Thứ Năm, 4 tháng 8, 2011

Có Không Cô Đồ !

Ông Đồ, tên ông có tự bao giờ và bao nhiêu tuổi mà ai cũng goi bằng ông. Thông thường mỗi người có một tên riêng, còn hai tiếng Ông Đồ là tên gọi chung cho những người có nghệ thuật viết chữ đẹp mà người ta gọi  là Thư Pháp.

Tôi vốn dân quê Miền Tây mà, ruộng đồng bát ngát, sông nước mênh mông thì biết, cây trái xum xuê thì biết. Cái truyền thống may vá thêu thùa thì biết chứ nói đến Ông Đồ thì thua. Bởi những người thân xung quanh tôi không tảo tần với ruộng nương thì cũng tất bật với công việc khác để lo cuộc sống, nhưng chuyện theo đuổi chắc để cho thế hệ sau. Với tôi cũng không ngoại lệ.

Cách đây mấy tháng trước thôi ''Ông Đồ'' đối với tôi còn xa lạ lắm. Do có duyên được một người anh nhờ đi tìm mua  dùm mấy bức tranh Thư Pháp, từ đó tôi mới cảm nhận cái gì gọi là nghệ thuật ở trong đó. Quả, trăm nghe không bằng mắt thấy. Tôi nhìn đi nhìn lại thấy những đường nét ngoằn ngoèo có chữ đọc còn muốn không ra nữa, có lẽ cái nghệ thuật của nó ở chỗ này tại tôi không biết đó thôi.  Khi được tận mắt nhìn thấy nói như khơi lên một chút nhiệt trong lòng, tôi bắt đầu thích nó..
Song kể cũng lạ xem như một cái duyên, buổi ban sơ tôi biết là hai Ông Đồ khác và có mua tranh của một trong hai người đó nhưng khi có cảm hứng muốn học thì lại tìm một người mới hòan toàn. Một người tôi chưa một lần gặp mặt, chưa từng biết tên gì hết cũng chưa một lần  nhìn thấy Thư Pháp của ''Thầy Đồ trẻ ấy'' bao giờ. Có thể là do tôi hay tìm đến Chùa để nhìn ''Hồ Tĩnh Tâm'' nên  tình cờ  nhin thấy mấy dòng Thư Pháp ( cái này không phải của Thầy đồ trẻ ấy viết ) của nhóm sinh hoạt CN tôi liền hỏi tới. Rồi một SV cho tôi số điện thoại của Thầy Đồ trẻ ấy. Có lẽ  nhiều người đã biết đến danh của Ông Đồ trẻ này rồi, chỉ mình tôi là mơi biết thôi. Tôi rất mừng như quên mình đã già tôi liền  ''Alo!'' để ''tầm sư''học viết Thư...Pháp.Đó là một chiều chủ nhật ngày... tháng...năm...


      Tuy tôi chưa biết nhiều về Nghệ Thuật nhưng cứ mỗi chiều chủ nhật tôi đi học đều đều. Những buổi không đến lớp được cảm thấy nhớ nhớ trong lòng, Đó là chưa nói đến những ngày trời mưa, trời gió mà tôi cũng đi và chưa nói đến tôi đi học bằng phương tiện như thế nào.  Hơn nữa đôi tay tôi thật vụng về, chưa một lần cầm cọ, hễ ở nhà tự tập viết thì không vấn đề gì nhưng khỗ nỗi mỗi khi đi học có thầy giáo hướng dẫn nhìn thấy là đôi tay tôi bắt đầu run bây bẩy như thằn lằn đứt đuôi. Lòng không muốn nhưng tôi không kìm chế được. Tôi thiệt ''xấu hổ'' vô cùng mà hỏng biết phải làm sao.'' HIhi'', Ông Đồ trẻ còn kêu tôi về ăn nhiều chân gà vô.Tôi nhớ hồi lúc còn ở nhà cũng có ăn mấy cặp  rồi mà sao không thấy thấm thía gì hết trơn.Tôi thật thẹn thùng, thấy vậy thầy thường hay viết ''Try up!'' cho tôi, để khuyến khích kêu tôi chuẩn bị tinh thần để Tết ra phố Ông Đồ ngồi.  Lúc đầu tôi chỉ đến học theo sở thích nhưng càng ngày tôi càng nhận thấy có một ý nghĩa rất tốt cho tôi. Bởi vì nó không những là phương pháp rèn luyện chữ viết mà còn là sự rèn luyện thân tâm. Nghĩa là khi tôi tập điều khiển nét bút từ từ đôi tay tôi uyển chuyển hơn và có vẻ tự chủ hơn. Càng nắn nót như càng có sự cuốn hút vào nét chữ, viết xấu hoắc bỏ đi cả xấp giấy mà cũng quên đi cái cảm giác mỏi tay. Nhưng tiếc là tôi phải đi làm suốt ngày và thần sắc tôi luôn như hạt giá mới nẩy mầm. Dù chỉ là việc luyện tập nhưng tôi cảm thấy mình có ý mà không có công,  nên ngày tháng cứ trôi qua mà chưa có kết quả gì, tôi tự mủi lòng cho tôi.Thầy giáo thì rất nhiệt tình, luôn khuyến khích các học viên. Bây giờ, tuy không có đến lớp học nhưng tôi vẫn âm thầm luyện tập.Trong thâm tâm tôi chỉ đơn giản một điều là tôi phải tập viết sao cho thành chữ có hồn của thư pháp, để lòng tôi không phải ái ngại tôi đã mai một công lao của thầy giáo thân yêu của tôi. Còn chuyện ra phố Ông Đồ có lẽ đối với tôi chỉ là ước mơ, bởi tôi vẫn cảm thấy mình như gậm chân tại chỗ, còn gì thê thảm hơn .


Suy cho cùng cũng một phần do tiền căn hậu kiếp của tôi. Khi muốn việc này thì luôn có một việc khác đeo mang.Tôi không muốn nhưng không cách nào tránh được. Bấy nhiêu đủ cho tôi kết luận một điều là chỉ có học chứ không có hành, nên không thể dụng bút được. Không cầm cọ hành nghề vậy ai biết có Cô Đồ không.? Bốn chữ số phận đã an bày có lẽ là đây vậy.  Và có một điều không thể ngăn cản được đó là ước mơ.Thôi thì Cô cứ ước mơ đi... ước gì vào độ cuối năm....




Thứ Năm, 7 tháng 7, 2011

Tháng Bảy và Năm 2011


Tháng Bảy có
5 Thứ sáu : (01,08/15,22,29)
5 Thứ Bảy: (02,09,16,23,30)
5 Chủ nhật:(03,10.17,24,31).
Điều này đã xuất hiện 1 lần trong năm 823. Nó được gọi là điều linh thiên theo truyền thuyết phong thủy của Ba Tàu. 
Năm này,có những ngày rất đặc biệt như sau:
1/1/11,11/1/11,1/11/11,11/11/11
Đây là điều lạ, chúng ta chỉ thấy một lần trong đời mình.Tiếp theo nữa là: Lấy hai con số cuối năm sinh của mình (vd là 1980 thì lấy số 80 cộng với số tuổi năm nay (sinh 1980 thì năm nay là 31 tuổi) kết quả luôn luôn là 111( 80 + 31 = 111), cho tất cả mọi người trên thế giới. Xem thử coi có ly kỳ không, đâu có mất cái gì đâu.

Thứ Năm, 30 tháng 6, 2011

Cỏ, Rau Xanh, Thảo Dược!

Trong thiên nhiên Cỏ nhiều vô kể, trong đó những loài Cỏ có ích cho đời sống của chúng ta. Có lòai Cỏ dụng để làm cảnh như một số loài hoa kiểng quý. Có những loại Cỏ dụng làm lương thực cho một số loài động vật. Có những loại Cỏ mềm mại chúng ta ăn được gọi nó chung cái tên là Rau. Ví rau dền, rau diệu, rau má, rau trai, rau muống, rau mát, lục bình, cù nèo (kèo nèo, tai tương)nhản lồng....Dân gian có câu: Con Cóc là cậu ông Trời hễ ai đánh nó thì Trời đánh cho’’. Lại cũng có loài Cỏ mang cái tên làm cho ta phải suy nghĩ. Đó là cây Cải Trời. Chỉ nghe thôi mà cảm thấy hoành tráng rồi phải không. Nhưng nó óng ả với những cánh hoa vàng, lá mềm mại xanh lụt là bản chất của rau xanh mà.
Có lẽ trong cuộc đời ít nhiều gì ai cũng một ăn rau. Với chế độ ăn hàng ngày, ai mà ăn được nhiều rau hơn các loại thực phẩm khác thì chỉ có lợi chứ không có hại. Ăn Rau xanh có thể giúp cho thân nhiệt điều hòa, từ làm cho tinh thần được thoải mái dù trong trong kúc làm ciệc hay thư giản đầu cảm thấy yêu đời yêu cuộc sống.
Thích lắm ở quê nhà tôi thỉnh thoảng mấy anh chị em ở xa về, mới có dịp sum hợp chung bữa cơm với dĩa gỏi làm bằng rau xanh ‘’Ngũ – Lụt – Bát’’ vui ơi là vui. Cái tên nghe kiêu vậy chứ thật ra đó chỉ là khỏan 5 thứ (Ngũ) rau xanh (Lụt )mà mấy anh em ra vườn hái rồi vô rửa sạch, vắt khô trộn với chanh tỏi ớt đường cho ra đĩa ( Bát ). Wa! Thơm thơm, chua chua, ngọt ngọt, y như là...là thượng sách vậy. Chẳng phải hươn đồng cỏ nội đây còn gì?
Cỏ không chỉ ăn được mà có những loài Cỏ có vị thuốc rất hửu ích cho sức khỏe, ta gọi đó là Thảo dược. Ví như: Cỏ xước, Cỏ cỏ mực, cỏ ngũ sắc ( cỏ hôi hoặc cỏ cứt heo) cỏ vú sữa, cỏ chó đẻ ( Cây diệp hạ châu) Cỏ nụ áo, thuốc vòi, vòi voi, gạc nai, lá rau mơ. Nhất thời không thể kể hết công dụng của những loài thảo dược trên. Hơn nữa khi có bệnh thì mới dùng thuốc mà đúng không?
Ngoài ra, có loại cỏ không phải làm thuốc uống cũng không phải làm rau ăn mà nó là cho ta có cảm giác ‘’phê’’. Vâng, khi đóan trước là mình sắp bị chưỡi khó chịu hay gi gì đó thì hãy lấy bông cỏ lông gà tuốt bỏ bông làm tưa đầu như ‘’cây chỗi’’ rồi ráy vào trong hai lổ tai sẽ biết ngay là chuyện gì sẽ xảy ra sau đó.
Tg:Luungoctinhanh.


Thứ Hai, 27 tháng 6, 2011

Cây Nhà Lá Vườn

 Ngày xưa chưa bắt cầu Cần Thơ là từ Sài Gòn về khi qua phà Hậu Giang là sắp tới quê nhà của tôi rồi đó. Vâng, đó là một trong 12 tỉnh và 1 thành phố của Miền Tây. Nói đến miền Tầy ngòai việc mênh mông sông nước còn có trái trây nhiều vô số.Riêng vườn nha tôi thôi mà có trên mười loại. Diển hình một vài loại sau:

Mùa trái cây đầu năm đó là Vú Sữa, Xòai, và Mít. Vâng, có nhiều lọai Mít nhưng có một loại Mít có cái tên thật dễ thương đó là Mít ướt. Những em bé còn nhỏ hay khóc nhè người ta thường gọi là mít ướt. Ngòai ra còn có mít dừa, Mít nghệ...Trái Mít tuy có lớp áo gai nhưng bên trong thì màu vàng rất đẹp ăn lại rất ngon. Mít có thể ăn tươi vừa ngọt lại vừa thơm. hoăc sấy khô dự trữ làm thực phẩm để dành ăn được lâu. Mít sống ta luộc chín rồi đem kho hoặc trộn gỏi sẽ được món ăn ngon miệng trong bữa cơm. Hạt Mít thì đem luộc chín sẽ được món ăn dinh dưỡng rất cao. Nói thiệt nha tới mùa mít tôi hay dùng nó thay cho bữa ăn chính trong ngày. Nếu muốn ngon hơn một chút thì ta lột vỏ cứng xay sinh tố với một ít sữa hoặc nước dừa tươi thì ngon ơi là ngon. Trong dân gian còn dùng mít chín nướng lên rồi đem ngậm rựợu là một trong những loại đặc sản của các bữa tiệc. Vú Sữa là loại trái cây không biết có từ lúc nào mà thịt của nó ăn rất ngon và bổ. Vú Sữa có thể ăn tươi hoặc có thể cho vào ly thêm tí đường hoặc sữa trộn vào ít đá thì trở thành món giải khát hoặc tráng miệng thật hấp dẫn.  Còn Xòai là thứ trái cây lợi hại lắm đây. Xoài sống xắc lát chấm muối ớt hoặc nước mắm đường ‘’wa!’’ không những là món ăn số I trong lúc giải lao mà còn giải được cảm nhẹ nữa đó. Dù là Xòai gì cũng vậy khi chín hương thơm rất nhẹ và đều có màu vàng trông rất bắt mắt. Khi ăn vào có vị ngọt ngon nữa.  Ở quê nhà, hễ tới mùa Xoài Ba tôi thường ăn Xoaòi chín chung với các bữa cơm. 

‘’Cam’’  là tên của loại trái cây lúc còn non có vị chua khi chín thì ngọt chua. Hương thơm đậm đà. Có nhiều loại Cam: Cam sanh,Cam mật, cam dây, cam đồng tiền...Đó là một số loại cam có ở Việt Nam. Cam ra vào đầu mùa xuân thu hoạch vào đầu thu. Từ lúc ra hoa tới khi hái trái từ 8 – 10 tháng tùy theo loại giống cam. Trái cam có vỏ ngòai màu xanh chín nó sẽ có màu vàng nhạt. Cam là một trong những lọai thực phẩm ngon và bổ ích cho sức khỏe của chúng ta. Ta có thể dùng cam tươi, hoặc nước ép cam vào buổi trưa sẽ cho ta cảm giác sảng khoải, khỏe khoắn, tinh thần làm việc thoải mái.Vỏ cam còn chế biến làm hương vị cho một số loại bánh mức ăn rất thơm và ngon.

Kế tiếp Quít là loại trái cây gần giống như. Hương vị có khác một chút. Chỉ một tên Quít mà cũng có nhiều loại như Quít sim ( có nơi gọi là Quít đường), Quít ta, các lọai quít này mùa chín của nó vào khỏan tháng 9 tháng 10. Riêng Quít tiều son có sức chịu đựng rất dẽo dai của cuống lá nên người ta lợi dụng điểm này để cho nó ra hoa và hái quả vào mùa khô, nhất là vào dịp Tết Nguyên Đán. Đặc điểm của lọai Quít tiều khi chín có màu vàng sậm rất đẹp. Người ta dụng ưu điểm này của nó để chưng với dĩa ngũ quả trong ba ngày Tết.  Quít thì người ta thương ăn tươi hơn là ép nước.
Sau Quít là Bưởi. Cũng giống như Cam Quít, Bưởi cũng có nhiều loại như Bưởi thanh kiều, Bưởi năm roi, Bưởi đường, Bưởi da xanh... Mùa chín của Bưởi cũng giống như mùa Cam Quít. Đặc biệt Bưởi da xanh là khi chín  vỏ của nó vẫn màu xanh. Bưởi không những là món ăn giải khát bổ dưỡng mà còn có vị thuốc hữu ích. Hạt bưởi cũng làm thuốc được, lá bưởi nấu nưuớc với lá xả để xông trị cảm cúm nhức đầu. Người ta bảo ăn trái bỏ vỏ riêng với Bưởi vỏ có thể chế biến xà bông, làm hương thơm và náu được món chè Bưởi nũa đó. Chỉ có một lọai Bưởi thôi mà hữu dụng lợi hại quá phải không.

Song song với mùa Cam, Quít, Bưởi là Nhản,Chôm Chôm, Sầu Riêng và  Măng cụt. Cùng một lúc mà nhiều thứ quá phải không? Nhất là những buổi trưa hè ra vườn Chôm Chôm chín còn gì bằng. Trái chôm chôm có lớp vỏ gai mềm mại .Khi chín có màu đỏ tươi trông rất đẹp. Thịt Chôm Chôm màu trắng trong hương vị chua chua ngọt ngọt. Những lúc bụng ăn hoài chỉ thấy no chứ không biết ngán ngon ơi là ngon.

Người ta vẫn nói ‘’Sầu riêng ai khéo đặt tên, ai sầu không biết riêng em không sầu’’. Chỉ một câu thôi mà những ba chữ ‘’Sầu’’. Vâng, ai sầu không biết riêng em không sầu. Như vậy mới đúng là Sầu Riêng chư. Tuy thân em gai gốc một chút nhưng hương em thơm phứt lẫy lừng. Cơm Sầu Riêng vàng nhạt tươi dịu. Ăn vào vừa ngọt lại vừa béo đủ cho ta biết nó thật bổ dưỡng. Tôi có một người anh là người Thụy Sỹ gốc Việt Nam. Nếu dịp nghĩ hè nào về VN là đúng vào mùa Sầu Riêng chín anh được ăn thỏa thích. Có nhiều bữa ảnh ăn Sầu Riêng trừ cơm nữa đó.
Hằng năm, hễ tới mùa Sầu Riêng là Măng cụt cũng chín. Vâng, trong năm từ tháng tư đến tháng mười là các mùa trái cây liên tiếp thay phiên nhau chín. Măng cụt là một trong số loại trái đặc sản của Miền Tây đó. Trái Măng cụt chín có màu tím sậm. Trên cuống có một hình hoa mai, dưới đích có một hình hoa mai và trong ruột cũng có từng muối xếp kề nhau thành hình hoa mai màu trắng trong gần giống như là ‘’Nhất Chi Mai’’ vậy. Quả đúng là thân em trắng phận em mà ăn vào vị chua chua ngọt ngọt, thiệt là ngon hết ý luôn. Có một cô bé người Thụy Sỹ mỗi khi được Ba Mẹ dẫn về Việt Nam thường vào dịp hè cũng đúng lúc mùa Măng cụt, cô bé ấy rất thích ăn loại trái này mà không biết tên tiếng Việt rành nên cô ấy là trái tím tím. Từ đó về sau hễ tới mùa Măng cụt đều nhắc tên trái tím tím.
Bấy nhiêu mà vẫn chưa hết tên trái cây quê tôi. Ăn chưa hết mùa Sầu Riêng Măng cụt thì Nhản chín tới. Nói tới Nhản thì nhớ ngay ‘’bột lọc mà hòn son’’. Cái hòn son này người xa thường ví nó cho đôi mắt của nhưng baby chập chửng bước đầu. Nhìn đôi mắt tròn xoe như hai hạt nhản. Dù nhản còn non hay chín đều có vị ngọt, dĩ nhiên khi chín thì vị ngọt sẽ tăng lên đủ cho ta biết nó có hàm lượng đường rất cao. Nhất là Nhản xuồng là loại Nhản trái to và dày cơm nhất trong các loài  nhản. Ngoài thị trường giá cuả nó cũng không rẻ nên nó cũng là loại trái cây thượng hạng. Nhản chin hương thơm dễ quyến rủ các loài chim và dơi do đó tơí mùa nhản các nhà vườn phải tập trung công phu cao độ thì mới bảo quản đươc những trái Nhản thơm nguyên hấp dẫn và bổ dưỡng. Nhưng mà ăn ít thôi nha ăn nhiều quá nóng trong người dễ mọc mụn lắm đó.
Nói về trái cây vườn không thể bỏ qua trái Khế. Vâng, Khế là quê hương mà. Tuy Khế không phải là loại trái cây đặc sản gì nhưng thân nó là một trong các loài gốc quý để làm hoa kiểng. Trái Khế non có maù xanh khi chín có màu vàng. Hình dáng nó có năm khía tợ như hình hoa mai năm cánh. Dụng điểm naỳ ngươì ta hay cắt trái Khế thành những khoanh tròn cho ta những bong hoa tự nhiên để trang trí trên diã thức ăn trông thật đẹp mắt.. Nhìn năm khiá cuả trái Khế thấy giống như ngón tay trên một bàn tay của ta. Có lẽ vì điểm này mà trái Khế có một ý nghĩa riêng. Nó như một liên kết chặt chẽ, sự đoàn kết vững bền _ Khế Ngộ.
Quả là cây nhà lá vườn, ngoài số trái cây kể trên còn có những loại trái cây có quanh năm. Nó có trái theo thời vụ của người trồng. Đó là trái Đu đủ và Chuối. Đây là hai loại trái trồng và hái trái một lần. Đu Đủ là lọai trái cây có thể chế biến được nhiều món ăn lắm đó. Đu đủ còn sống có thể là gỏi hoặc hầm với xương, Đu đủ chín có thể ăn tươi hoặc xay sinh tố. Đu đủ chín tuy có vị ngọt nhưng trong đó có men enzym giúp dễ tiêu hóa. Ngòai ra ăn nhiều Đu Đủ còn giúp ta lợi tiểu và còn làm được 7 vị thuốc nữa đó. nữa đó. Còn Chuối không những là trái cây phổ biến mà còn là thứ lương khô đặc biệt của tôi. Chuối khô đem ngào với đường cho thêm đậu phọng rang trở thành kẹo chuối thượng hạng đó. Riêng tôi chỉ Chuối ép phơi khô để dành làm lương khô cho tôi quanh năm tôi cũng không nói ngán câu nào.
Muốn biết hương vị trái cây quê tôi  hãy thử đi.

Tg:luungoctinhanh.l
  

Chủ Nhật, 12 tháng 6, 2011

Lưu Lê

Cây lê được trồng ở xứ có khí hậu lạnh. Có hoa vào mùa xuân, hái trái vào mùa thu.Điểm đặc biệt của trái lê là hái xuống rồi mới chín vàng tươi, thơm nhẹ không những nhìn thấy đẹp mà còn ăn rất ngon nữa. Nó có vị ngọt, tính mát không độc, có chứa đường gluco, vitamin và một chút vị hơi chua của axit acetic...
Công dụng của quả lê không những làm thực phẩm giải khát thơm ngon mà nó còn là vị thuốc rất hữu ích trong dân gian. Chuyện xưa kể hồi thời Vua Đường Huyền Tông, Ngài có mắc chứng bệnh ho lâu ngày đau tức ngực, khô cổ họng, khàn cả tiếng. Trong lúc bị đau dằn vặt Ngài tức giận ra lệnh cho các ngự y trong vòng bảy ngày phải tìm phương thuốc chữa khỏi nếu không sẽ bị nghiêm phạt. Vâng, các thầy thuốc lo sợ đến giây phút phải bị mất đầu nên ăn ngủ không yên. Có một thầy thuốc già lo sợ đến phát ở vốn  có sẳn vườn lê. Cậu học trò ấy chuẩn bị một giỏ lê bảo phu nhân thái nhỏ để chàng chế biến thành cao lê rồi chàng đi mua thuốc độc dự định là sẽ trộn chung lại để đem hại Đường Huyền Tông. Sắp hết ngày hạn cuối, chờ chồng đi đâu quá sốt ruột nên phu nhân thay mặt sư phụ đem cao lê vào cung dâng cho Vua. Quả là phước chủ may thầy, Nhà ăn xong thấy mát cổ họng, tiêu hết đàm không còn cảm giác ho nữa. Nhà vua mừng rỡ liền ban thưởng cho gia đình thầy trò ngự y già ấy. Trong lúc đó đệ tự của ngự y đi mua thuốc độc về tới nhà mới vở lẽ ra các nhân tự có thiên tướng. Ý Trời khó tránh.
Từ đó, tác dụng bổ ích của trái lê được truyền khắp dân gian nhất là cao lê pha với mật ông rất công hiệu trong việc thông phổi dưỡng huyết, giải độc. Vào mùa nóng ta chưng lê cách thủy với đường phèn sẽ cho ta một phẩm có tác dụng thanh nhiệt tốt cho sức khỏe. Nếu bị bỏng da, cắt lê thành những lát mỏng đắp lên chỗ bỏng sẽ cho mát vết và không bị đau. Ngoài ra còn có tính giả rượu rất cao. Trái lê còn kết hợp với vài  loại thuốc đông y chữa được một bệnh như đau mằt, nôn, nấc cục...
* Nói nhỏ đặc điểm này, nghe rằng ai có chứng hôi miệng ăn trái lê mỗi ngày sẽ hết.
Lại kể chuyện xưa, thời Tần Vương Lý Thế Dân, có tiên sư Ngụy Chinh đã nhiều lần đánh không lại đội quân mặc áo giáp sắt, đội nón sắt, toàn bộ bằng sắt. Thế giặc hung mạnh như vậy tiên sư luôn tìm cách cho đội quân của mình. Thế là ngày hôm sau đội quân của Ngụy Chinh cũng tiếp tục khiêu chiến nhưng giả thua lui binh vài dặm. Rồi lại đánh rồi giả thua, lui binh. Cứ thế kéo dài tới mười hai giờ trưa, đội quân mặc trang phục bằng sắt vừa mệt, vừa mang nặng lại vửa bị nóng bức. Trong lúc đó, đội của Ngụy Chinh mỗi người thủ sẳn một trái lê bên mình đem ra giải khát. Thừa thế đội Ngụy Chinh tấn công địch trở tay không kịp nên lính của Ngụy Chinh hòan tòan thắng trận.
Lại chuyện trái lê: Lúc tuổi thơ của Lý Thế Dân thường hay được cha dẫn vào cung. Có một hôm Thế Dân bị ngủ gục trong cung, nên chạy đi tìm chỗ rửa mặt tình cờ nhìn thấy mấy cung nữ bưng lê đem lên cho Hoàng Thượng. Thế Dân tìm cách chôm một trái nào bị cha  bắt gặp và không cho Thế Dân ăn vì trên trái lê đó có khắc chữ Cung. Ăn sẽ phạm tội khi quân. Thế Dân cắn chữ Cung đó bỏ chỗ không trời không đất, thế là cha hết ý luôn...

Vâng chỉ một trái lê bình thường mà cũng cho ta thêm ý chí hào hùng, một tinh thần kiêu hảnh. Khi cảm thấy căng thăng quý vị nhớ dụng trái lê cho tinh thần thêm nhuệ khí nha!
Riêng tôi vốn dĩ sống ở miệt vườn nên từ nhỏ có thói quen ăn rau tươi và một số trái cây yêu thích. Có nhiều khi tôi ăn rau và trái cây trừ cơm nữa đó. Vì thế ở những người ở nhà đặt cho tôi một biệt danh là ‘’Con sâu rau’’. Tuy ở quê tôi không có trái lê nhưng tôi có thể đi sưu tầm nó ở ngòai chợ đem về trước cúng sau dùng...
Tg:Luungoctinhanh.

Thứ Tư, 25 tháng 5, 2011



Chia Tay Sài Gòn!


   Đó là chủ đề trong cuốn album của người anh từ Canada sang Việt Nam làm việc tại CS của NKT và TEMC. Tuy không nhiều nhưng có lẽ đó là những ngày vui vẻ và hạnh phúc nhất của mấy người ở đây.

    Chiều nào cũng thế, chiều nào cũng vậy, cứ sau giờ làm việc là anh dành gần hết thời gian buổi tối cho cả nhà mm. Vâng, giữa xứ Sài Gòn hoa lệ này mà  tối nào anh cũng cùng vài người đi chợ mua trái cây về đãi cả nhà. Mỗi ngày mỗt loại khác nhau, không hôm nào trùng hôm nào. Vấn đề là không phải miếng ăn qua mấy thứ trái cây đó mà là ân tình của anh dành cho những NKT ở đây. Nhất là các em nhỏ xem anh như một vị Tiên thật gần gũi và hài hòa. Anh muốn sang sẻ còn chật vật của anh em của NMM.

    Dù quen hay lạ nhìn qua cũng nhận thấy phong cách anh thật đúng như cái tên_ Thanh Nhã của anh.  Chỉ một khỏan thời gian ngắn thôi, Anh đã để lại cho NMM thật nhiều kỷ niệm. Nhớ mãi không quên cái buổi liên hoan chia tay anh đi về nước anh bảo là đêm nay ''ai cũng bị chụp hình hết. Dĩ nhiên là trong đó có...''. Ngày chia tay không phải màu xuân mà những tiếng cười vang như pháo nổ. Giữa lúc này đây, phải có một chút ngậm ngùi trước lúc chia tay chứ. Nhưng đăc biệt buổi chia tay này  tràn ngập tiếng cười. vâng từ cái ngày đó tới bây giờ đã hơn một năm rưỡi rồi...Không biết khi nào Anh trở lại.Bây giờ tôi chỉ biết một điều đơn giản là  càng xa Anh càng không  thể quên Anh. dù có xa thêm bao nhiêu ngày đi nữa, có lẽ không phải riêng tôi mà cả nhả vẫn  nhớ về anh, phải  vậy không các bạn NMM?
Ky niem ngay ...thang 08 nam 2009
Tg:Luungoctinhanh.


.

Thứ Ba, 24 tháng 5, 2011

Cảm Ơn Đời!

 Cuộc sống muôn màu, muôn vẻ. Có đắng cay cũng có ngọt bùi. Nó như được an bày từ trứơc giờ chỉ là việc lập lại. Những gì trong cuộc sống xảy ra hôm nay làm sao ai  biet được ngày mai sẽ ra sao. Cuộc sống đang yên đang lành đâu ai biết được tai họa ụp xuống bất cứ lúc nào. Đó có phải  là  Vô Thường không? Những ngày còn gặp nhau đây thi hãy cứ vui! Biết đâu khi đến cái gì gọi là '' phút cuói cùng'' dẫu có nuối tiếc thì cũng muộn màng. Tại vì sau  cái giây phút ấy mãi mãi  đời này kiếp này sẽ không còn nhìn thấy mặt nhau nữa. Nếu có duyên thì chỉ mong có thể ở kiếp sau mà thôi. Nghe sao quá  phủ phàng phải không? Ví như chuyện của Me  một em bé kể: mới hồi chiều con bé vẫn còn quấn quít bên tôi, vậy mà...giờ nó bị nước lũ cuốn trôi mất tiu rùi...Đau xót cho ai không còn con nữa, hay  đau  xót  cho em còn thơ dạy quá. Có lẽ em cũng không biết là mới 7 tuổi đời mà em nở để lá xanh rơi bỏ lá vàng...Nghe mà đứt ruột không? Nghe xót xa vô cùng phải không. Oi, cuộc sống mến yêu ơi, còn bao nhiêu sự  bẻ bàng như thế? Chấp nhận mà không cam tâm có phải không?

Rồi  lại có một ai kia trong cơn bàng hoàng không thể tả.Một ai kia cũng hiểu Cha Mẹ nuôi con không tính ngày tính tháng. Nên con đã âm thầm khắc cốt ghi tâm công ơn ấy Me Cha. Con vẫn biết dẫu có cõng Cha Mẹ cả hai vai đi khắp Thái Sơn núi cũng không đền đáp  Ơn nghĩa sinh thành ấy. Do vậy trong cơn đau thắt ruột của Mẹ nằm trong bệnh viện bao nhiêu thi con cũng nhập viện với Mẹ bấy nhiêu ngày. Mẹ thức bao đêm trường thì con cũng oằn oại bên Mẹ trắng bấy nhiêu đêm. Nhưng ai mà có bếit ai mà có hay, trong lúc quá mõi mòn khi con vừa chợp mắt thì Mẹ mãi mãi đi vào giấc ngủ nghin thu rồi.Ơi hỡi Mẹ yêu ơi, Mẹ thì đang yên giấc nhưng sao lại xé nát tim con rồi. ƠI hỡi Mẹ yêu! Ơi hỡi Mẹ yêu!

Vâng, đó là chuyện hợp tan thường tinh mà! Nó như một định mệnh ở trên đời này không một ai tránh khỏi.và song song của nó là Hợp Tan, Nở Tàn, Sinh  Tử,Có Không.
Có Hop Nở Sinh như cái mới bắt đầu. Có thể là nó đẹp và nó luôn biến đổi với vạn vật.Ví như khí tiết  xuân như mở ra kỷ nguyên  cho một năm, là sự bắt đầu thêm một tuổi của đời người. Vâng, mùa xuân cho ta rộn rã tiếng cười thật vui tươi bên nồi bánh bánh chưng, bánh tét cả trong những buổi sum hợp gia đình đầu năm. Vâng, ngày đầu năm còn lộc của những bao lixi đỏ thắm để mừng tuổi chúc thọ ông bà. Rồi cũng có một Ba Mẹ chuẩn bị sẵn bao lixi để chở đón con về mừng tuổi. Chờ một chiếc xe qua. Rồi nhiều chiếc xe qua...mà con đâu hỏng thấy.Trông đến mỏi mòn...bàng hoàng như chết đứng, làm sao ai mà ngờ hôm nay đưa con bằng chiếc xe tang. Làm sao cất tiếng kêu đây! Hỡi con ra đi không nói một lời. Bao nhiêu tinh thương đang ấp ủ để dành lúc con về, bao nhiêu hoài bảo đang đợi giờ đã bay theo khói với chiếc ly hương.Vâng, sự thật đây mà Mẹ không muốn chấp nhận. Nó như một sự tàn khốc mà từng thấy ở trên đời này. Thật quá phủ phàng sao chỉ đến với Mẹ của ''tôi''.
Nhắc nữa mà chi Tan Tử Tàn Không y như một cái gì đó bất di bất dịch mà đời người ai ai cũng phải đón nhận. 

Oi! Xin  Cảm Ơn Đời mỗi sớm mai Thức Dậy, ta có thêm ngày mới để  Yêu Thương.
Tg:Luungoctinhanh.


Thứ Hai, 16 tháng 5, 2011

Ở Đâu, Trời Tròn, Đất Vuông ?




Tên em là Nghiên mà sao em vững như Đồng?
   Nhắc đến bốn chữ Trời tròn Đất vuông là nhớ ngay đến sự tích Bánh Chưng Bánh Dày của Văn  Lang vào đời Vua Hùng thứ VI. Đó là chuyện ngày xưa nhưng còn có ''Trời tròn Đất vuông'' của hiện tại nữa. Tuy xưa thật là xưa nhưng mà nó không hề cũ. Tuy ở  trong hiện tại  nhưng nó không phải mới  ra đời. Nhìn vẻ bề ngòai là một chiếc hộp đơn sơ thôi chỉ vì điểm đặc biệt luôn để ở trong lòng. Cái hộp gì mà nghe hiếu kỳ quá vậy.

    Đó là một cái hộp vuông vuông gần một tất, dầy độ hai phân. Bên trong có chứa một viên đá màu đen.chính giữa viên đá là hình tròn như một thung lủng, ngòai hình tròn là hình vuông, trên nắp có hình con rồng.  Mà cũng kỳ thực  tên của nó là Nghiên sao nó  vững như Đồng

  Tôi vốn dân quê, chỉ biết thêu thùa may vá có một chút ưa thích cái đẹp thôi chứ đâu dễ gì  gặp được nhiều Ông Đồ như ở tp HCM.  Do duyên những ngày chủ nhật tôi hay đến chùa nhìn hồ tĩnh tâm, tình cờ nhìn thấy mấy bức tranh thư pháp trông thật lạ mắt đối với tôi, nên tôi bắt đầu tìm tòi học hỏi, và tìm đến một gia sư để học viết thư pháp, từ đó tôi biết thêm những tiềm ẩn của Nghệ thuật, trong đó có Nghiên.  Đó là kỷ niệm  một ngày ...tháng...năm... đang ngồi loay hoay trên chiếc bàn đá thì từ phía sau cổng Chùa PV có một ''Thầy Đồ Trẻ''  với gương mặt thật vui tươi hài hòa, tay cầm một vài dụng cụ  đặt trên bàn để chuẩn bị dạy viết Thư Pháp. Ông Đồ trẻ ấy  giới thiệu cho  tôi biết tên của chiếc hộp  đen ấy  là Nghiên. Dụng cụ chuẩn bị học Thư Pháp  gồm bốn thứ Bút, mực, giấy và  Nghiên.  Qua tìm hiểu tôi biết được Nghiên mực đã có từ mấy ngàn năm trước. Nó được làm bằng đá Đoan Khê lấy từ Suối của khu Linh Dương. Nó là một bốn thứ quý của chốn làm văn,  hồi thời Vua Tự Đức còn phong tước cho nó là Tức Mặc Hầu.

    Theo truyền thuyết  Bánh Chưng Bánh Dày  khi nói về hình thức bên ngòai thì là một hiện thân của lòng biết ơn đối với  Trời Đất. Còn nhân bánh, dây, lá thể hiện cho  công ơn không gì sánh nổi của Cha Mẹ,đồng thời cũng thể hiện tấm lòng hiếu thảo con cái.

    Riêng với  Nghiên thì khi ta đổ mực vào thì cũng giống một tấm lòng  bao dung đang ôm trọn thiên nhiên.  Kể cũng lạ, cái nước ''đen thùi lùi'' ấy vậy mà so sánh với thiên nhiên muôn sắc màu. Có lẽ, đó là bản thể  riêng, trong cái không mà nó lại có. 

   Đó là chưa nói đến quá trình chế biến  thành mực  vất vả như thế nào rồi phải mày nó ra sao mới có thể viết được.

Nghiên dùng để mày mực và đựng mực.  ''Mày''  một từ làm cho ta nghĩ ngay đến sự kiên nhẫn. Trong lúc ung dung mày mực thì ta có thể nghĩ ra một câu thơ để viết, hay cảnh thiên sông nước để hoạ. Một trong những hữu ích của Nghiên để giúp các ông đồ phát huy cái truyền thống viết chữ viết của dân tộc.

    Hễ nói đến Nghiên mực là không thể không nhắc đến Thư Pháp.Tuổi đời của thư pháp cũng không kém gì với tuổi thọ của thọ của Nghiên.  Thật ra thì tôi mới chỉ cầm cọ ''quẹt quẹt'' được dăm ba bữa mà nói có nghe vẻ sành lắm vậy.  Có lẽ do trong tim cũng chớm chút đam mê nên bị cuốn hút vào sự tìm tòi và lâu ngày trở thành thói quen.Do đó tôi được biết thêm là  đầu tiên Thư Pháp khai sinh ở Trung Quốc sau đó đến việt Nam, triều Tiên và Nhật Bản. Ngày nay, cứ mỗi độ Xuân về ở Nhật Bản thường hay tổ chức hội thi viết thư Pháp ngòai trời không  kể tuổi tác, từ người già đến trẻ em đều đến dự thi thật náo nhiệt. Ở Việt Nam Hội triển lãm tranh  thư pháp, có những con đường tại tp HCM được mang tên là phố Ông Đồ. Mặc dù Thư Pháp không phải là môn nghệ thuật chính nhưng nó là sự khéo léo rèn luyện tính kiên nhẫn và sáng tạo của người viết chữ. Nó như nói lên nét đẹp truyền thống của dân tộc.



Ở đâu Trời tròn Đất vuông?
Không tin mở hộp ra coi, thân em không trắng như ngọc ngà,nhưng nhìn phận em như thấy cả Trời tròn Đất vuông.

''Các Vua Hùng có công dựng nước Bác cháu ta hãy cùng nhau giữ nước.''

*Tg:Luungoctinhanh. 

Thứ Bảy, 30 tháng 4, 2011

Đón Chào Em_Xuthuanan!


Vương giả Miền Tây duy chỉ Mai vàng.
Làm sao biết được sắc Đào lúc xuân sang .
Không hồng Đào thì không biết Ông Đố già ra sao.
Wa...,Đào sao mà đẹp ngất ngây.
Quả trăm nghe không bằng mắt thấy,
Ai là tác giả của tuyệt tác này đây?
Thầy Đồ nhi nhân hậu, hài hòa như là Tiên... sư_XuThuanAn,chứ còn ai.

Em được sinh ra đời vào ngảy Quốc Tế Lao Động. Ngày mà cả thế giới phải nghỉ làm việc ''để đón Em Chào đời''.

Em là ai? Là người hay là Thánh nhân? Như bao người khác, Em cũng có Cha Mẹ sinh ra và nuôi Em trưởng thành. Em cũng đến trường tập học vần bắt đầu bằng chữ A.Có lẽ do duỵên lành nên Em được sống trong Thánh Địa Phật ở Sài Gòn để đi học và làm việc (Oh,xin lỗi Em không phải là Chú tiểu đâu nha).

Nhớ hoài một buổi chiều CN ngày... tháng...năm...Giữa thành phố Sai Gòn diễm lệ này, tôi không đi đâu hết mà chỉ thích vô Chùa nhìn ''Hồ Tĩnh Tâm''. Nhờ vậy mà tôi mới biết được em.

Em là ai? Và đang làm gì? Có lẽ nhiều người đã biết em là một Họa Sĩ,và Viết Thư Pháp, chỉ có mình tôi là mới biết thôi. Nói đến cái nghề này khắp nơi đâu cũng có. Nếu nhìn một cách bình thường thì Thư Pháp cũng  gọi là Thư Pháp. Nhưng nếu dùng tâm một cách khác thì sẽ cảm nhận được bầu tâm huyết của từng người được thể hiện qua nét cọ khác nhau.

Các nhân tự có khiếu bẫm sinh. Nhưng với Hội Họa do Em kiên nhẫn rèn luyện mà thành đạt.Đôi tay dẽo luyện của Em tôi tưởng là ''sức thần thông'' nào đó. Nhìn nét chữ lại càng thích hơn nghĩ là Bí Kíp gia truyền chứ. Nét bút của em không những đẹp mà  còn như luôn có nụ cười đi với nó.Mỗi một đường nét như một lời chào kháng giả. Cái đặc điểm mà tôi không tìm thấy ở những cây bút khác, có lẽ đó là Nghệ Thuật riêng của em.

Tôi thiệt là tệ, vì  ở không xa lắm mà tôi hỏng chịu tìm tri kỷ. ''Nghệ Thuật'' đây mà tôi hỏng biết ''Thi - Họa'' gì hết trơn, có đáng tiếc không chứ! Ai biểu nó Đẹp mà không ''Kiêu xa'',  Sống mà không xao động. Tình  như thơ mà ai biểu hỏng ''vấn vương'' làm chi.

Ừ,tuy nó lặng lẽ mà có sức quyến rũ. Nó đứng im mà chinh phục được những trái tim đã và đang Yêu tìm đến với nó.Tuy nó không một lời nhưng cũng đưa được tâm người vào ung dung thanh thản.Tuy chầm chậm mà như cuốn hút người đi khắp muôn phương.

Trong lòng tôi những tác phẩm của em luôn là tuyệt tác. Dù nó có lẫn vào đâu tôi cũng nhận ra Thư Pháp của em. Vâng, Tuy  không thướt tha nhưng nó  như bay bổng. Tuy không lộng lẫy nhưng Ân tinh sâu lắng.Thủng thỉnh ngắm nhìn, tuy không nói một lời nhưng tôi vẫn nghe được lời thì thầm  trong tranh.  Tuy chỉ lần đầu biết đam mê  nhưng Tranh ơi ''em'' đã làm rung động trái tim tôi rồi. Tình như mộng nhưng sao mà  đẹp đến ngất ngây. Mỹ nhân trong Tranh ơi, sao tôi thấy ngại ngùng quá, vì sợ  rằng khi nói iu ''em''  trái tim tôi sẽ màu xanh. Bây chừ  tôi chỉ cảm nhận một điều đơn giản là tôi thích ''em'' chỉ vì biết đó là ''em''. Thật tuyệt vời vì chỉ nhìn ''em'' mà như thấy cả bầu Trời.

Vâng, xin cảm ơn Cha Mẹ của Em đã sinh cho đời một Nghệ Nhân tuổi trẻ tài đức quá tuyệt vời, Phụ Mẫu  của Em hãy hãnh diện về Em đi.Tuy tôi đã già nhưng cũng thấy mãn nguyện là được quen biết Em, được học viết Thư Pháp, làm ''Co Do''....Tôi vẫn tin là ''ngày sau'' sẽ là tri âm cùng với nàng tiên trong tranh.

Em là ai? Ai muốn biết đến Anh Họa Sĩ với đôi tay vàng hãy liên hệ với Xuthuanan...nha! Hãy thử đi những điều trăm nghe không bằng mắt thấy mà. Nghệ thuật đối với em,của riêng em tôi chỉ hiểu một điều đơn giản là: Nếu mình có tài mà đem tài năng đó nói và truyền đạt cho người khác biết, đó là điều tốt. Nhưng nếu có tài mà người khác biết đến chinh phục lại mình đó mới là thật tài.Đó mới là tài đức song song. Và nhớ nha đó là XuThuanAn.
Còn gặp nhau thì hãy cứ cười!kaka...Ngài...của XuThuanAn
Còn gặp nhau thì hãy cứ vui!kaka...
Nước biển Đông không đong đầy tình Mẹ.Mây trời lồng lộng không phủ kín công Cha.
Nhẫn một chút sóng yên gió lặng
Lùi một bước biển rộng Trời cao.
Sơn thủy thanh cao bất tận,
Ở trần mà những tưởng lạc cảnh trường sanh.





Tacgia:LuuNgocTinhAnh.