm Thứ Sử. Riêng đất Giao Chỉ về miền Bắc Việt bấy cử Trần Thì thay Sỹ Huy làm Thái Thú. Trong giai đoạn đó còn có sự sát nhập, thay đổi đất đai nên danh xưng dễ bị nhầm lẫn.
Sỹ Huy chống lại việc bổ nhiệm của triều đình Đông Ngô nhưng trước thế mạnh của binh lực nên quy thuận, Sỹ Huy bị bắt và chém đầu với tội nghịch thần. Đông Ngô áp dụng chế độ trực trị như Đông Hán nên quan quân ác độc hoành hành. Dưới chính sách cai trị thật hà khắc, người dân phải gánh chịu bao cảnh điêu linh, khốn khổ.
Bấy giờ, ở quận Cửu Chân (vùng Nông Cống, Thanh Hóa hiện nay) có vị nữ lưu tên là Triệu Thị Trinh, còn gọi là Triệu Nguyên, sinh ngày 2 tháng 10 năm Ất Tỵ (225), cha mẹ mất sớm nên ở với người anh là Triệu Quốc Đạt, một hào trưởng ở miền núi Quảng Yên, Cửu Chân.
Dù mồ côi cha mẹ nhưng ảnh hưởng hình ảnh vị hào trưởng tiếng tăm lừng lẫy trong vùng nên anh em được luyện tập các môn võ nghệ của nhiều võ sư chân truyền.

Triệu Thị Trinh thể hiện thiên tướng con nhà võ, tinh thông cách bày binh bố trận và tài sử dụng cung kiếm, làm cho đấng mày râu cũng phải kính nể. Vào tuổi đôi mươi, Triệu Thị Trinh là người có sức khỏe, giỏi võ nghệ, tính cương cường, gan dạ và mưu trí.
Triệu Quốc Đạt rất hào khí, có đức độ và có tài thao lược, được mọi người nể trọng. Ông có tinh thần yêu nước và có ý chí khôi phục giang sơn, được bốn người bạn tâm phúc là Vương Thiện, Lãnh Long, Bao Thúc và Tốn Thận, có tài đức vẹn toàn nên muốn phất cờ chống trả ngoại xâm. Triệu Quốc Đạt bất mãn chính sách cai trị bạo tàn của nhà Đông Ngô nên âm thầm tập hợp nghĩa quân, lập căn cứ Phú Điền (Hậu Lộc - Thanh Hóa). Đấy là một thung lũng giữa hai núi đá vôi, vừa gần biển lại vừa là cửa ngõ từ đồng bằng phía bắc vào.

Triệu Thị Trinh muốn tham gia dưới bóng cờ của anh nhưng người anh có ý can ngăn, lo phận gái khó đảm đương trọng trách. Thời gian anh em ở với nhau, gặp người chị dâu là Giang Thị vô cùng cay nghiệt, luôn luôn bất hòa với Triệu Thị Trinh. Thấy em gái đã trưởng thành, người anh muốn cho em lập gia đình để có đời sống riêng tư nhưng bà không muốn bị ràng buộc trong cuộc sống khi mọi người trong nỗi thống khổ. Bà trả lời:
Tôi muốn cỡi cơn gió mạnh, đạp bằng sóng dữ, chém cá tràng kình ở biển Đông, giành lại giang sơn, cởi ách nô lệ, cứu dân ra khỏi nơi đắm đuối, chứ không thèm cúi đầu, còng lưng để làm tì thiếp người ta.

Khi Triệu Thị Trinh phát hiện được Giang Thị gởi thư cho Thứ Sửù Cửu Chân báo rằng anh em Triệu Quốc Đạt có âm mưu triệu tập lực lượng khởi loạn. Giang Thị muốn lập công và xin tha thứ cho chồng... Triệu Thị Trinh giết người chị dâu nối giáo cho giặc, phản chồng, hại em, rồi vào ở trong núi, chiêu mộ hơn một nghìn nghĩa binh, tạo được uy danh, lấy đồi An Phổ để phất cờ khởi binh.
Năm Mậu Thìn (248), Triệu Quốc Đạt cùng Triệu Thị Trinh, mỗi người một nơi, đồng lúc khởi binh đánh quân Đông Ngô. Thể hiện tính quật cường của bậc nữ lưu, bà tỏ ra can đảm phi thường, cầm quân thật tài giỏi nên tôn bà làm chủ tướng. Bà xuất quân đánh thành Nông Cống, hình ảnh Triệu Thị Trinh “Đầu chít khăn lam, mình mặc áo võ trang màu biếc, tay cầm bảo kiếm, tay cầm cờ lệnh, hùng dũng lạ thường...” ngồi trên mình voi, xưng là Nhụy Kiều Tướng Quân, thống lĩnh quân sĩ xông pha chiến trận.
Trong thời điểm chiến trận sôi sục, Triệu Quốc Đạt hy sinh đền nợ nước; thay Triệu Quốc Đạt, bà tập hợp quần hùng, tiếp tục chiến đấu với quân Đông Ngô. Từ đó, đánh tới đâu quân giặc tan tành tới đó, nhiều thành trì bị hạ. Trong thời gian ngắn đã chiếm giữ được quân Cửu Chân, quân Đông Ngô khiếp sợ, tôn xưng là Lệ Hải Bà Vương. Thứ Sử Châu Giao hoảng sợ bỏ chạy mất tích. Sử sách của nhà Ngô phải thú nhận: "Tòan thể Châu Giao chấn động".
Quân Đông Ngô kiếp đởm, kinh hồn, bạt vía đã phải thốt lên:

Hòanh qua đương hổ dị
Đối diện Bà Vương nan
Nghĩa là:
Vung giáo chống hổ dễ
Giáp mặt Bà Vua khó
Truyền thuyết cho rằng Bà Triệu thu phục con voi trắng một ngà với lời rao truyền trên núi Quan Yên để thu phục mọi người:
“Có Bà Triệu tướng
Vâng lệnh trời ra
Trị voi một ngà
Dựng cờ mở nước
Lệnh truyền sau trước
Theo gót Trưng Vương....
Hay tin cuộc khởi nghĩa ở Cửu Chân và Thứ Sử Châu Giao mất tích, vua Đông Ngô tức giận phái ngay Lục Dận, Đốc quân Đô úy Hành Dương là sang làm Thứ Sử Giao Châu, kiêm chức Hiệu Úy. Tăng cường binh mã tiếp viện ùn ùn kéo sang. Một tướng từng trải với trận mạc, lại rất quỷ quyệt sang làm Thứ Sử. Lục Dận đem 8.000 quân tinh nhuệ sang đàn áp. Lục Dận vừa đánh vừa đem của cải, chức tước ra dụ dỗ mua chuộc phần tử ham danh ham lợi. Triệu Thị Trinh vẫn kiên cường đánh nhau với giặc không hề nao núng.
Sau 6 tháng chống chọi, vì quân ít thế cô, có kẻ phản bội thông báo tin tức cho quân Ngô, Triệu Nữ Vương đem quân về Bồ Điền (nay là mỹ Điến, Mỹ Hóa, Thanh Hóa) rồi tự sát trên núi Tùng ở Hậu Lộc, Thanh Hóa. Bấy giờ bà mới 23 tuổi. Bậc Nữ Vương hy sinh lúc còn trinh trắng nên còn gọi là Triệu Trinh Vương.
Sau khi Triệu Nữ Vương mất, năm Giáp Thân (264) vua nhà Ngô lấy đất Hợp Phố, Cửu Chân và Nhật Nam làm Giao Châu, đóng đô ở Long Biên.
Triệu Nữ Vương mất đi, để lại tấm gương rạng rỡ bậc anh thư kiệt liệt, tiếng thơm còn mãi muôn đời.
Về sau, vua Lý Nam Đế khen ngợi bà là ngời trung dũng, sai lập miếu thờ, phong là: "Bật chính anh liệt hùng tài trinh nhất phu nhân". Trong “Hồng Đức Quốc Âm Thi Tập” có bài thơ ca ngợi công lao của Triệu Nữ Vương:
“Cao một trượng, cả mười vừng
Bỏ tóc ngang lưng, vú chấm sừng
Họp chứng rừng xanh, oai náo nức
Cưỡi đầu voi trắng, tiếng vang lừng
Mác dài trỏ vãy, tan tành giặc
Ngôi cả lăm le, học họ Trưng.
Ví có anh duyên định mấy
Thời chi Đông Hán dám lung lăng”.
Trong “Đại Nam Quốc Sử Diễn Ca” có những dòng thơ đề cập đến hình ảnh của bà:
“Đầu voi phất ngọn cờ vàng
Sơn thôn mấy cõi, chiến trường xông pha
Chông gai một cuộc quan hà
Dù khi chiến tử còn là hiển linh"
Nay ở Phú Điền còn có đền thờ bà.
Cũng như Mã Viện áp dụng chính sách bạo tàn sau cuộc khởi nghĩa của Trưng Nữ Vương, lập trụ đồng để đe dọa; Lục Dận nham hiểm, sai người trừ yểm để tránh hậu họa xảy ra. Người Tàu căm giận nên đặt tên là Triệu Ẩu, chữ Ẩu có nghĩa là mụ nhưng sử sách vẫn đề câp tính gan lì của bậc nữ lưu. Hình ảnh bậc nữ lưu “vú dài ba thước” đều do sử sách Trung Hoa dựng nên để phác họa chân dung dị tướng và hoang đường... vô hình chung lại ghi vào trang sử nước ta.
Nhìn lại trang sử nước nhà, từ thế kỷ thứ nhất đến thế kỷ thứ ba, đất nước có các bậc nữ lưu nổi dậy, phất cao ngọn cờ chính nghĩa, xưng Vương, kiên cường chống trả quân xâm lược đang thống trị với chính sách bạo tàn. Khởi đầu cho kỷ nguyên mới trong lịch sử dân tộc Việt Nam với hình ảnh bậc anh thư liệt nữ phất cờ khởi nghĩa, cầm gươm xông pha nơi chiến trận, tuy ngắn ngủi nhưng để lại trang sử hào hùng cho dân tộc.
Về quốc hiệu, theo dòng thời gian, nước ta về đời Hồng Bàng gọi là Văn Lang, đời Thục An Dương Vương gọi là Âu Lạc. Vào giai đoạn Tiền Hán và Hậu Hán ở Trung Hoa thì đời Triệu Vũ Vương (207-137 trước Tây Lịch) đến năm 111 trước Tây Lịch gọi là Nam Việt, năm 111 trước Tây Lịch đến năm 203 sau Tây Lịch gọi là Giao Chỉ.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét