Thứ Ba, 3 tháng 8, 2010

HOA ĐÀO







Cây đào là một thực vật dùng làm thuốc nổi tiếng, cả rễ, vỏ, cành, lá, hoa, hột của nó đều có thể làm thuốc được, có công dụng trừ phong hoạt huyết, giảm, đau, lợi tiểu, sát khuẩn. Rễ, cành và vỏ của cây đào sắc lên uống có thể trừ được bệnh nhiệt dạ dày, vàng da do viêm gan, đau nhói vùng tim, đau bụng. Nếu dùng nước sắc đó để tắm, có thể tránh được bệnh truyền nhiễm, nấm ngoài da, sát khuẩn vết thương. Lá đào tươi đun thành nước thuốc hoặc giã nát vắt lấy nước bôi lên vết thương chữa sưng, đau cực kỳ hiệu quả.

Thông thường thì đào thường được dùng lúc tươi hoặc phơi khô, vì nó có tác dụng hoạt huyết, tiêu ứ chậm nên thích hợp dùng cho phụ nữ đang trong thời kỳ kinh nguyệt.
Ngày hè khát nước, táo bón, bao gồm cả chứng táo bón do cơ thể người già hư nhược và ruột khô, những người đau bụng kinh hoặc tắc kinh đều có thể sử dụng. Các thiếu nữ trong giai đoạn đầu khi mới có kinh nguyệt, các kỳ kinh vẫn chưa đều đặn, nên ăn nhiều đào hoặc mứt đào khô, những người đau bụng do ăn nhiều đồ lạnh càng nên sử dụng.

Lấy lá đào non, lá mướp non mỗi thứ một nửa, cứ 50g cho 3g phèn chua, giã nát bôi lên chỗ đau, chuyên dùng để trị mụn nhọt cho trẻ em.

Quả đào đơn tính nhỏ quắt, không hạt gọi là đào nô, tục gọi là đào khô, có tác dụng chữa thổ huyết, vã mồ hôi, trừ bệnh lỵ. Dùng 40-60g đào khô lép màu xanh lục, thêm một bát rưỡi nước, đun to lửa đến khi còn nửa bát, có tác dụng chữa lỵ giảm sốt.

Dùng 9g đào khô lép và 30 cọng lúa nếp, thêm nước sắc đặc uống thay trà, uống liên tục mấy ngày có thể trị bệnh ra mồ hôi trộm.
 Những quả đào khô qua mùa đông mà vẫn chưa rụng, sang mùa đào năm sau sẽ trở thành đào thơm. Dân gian có phong tục, vào thời điểm làm trà mới thì hái đào thơm, bỏ mấy quả đào thơm vào chỗ trà mới để dành, có thể sát khuẩn, chống ẩm, tăng thêm mùi thơm, khiến cho màu của lá trà và vị trà giữ được lâu không biến chất.

Một số món ăn bài thuốc dùng đào để chữa bệnh
Cháo hoa đào
Nguyên liệu và cách làm: Cánh hoa đào tươi 4g, gạo tẻ 100g, cả hai thứ trên nấu thành cháo loãng, để ăn, cách ngày làm một lần.
Tác dụng: Nhuận tràng thông tiện, thích hợp trị táo bón.
Rượu cành đào
Nguyên liệu và cách làm: Một nhánh đào, rượu 500ml. Chặt nhỏ nhánh đào ra, cho 500ml rượu vào đun, đun cho đến khi chỉ còn 5ml, dùng ngay.
Tác dụng: Hoạt huyết, thông ứ, chủ yếu để trị đau tim đột ngột.
Hoa đào xào chân giò hun khói

Nguyên liệu và cách làm: Hoa đào tươi 5 bông, tôm nõn 10g, chân giò hun khói 10g, trứng gà 4 quả, gia vị vừa đủ. Ngắt bỏ nhị hoa đào, rút từng cánh hoa ra rửa sạch, vẩy ráo cắt thành sợi nhỏ. Tôm nõn rửa sạch, cho rượu, gia vị vào, hấp chín, cắt nhỏ. Chân giò hun khói, gừng cắt nhỏ. Trứng gà đập vào bát, đánh tan, cho thêm nước dùng gà, mì chính, rượu, gia vị, bột tiêu trắng, đánh đều lên. Đặt chảo lên bếp, đun nóng rồi cho mỡ vào, cho gừng vào phi dậy mùi rồi vớt ra, đổ trứng gà đã cho gia vị vào, dùng muôi đảo, xào chín, đổ ra đĩa rồi rắc sợi hoa đào, tôm nõn, chân giò hun khói lên trên.
Tác dụng: Dùng cho phụ nữ mang thai tiểu tiện không thông.
Trứng gà luộc cành đào
Nguyên liệu và cách làm: Cành đào (cành mới đâm trong năm, còn cuống lá, 0,6-0,9m, khoảng 250g, trứng gà 3 quả. Cành đào chặt từng khúc khoảng 3,5cm, cho vào nồi đất luộc chung với trứng gà trong khoảng 2-3 giờ, đến khi vỏ trứng chuyển sang màu nâu sẫm, lòng trắng trứng có màu vàng nhạt thì thôi. Sáng, trưa, tối mỗi buổi ăn 1 quả, dùng liên tục trong 1-2 tháng thì ngừng.

Tác dụng: Chủ yếu dùng để chữa trị bệnh u cổ tử cung, nhưng cần lưu ý cành đào phải là cành mới mọc trong năm, dùng tay bẻ hoặc mảnh sành chặt đứt, không sử dụng đồ kim loại để luộc.

Các bài thuốc dân gian sử dụng quả đào tươi
Bài 1: Đào tươi 3 quả, gọt bỏ lớp vỏ ngoài, thêm 30g đường phèn, hầm cách thủy đến khi nát ra thì bỏ hạt, mỗi ngày dùng 1 lần. Tác dụng trị ho.
Bài 2: Đào tươi khi ăn gọt vỏ bỏ hạt, mỗi ngày ăn 2 lần vào buổi sáng và tối, mỗi lần ăn 1-2 quả. Tác dụng chữa tăng huyết áp.
Chú ý: Quả đào tính ôn, nếu ăn nhiều dễ gây trướng bụng, nổi nhọt.
(Báo Súc Khỏe và Đời Sống)

HOA ĐÀO_ VỊ THUỐC CHO SỨC KHỎE VÀ SẮC ĐẸP
Hoa đào chỉ nở vào mùa xuân và trở thành một phần không thể thiếu đối trong văn hóa của người dân miền Bắc mỗi khi dịp Tết đến Xuân về. Hơn thế, hoa đào còn là một dược phẩm và mỹ phẩm độc đáo của nền y học cổ truyền. Hoa đào dùng để chữa bệnh
Hoa đào có vị đắng, tính bình, không độc và vào được ba đường kinh Tâm, Can và Vị. Vị thuốc này có công dụng lợi thủy, hoạt huyết, thông tiện, được người xưa dùng để chữa các chứng bệnh như thủy thũng, cước khí, đàm ẩm, tích trệ, đại tiểu tiện bất lợi, kinh bế, tâm phúc thống (đau vùng tim), mụn nhọt........
Chính vì vậy mà từ xa xưa, sau dịp Tết Nguyên đán, người ta thường thu hái hoa đào đem phơi khô trong bóng râm (phơi âm can) và bảo quản nơi cao ráo để làm thuốc dùng dần.
* Để trị các chứng cước khí, đau vùng tim, người ta dùng hoa đào khô tán bột, uống với nước ấm hoặc rượu với liều từ 3 - 5g trong một ngày.
* Để chữa chứng rụng tóc, hói đầu người ta dùng bột hoa đào trộn đều với mỡ lợn hoặc dầu vừng rồi bôi lên vùng tổn thương sau khi đ• rửa sạch bằng nước hòa với tro của rơm rạ.
* Để chữa chứng ngược tật (sốt rét) dùng hoa đào tán bột uống, mỗi ngày 3 g với rượu ấm.
* Để chữa chứng kiết lỵ dai dẳng, có thể dùng hoa đào 10 - 15 bông sắc uống, mỗi ngày 3 lần.
* Để chữa chứng đại tiện táo kết, dùng hoa đào khô 10g, hoa đào tươi 30g, sắc uống.
* Để chữa chứng tiểu tiện bất lợi, dùng hoa đào tươi 30g trộn với bột mỳ, đường làm bánh nướng ăn.


Hoa đào dùng để làm đẹp

* Với những phụ nữ quá béo, muốn có được một thân hình thon thả, ưa nhìn, sách Thiên kim yếu phương khuyên nên uống bột hoa đào mỗi ngày 3 lần, mỗi lần 1g vào lúc đói.
* Để trị các vết rám đen ở mặt, người ta dùng hoa đào 4 phần, bạch dương bì 2 phần và bạch quả tử nhân 5 phần, tất cả đem sấy khô, tán thành bột mịn, đựng trong lọ kín dùng dần. Mỗi ngày uống 3 lần, mỗi lần 1g ngay sau bữa ăn.
* Phụ nữ muốn có được làn da trắng trẻo, nhu nhuận, mịn màng có thể dùng bài thuốc có tên gọi là Ngọc nhan tán, gồm các vị : hoa đào 200g, đông qua nhân (nhân hạt bí đao) 250g, và bạch dương bì (vỏ cây bạch dương) 100g. Các vị đều sấy hoặc phơi khô, tán bột, trộn thêm một chút đường trắng rồi đựng trong lọ kín để dùng dần. Mỗi ngày uống 3 lần, mỗi lần 1 thìa cà phê sau bữa ăn.
Danh y Tuệ Tĩnh trong Nam dược thần hiệu cũng đã ghi lại hai phương thuốc dùng hoa đào để làm đẹp da mặt cho phụ nữ.
Phương thứ nhất: hoa đào 4 lạng ta, nhân hạt bí đao 5 lạng ta , vỏ quýt 2 lạng ta, tất cả đều phơi khô, tán bột, uống mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 2 đồng cân với nước ấm sau bữa ăn. Muốn da trắng thì thêm nhân hạt bí đao, nếu muốn da đỏ hồng thì thêm hoa đào. Uống 50 ngày thì mặt trắng, uống thêm 50 ngày nữa thì da dẻ toàn thân cũng trở nên trắng trẻo.
Phương thứ hai: vào ngày mùng 3 tháng 3 âm lịch lấy hoa đào phơi khô, tán bột. Ngày mùng 7 tháng 7 chích lấy máu ở mào con gà, đem trộn với bột hoa đào rồi bôi lên da mặt, sau 2 - 3 ngày màng thuốc bong ra thì da mặt trở nên tươi sáng như hoa. Đây là phương thuốc làm đẹp bí truyền của Thái Bình công chúa đời nhà Đường (Trung Quốc), sau được sách Thánh tễ tổng lục chế thành một loại mỹ phẩm có tên gọi là Diện mô cao.
* Để trị trứng ca, mụn nhọt trên da mặt, Tuệ Tĩnh khuyên nên dùng hoa đào và nhân hạt bí đao với liều lượng bằng nhau, phơi khô, tán bột, hòa với mật mà bôi hoặc dùng hoa đào và đan sa với liều lượng như nhau, tán bột, uống mỗi ngày 3 lần, mỗi lần 1 đồng cân (3 - 4g) vào lúc đói trong 10 - 20 ngày. Ngoài ra, để trị mụn nhọt ở vùng lưng, sách Thánh tễ tổng lục khuyên nên dùng bột hoa đào hòa với dấm đặc mà bôi lên tổn thương nhiều lần trong ngày.

HOA ĐÀO: MỘT VỊ THUỐC QUÝ

Hoa đào tính bình, vị đắng vào 2 kinh: Can vị, có công năng hoạt huyết, lợi thủy, thông tiện, chữa trị chứng thủy thũng, cước khí, đàm ẩm, tích trệ, đại tiểu tiện không lợi, kinh nguyệt không thông. Hoa này còn dùng chữa sởi, đậu. Phụ nữ có thai cấm dùng, vì thuốc gây hưng phấn tử cung.
Hoa đào phơi âm can, giã nát, uống nóng với rượu có thể thông đại tiện, trừ được đàm ẩm và chứng súc thủy (tồn đọng nước) ở thận, bàng quang, chuyên trị bệnh cước khí.
Hoa đào tươi hoặc khô đều được dùng làm thuốc, nhưng hoa tươi (đặc biệt là loại mới chớm nở, sắp nở tốt hơn là khô).
Hoa đào nấu với gạo tẻ, mật ong và đường thành cháo để ăn, có tác dụng hoạt huyết, chữa đại tiểu tiện bí kết. Hoa đào và hoa mai lượng bằng nhau, pha lấy nước để rửa mặt, có tác dụng tẩy bỏ dần các vết thâm và nốt xám đen trên mặt, làm đẹp da.
Dùng hoa đào để rửa mặt, nhất là đối với những người da mẫn cảm, có nhọt lâu khỏi, có thể dùng hoa đào và muối ăn cùng lượng, giã nát trộn đều hòa với dấm mà đồ. Nếu trên mặt có nốt mụn ra nước vàng hoặc mủ đặc, có thể dùng bột hoa đào hoặc trà hoa đào để uống.
Hạt giống của cây đào gọi là đào nhân. Đào nhân tính bình, vị ngọt đắng. Cổ nhân thường dùng nhân phối hợp với hồng hoa gia nhập trong thang.

Hoa đào, hoa hồng, hoa tường vi, hoa mai, hoa rau hẹ, trầm hương mỗi loại 30g, hạch đào nhân 240g, rượu nếp, rượu đã chưng cất 1.250ml. Đem các vị trên ngâm trong rượu, nút kín, sau một tháng có thể đem dùng được. Trong quá trình ngâm đó nên lắc nhiều lần cho thật đều. Mỗi lần uống 20ml, ngày uống 1 - 2 lần, có tác dụng chữa liệt dương.
Hoa đào 25g, rửa sạch ngâm với rượu trắng 250ml, đậy nút kín, sau một tuần lấy ra uống. Mỗi lần uống 10ml, pha thêm vào nước sôi để ấm cho loãng ra để uống. Cũng có thể dùng hoa đào, lăng tiêu hoa, mỗi loại 10g, 10 quả trứng gà. Đem rửa sạch hoa xong nghiền nát thành bột.
Trứng gà rửa sạch đem đục một lỗ thủng dốc cho ra bớt lòng trắng, còn lại để nguyên, nhét bột hoa vào trong quả trứng, bịt kín lỗ đục đó bằng giấy ướt, xong bỏ vào trong nồi để hấp cách thủy cho đến chín. Mỗi ngày ăn hai quả chia ra 2 lần, dùng chữa bế kinh.
Để làm hết các nếp nhăn trên da mặt các cô, các chị có thể dùng nước sắc hoa đào rửa mặt. Hoặc là lấy hoa đào, nhân hạt bí đao nghiền mịn, trộn với mật ong, buổi tối xoa lên mặt, sáng dậy rửa đi, các vết nhăn sẽ dần dần hết.
Hoa đào 10g, hoa sen 15g. Phơi khô, nghiền vụn, chia 3 lần bỏ vào trong cốc thủy tinh để pha nước sôi vào như pha trà để một lát cho nước còn ấm, uống như uống nước trà, để chữa các vết sắc tố trên da mặt.
Đào hoa, sơn chi hoa (hoa dành dành) mỗi loại liều lượng bằng nhau, một ít ghixêrin, trộn đều đem nghiền vụn hai hoa xong hòa đều vào ghixerin để làm thuốc bôi lên các nốt mụn trứng cá trên mặt.

HOA ĐÀO VỚI Y HỌC CỔ TRUYỀN
Từ xa xưa, sau dịp Tết Nguyên đán, người ta thường thu hái hoa đào đem phơi khô trong bóng râm (phơi âm can) và bảo quản nơi cao ráo để làm thuốc dùng dần. Theo nhiều sách thuốc cổ như Thiên kim phương, Ngoại đài, Thánh tễ tổng lục, Thánh huệ phương, Biệt lục, Bản thảo cương mục, Trửu hậu phương, Hồng nghĩa giác tư y thư…hoa đào có vị đắng, tính bình, không độc và vào được ba đường kinh Tâm, Can và Vị. Vị thuốc này có công dụng lợi thủy, hoạt huyết, thông tiện, được người xưa dùng để chữa các chứng bệnh:

- Để trị các chứng cước khí, đau vùng tim, người ta dùng hoa đào khô tán bột, uống với nước ấm hoặc rượu với liều từ 3 - 5g trong một ngày.

- Để chữa chứng rụng tóc, hói đầu người ta dùng bột hoa đào trộn đều với mỡ lợn hoặc dầu vừng rồi bôi lên vùng tổn thương sau khi đã rửa sạch bằng nước hòa với tro của rơm rạ.

- Để chữa chứng ngược tật (sốt rét) dùng hoa đào tán bột uống, mỗi ngày 3g với rượu ấm.

- Để chữa chứng kiết lỵ dai dẳng, có thể dùng hoa đào 10 - 15 bông sắc uống, mỗi ngày 3 lần.

- Để chữa chứng đại tiện táo kết, dùng hoa đào khô 10g, hoa đào tươi 30g, sắc uống.

- Để chữa chứng tiểu tiện bất lợi, dùng hoa đào tươi 30g trộn với bột mỳ, đường làm bánh nướng ăn.

-

Với những phụ nữ có cân nặng quá khổ, muốn có được một thân hình thon thả, ưa nhìn, sách Thiên kim yếu phương khuyên nên uống bột hoa đào mỗi ngày 3 lần, mỗi lần 1g vào lúc đói.

- Để trị các vết rám đen ở mặt, người ta dùng hoa đào 4 phần, bạch dương bì 2 phần và bạch quả tử nhân 5 phần, tất cả đem sấy khô, tán thành bột mịn, đựng trong lọ kín dùng dần. Mỗi ngày uống 3 lần, mỗi lần 1g ngay sau bữa ăn. Bài thuốc này có tên gọi là Bạch dương bì tán, được ghi lại trong sách Trửu hậu phương.

Hoặc dùng hoa đào tươi 50g, nhân hạt bí đao 50g, hai thứ nghiền nhỏ trộn với mật ong rồi bôi mỗi ngày vài lần lên da mặt.

Hoặc dùng hoa đào tươi 250g và bạch chỉ 30g ngâm với 1000ml rượu trắng, sau 1 tháng thì dùng được, mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 10 ml. Hoặc dùng hoa đào 10g, hoa sen 15g hầm với nước sôi trong bình kín, sau 15 phút thì dùng được, uống thay trà trong ngày.

- Phụ nữ muốn có được làn da trắng trẻo, nhu nhuận, mịn màng có thể dùng bài thuốc có tên gọi là Ngọc nhan tán, gồm các vị: hoa đào 200g, đông qua nhân (nhân hạt bí đao) 250g, và bạch dương bì (vỏ cây bạch dương) 100g. Các vị đều sấy hoặc phơi khô, tán bột, trộn thêm một chút đường trắng rồi đựng trong lọ kín để dùng dần. Mỗi ngày uống 3 lần, mỗi lần 1 thìa cà phê sau bữa ăn.

Hoặc có thể dùng bài Tam hoa trừ trựu dịch gồm có hoa đào, hoa sen và hoa phù dung lượng bằng nhau, sắc lấy nước rửa mặt hàng ngày. Cũng có thể dùng hoa đào tươi 120g ngâm với 500 ml rượu trắng, sau 7 ngày thì dùng được, uống mỗi ngày 10 ml.
Danh y Tuệ Tĩnh trong Nam dược thần hiệu cũng đã ghi lại hai phương thuốc dùng hoa đào để làm đẹp da mặt cho phụ nữ.

Phương thuốc thứ nhất: hoa đào 4 lạng ta, nhân hạt bí đao 5 lạng ta, vỏ quýt 2 lạng ta, tất cả đều phơi khô, tán bột, uống mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 2 đồng cân với nước ấm sau bữa ăn.

Muốn da trắng thì thêm nhân hạt bí đao, nếu muốn da đỏ hồng thì thêm hoa đào. Uống 50 ngày thì mặt trắng, uống thêm 50 ngày nữa thì da dẻ toàn thân cũng trở nên trắng trẻo.

Phương thuốc thứ hai: vào ngày mùng 3 tháng 3 âm lịch lấy hoa đào phơi khô, tán bột. Ngày mùng 7 tháng 7 chích lấy máu ở mào con gà, đem trộn với bột hoa đào rồi bôi lên da mặt, sau 2 - 3 ngày màng thuốc bong ra thì da mặt trở nên tươi sáng như hoa. Đây là phương thuốc làm đẹp bí truyền của Thái Bình công chúa đời nhà Đường (Trung Quốc), sau được sách Thánh tễ tổng lục chế thành một loại mỹ phẩm có tên gọi là Diện mô cao.

- Muốn tư âm bổ thận, nhuận da và dưỡng nhan sắc, có thể dùng món ăn được chế từ hoa đào: hoa đào 20 bông, tôm nõn 300g, củ cải 150g, hành tây 70g, tương cà chua 50g, dầu thực vật và gia vị vừa đủ. Hoa đào tỉa lấy cánh rửa sạch, củ cải và hành tây rửa sạch thái mỏng, đổ dầu vào chảo, phi hành cho thơm rồi cho tôm, củ cải, hành tây vào xào to lửa, khi chín cho tương cà chua và gia vị vừa đủ, đổ ra đĩa, rắc cánh hoa đào lên trên, ăn nóng.

- Để trị trứng cá, mụn nhọt trên da mặt, Tuệ Tĩnh khuyên nên dùng hoa đào và nhân hạt bí đao với liều lượng bằng nhau, phơi khô, tán bột, hòa với mật mà bôi hoặc dùng hoa đào và đan sa với liều lượng như nhau, tán bột, uống mỗi ngày 3 lần, mỗi lần 1 đồng cân (3 - 4g) vào lúc đói trong 10 - 20 ngày.

Ngoài ra, để trị mụn nhọt ở vùng lưng, sách Thánh tễ tổng lục khuyên nên dùng bột hoa đào hòa với dấm đặc mà bôi lên tổn thương nhiều lần trong ngày.

Ngày nay, các nhà khoa học đã phân tích và tìm thấy trong hoa đào có chứa 8 loại glucoside như kaemferol, quercetin, kaempferol 3-0-anpha-L-arabinofuranoside, quercetin kaempferol 3-0-anpha-L-arabinofuranoside...Ngoài ra còn có Coumarin, Trifolin, Naringenin…Đặc biệt, các nhà khoa học Nhật Bản còn nhận thấy, phần phân tách từ dịch chiết methanol của hoa đào còn có tác dụng làm sạch gốc tự do 1,1-diphenylpicryl-2-hydrazyl (DPPH) và superoxide. Cho đến nay, ở nước ta vẫn chưa có công trình nghiên cứu nào đi sâu khảo sát thành phần hoá học, tác dụng dược lý của hoa đào trên thực nghiệm cũng như lâm sàng.



Cho đến nay, không có nhiều tư liệu ghi chép vườn đào Hải Thượng Lãn Ông trồng từ bao giờ, có bao nhiêu gốc, nhưng chúng ta có thể biết...

Vườn đào ấy ( ở Sơn Quang, Hương Sơn, Hà Tĩnh) được trồng sau khi Hải Thượng Lãn Ông “bẻ tên, cởi giáp”, cởi bỏ áo mũ, rời khỏi quân ngũ, trốn chạy cảnh “cốt nhục tương tàn” của chiến tranh phong kiến trở về làng quê nuôi mẹ, chăm em, sau năm 1746.

Tỏa sáng tâm, tài
Trước mặt vẫn sông Phố trong xanh uốn khúc, sau lưng trùng điệp núi non, vườn được bao quanh hàng xoan, hàng xà cừ xanh tốt, nhưng những rặng tre phía Tây không còn. Vườn thuốc nam của cụ Hải Thượng Lãn Ông bây giờ chỉ còn là những vạt sắn, khóm rau, nương khoai của nhân dân trồng trọt.

Trước đây, vườn cụ rộng tới 3 ha, bây giờ chỉ còn 1 ha. Ba phía đã được xây dựng tường rào chắc chắn. Nhưng vẫn còn đó núi Giả, hồ Sen gần giống như ngày ngày cụ ra vườn chăm tưới. Núi Giả cao 4m, diện tích 42 m2; Hồ Sen hình bán nguyệt ôm chân núi ở phía Tây Bắc. Núi Giả đã được tôn tạo, xanh rì cỏ mật. Hồ Sen đã được kè đá. Mấy trăm năm trước, nơi đây được Hải Thượng Lãn ông dùng làm chỗ quan sát hướng gió, xem thời tiết để bắt mạch, kê đơn, chữa bệnh.
Trên đỉnh núi Giả khi ấy còn có cây cột, cụ cắm lá cờ đuôi nheo để biết hướng gió mà đoán thời tiết phục vụ cho việc chẩn trị. Núi Giả, hồ Sen cũng là nơi cụ cùng bạn hữu ngắm trăng thanh, gió mát, đàm đạo văn chương trong những phút thư thái thanh nhàn.

Cũng tại nơi này, trong 44 năm sinh sống, Hải Thượng Lãn Ông đã học tập, đúc rút, nghiên cứu, sáng tạo viết nên pho sách đồ sộ: “Y tông tâm lĩnh” gồm 28 tập, 66 cuốn bao gồm đủ các mặt: Y đức, Y lý, Y thuật, Dược, Di dưỡng... Cảnh sắc hương thôn thảo dã cũng nuôi thi hứng để cụ viết nên những vần thơ tài hoa về cảnh sắc thiên nhiên và nhân sinh thế sự và sống những ngày cuối cùng trong cuộc đời giữa đề huề con cháu, trong tình nghĩa của làng xóm, nhân dân... Thiên nhiên hoa lá của khu vườn đã được Hải Thượng Lãn Ông ghi lại trong “Thượng kinh ký sự”.

Gìn giữ, khôi phục di tích.
Nhân dân Sơn Quang kể rằng, cũng từ vườn cây thuốc này, vào khoảng năm 1750, cụ đã nghĩ đến việc ươm đào và nhân giống loại cây có hoa rất đẹp này. Đây là giống đào phai của địa phương. Gốc và cành đào có màu đồng hun. Giống đào hoang dại này mọc nhiều ở núi Nen. Cây to, tán rộng, nhiều cành, hoa năm cánh, màu hồng phai. Quả nhỏ, nhiều lông, lúc chín vỏ màu vàng xanh, hạt nhỏ.

Trong gia phả họ Lê ở Sơn Quang ghi rằng: “Vườn đào rộng 6 mẫu (3 ha) nằm sát bờ phải sông Ngàn Phố”. Hải Thượng Lãn ông trồng đào không chỉ là thú chơi hoa ngắm cảnh, mà còn vì nó là vị thuốc quý. Lá đào sắc lên chữa nhọt, hạt đào chữa bệnh phụ nữ đều có trong các bài thuốc của Hải Thượng Lãn Ông. Trong vườn, đào mọc quấn quít trước sân, trước cổng, sau nhà. Mùa xuân, khi hoa nở rộ, ong bướm ríu ra ríu rít tìm hoa hút mật.

Ông Lê Hữu Quý - Chủ tịch Hội đông y huyện Hương Sơn - cháu đời thứ 6 của Hải Thượng Lãn ông cho biết: “Trước đây, trong khu vườn Hải Thượng Lãn ông có 7 ngôi nhà: Nhà Nghinh phong để đón khách, nhà Di chân dùng để nghỉ ngơi, nhà bếp và 4 nhà còn lại, nhà thì sao sấy thuốc, nhà kê đơn, bắt mạch, khám bệnh, nhà kho đựng thuốc, nhà thì cho người bệnh nghỉ ngơi”. Bây giờ 7 ngôi nhà ấy đã không còn.
Năm 1972, họ Lê Hữu thuộc chi Sơn Hòa đã hiến 3 gian nhà thờ (gỗ xoan mít, tứ trụ, kẻ chuyền có chạm khắc ở đuôi kẻ và cánh cửa chạm khắc cảnh Xuân, Hạ Thu, Đông và long ly quy phượng) để làm nhà thờ, được đặt trên nền nhà cũ. Trong nhà thờ có bàn thờ, có bộ ngũ sự bằng đồng gồm một lư hương to, 2 con hạc, 2 ống đèn thắp dầu lạc, lư hương đốt đồng (do quận Lê Chân, Thành phố Hải Phòng cung tiến năm 2004). Tượng thạch cao quét nhũ đồng (do Tỉnh hội đông y Nghệ Tĩnh tặng), chuông đồng, trống (do Tỉnh hội đông y Hà Tĩnh tặng)... Nhưng đáng tiếc, tất cả di vật của Hải Thượng Lãn Ông như ống sáo diều chúa Trịnh Sâm ban cho và nhiều tác phẩm khác, qua thời gian đã bị mất mát, thất lạc.

Được biết, hiện “Dự án đầu tư tu bổ tôn tạo quần thể di tích Đại danh y Hải Thượng Lãn ông Lê Hữu Trác” với ngân sách 21 tỷ đã được Bộ Y tế và Viện bỏng Quốc gia Lê Hữu Trác làm chủ đầu tư, đang triển khai. Rất nhiều hạng mục công trình sẽ làm sống dậy khu vườn của cụ Hải Thượng Lãn Ông ngày xưa: Khu mộ, tượng đài, khu đón tiếp; khu đền thờ, trong đó có vườn đào, núi Giả, hồ Sen.

Sự Tích Hoa Đào Ngày Xuân

Ngày xưa, ở phía Đông núi Sóc Sơn, có một cây hoa đào mọc đã lâu đời. Cành lá đào sum suê, to lớn khác thường, bóng rậm che phủ cả một vùng rộng.
Có hai vị thần tên là Trà và Uất Lũy trú ngụ ở trên cây hoa đào khổng lồ này, tỏa rộng uy quyền che chở cho dân chúng khắp vùng. Quỷ dữ hay ma quái nào bén mảng lui đến ắt khó mà tránh khỏi sự trừng phạt của 2 vị thần linh.

Ma quỷ rất khiếp sợ uy vũ sấm sét của hai vị thần, đến nỗi sợ luôn cả cây đào. Chỉ cần trông thấy cành hoa đào là bỏ chạy xa bay. Đến ngày cuối năm, cũng như các thần khác, hai thần Trà và Uất Lũy phải lên thiên đình chầu Ngọc Hoàng.
Trong mấy ngày Tết, 2 thần vắng mặt ở trần gian, ma quỷ hoành hành, tác oai tác quái. Để ma quỷ khỏi quấy phá, dân chúng đã đi bẻ cành hoa đào về cắm trong lọ, nhỡ ai không bẻ được cành đào thì lấy giấy hồng điều vẽ hình 2 vị thần linh dán ở cột trước nhà, để xua đuổi ma quỷ.

Từ đó, hàng năm, cứ mỗi dịp Tết đến, mọi nhà đều cố gắng đi bẻ cành hoa đào về cắm trong nhà trừ ma quỷ. Lâu dần, người Việt quên mất ý nghĩa thần bí của tục lệ này, không còn tin mấy ở ma quỷ thần linh như Tổ tiên ngày xưa. Ngày nay, hoa đào hoa mai tươi thắm khắp nhà nhà vào dịp Tết và sắc giấy đỏ hồng điều với câu đối hòa hợp được trang trí mấy ngày Tết trong không khí vui vẻ, đầm ấm.

Xuân không phải mùa riêng của hoa đào khoe sắc. Nhưng không biết tự bao giờ, nàng Xuân đã chọn loài hoa e ấp nụ cười, ửng hồng cánh mỏng và mảnh mai dáng hình này để mỗi năm một lần hoá thân về với nhân gian.

Ngày thường, chẳng ai để ý đến một loài cây cành lá bơ phờ, héo rũ, thân cành xù xì, qua đông càng quắt lại, đứng khẳng khiu, âm thầm như sắp lụi tàn trong sương giá. Vậy mà chỉ một sớm mai kia, ta bỗng thấy từng nụ, từng nụ hoa chúm chím, từng lộc biếc non tơ như đang ngậm cả mùa xuân đất trời. Thoảng gió đông về là chúng bừng lên sắc hồng phơn phớt diệu kỳ. Giữa trăm hoa muôn hồng ngàn tía, đào hoa kia dẫu bé nhỏ, chẳng kiêu sa nhưng sắc vẻ mơn mởn như má đào con gái, căng tràn sức sống tuổi dậy thì, quả xứng đáng là biểu tượng của mùa xuân, mùa khởi đầu cho một vòng quay bất tận của đất trời.
Nếu đào được mệnh danh là “báo xuân hoa” thì mực tàu giấy đỏ dường như cũng có mối giao cảm kỳ lạ với đất trời. Thứ chữ của Thánh Hiền vốn ung dung, tự tại ấy vậy mà khi xuân về, nhân sinh lại không ngần ngại phô bày, rực rỡ sắc màu “bên phố đông người qua”, cùng tắm nắng, gội mưa trong tiết trời lất phất, se se lạnh.
Hoa đào và thư pháp như tao nhân, mặc khách không hẹn mà gặp mỗi dịp xuân về..

CHUYỆN KỂ VỀ CÀNH ĐÀO VUA QUANG-TRUNG TẶNG NGỌC-HÂN CÔNG CHÚA

 

Cành đào bích vua Quang Trung gửi báo tin chiến thắng từ Thăng Long vào thành Phú Xuân tặng Ngọc Hân công chúa cách đây 216 năm phải chăng chỉ là một huyền thoại đẹp? Chi tiết này hoàn toàn không có cứ liệu lịch sử! Tuy nhiên, người dân trồng đào Nhật Tân khẳng định đó là một câu chuyện thật 100%. Phần đất đuôi của dinh Lẫm xưa, nơi chuyên trồng đào tiến vua nay hoa đào vẫn rộ mỗi độ gió đông về…

BÍCH ĐÀO - HOA CỦA TRỜI
Áp Tết Ất Dậu, tiết xuân đất Bắc vương vất giá lạnh, lây rây mưa bụi. Giữa một khoảnh đất trồng đào còn sót lại ven Hồ Tây thuộc vùng Nhật Tân, tôi chợt nhớ một hình ảnh đẹp trong lịch sử đã được học: Rằng mùa xuân Kỷ Dậu 1789, sau khi đại chiến quân Thanh, tiến quân vào Ngọc Hồi, vua Quang Trung cho người mang cành hoa bích đào vào thành Phú Xuân tặng Ngọc Hân công chúa. Cành bích đào đó được trồng trên chính vùng đất Nhật Tân - dinh Lẫm xưa, nơi tôi đang đứng cùng ông Nguyễn Văn Sửu – nghệ nhân trồng đào đang từng ngày nơm nớp lo cho số phận cây hoa đào.
Ông Sửu rút chiếc khăn tay ra thấm nước mưa phủ mờ trên cặp kính lão, giọng nói đầy ngậm ngùi: “- Chẳng bao lâu nữa, sắc thắm đào bích chính gốc Nhật Tân sẽ biến mất, nhường chỗ cho các tòa nhà cao tầng biệt thự phục vụ công cuộc mà người ta cho là hiện đại hóa đất nước, bất chấp người dân lên tiếng gìn giữ cây đào truyền thống”. Trước vườn đào, thoắt quên đi cái sự buồn, ông Sửu say sưa kể về những cây đào ông chăm chút gặp được người khách mua tâm đắc.

Ông Sửu đầy hào hứng khi nhắc tới câu chuyện cành đào vua Quang Trung tặng Ngọc Hân công chúa, nhưng niềm vui vuột biến mất trên khuôn mặt ông, ông bảo: “Cho tới nay, các nhà sử học vẫn cho câu chuyện ấy là truyền thuyết. Nhưng cụ nội tôi kể cho ông tôi nghe, ông tôi kể lại với bố tôi, rồi bố tôi kể cho tôi. Bốn đời người, tới nay tôi gần 70 tuổi, vậy mang tuổi tác của 4 đời người ra để so sánh với mốc lịch sử nửa đầu thế kỷ XVIII thì gần lắm! Tôi nghĩ, đôi khi các nhà sử học cũng quên những chi tiết khi ghi chép, và có thể câu chuyện này là một sự quên lãng”

Thứ Hai, 2 tháng 8, 2010

HẰNG NGA, HẬU NGHỆ





Truyền thuyết kể,từ thuở khai thiên lập địa đồng thời vũ trụ xuất hiện mười Ông Mặt Trời...Dân gian giống như lò lửa, sông cây khô cháy, người chết như rạ. Lúc đó có vị thần xạ thủ tên là Hậu Nghệ vì muốn giải cứu lê dân bá tánh, vươn cung xạ dịch bắn trúng chín Ông Mặt Trời. Và chính vì vậy động lên Thiên Đình. Vì muốn chuột tội, người vợ duy nhất của Hậu Nghệ là Hằng Nga đành phải bôn nguyệt thăng thiên, bỏ Hậu Nghệ ra đi. Cặp chồng kia mãi mãi xa cách. Vũ trụ sau nhiều thay đổi, đẩu chuyển tinh di người đời vẫn chưa quên cuộc tình đến chết chưa phai đó và đã đúc một đỉnh thật là to mang cốt truyện Hằng Nga Bôn Nguyệt, Hậu Nghệ Xạ Dịch ghi khắc lên đỉnh đó. Nhưng đáng tiết thế Nguyệt lưu triết, cái đỉnh to năm xưa không biết đã đi nơi nào và lịch sử trở thành truyền kỳ. Truyền kỳ lại thành truyện thần thoại. Thế độc đế Tôn của Hán Cao Tổ Hoài Nam Dương Lưu An cùng với ái thê Phương Hoa tuyệt đại của ông ta là Tòng Nguyệt suốt đời chìm đắm trong  những câu chuyện thần thoại. Hai vợ chồng Lưu An trải qua nhiều năm khảo cổ đào bới tìm kiếm, muốn mang tất cả những câu chuyện thần thoại sưu tập lại, soạn thành sách vở.
Một trận mưa lưu tinh đã làm cho Hán Võ đế thức dậy trong giấc mộng nhưng tai họa vô cùng tận đã tới cho Lưu An. Trong trận mua long trời lỡ đất đó, đất lở gần chỗ Lưu An đã lộ ra cái đỉnh to. Lưu An bảo biết đâu đây là cái đỉnh cổ của Nguyên đế mà dân gian hay đồn đãi. Trên đỉnh ghi chép truyền Hằng Nga Bôn Nguyệt để thực hiện Lưu An cần phải vui vẻ trong người nhưng không biết tại làm sao lại nổi lên sự đắn đo khó hiểu.
Lạc Phong Hầu Loan Đại có xích mích với Lưu An nên thường dùng những tà môn làm mê hoặc Võ Đế. Ông đã du cáo Lưu An có ý đồ bất chánh. Còn vợ chồng Lưu An thì không để ý tới cái chuyện đó. Ở trong lòng của họ Cổ đỉnh là Danh Vật không phải là thần khí hồ uất gì cả.  
Hán Võ Đế dưới sự chỉ dục của gian thần Loan Đại, trong ngày mừng thọ Hoàng Mẫu đã dùng đứa bé sơ sinh của thị vệ Thiên Tính Lưu An làm tế phẩm cúng tế, thậm chí ngay cả đồng nam đồng nữ dùng trong việc vận chuyển đỉnh đồng cũng không được may mắn. Cho nên nhất thời gió tanh mưa máu. Loan Đại rượt đuổi giết vợ chồng Lưu An đã bị sét đánh chết. Cũng trong trận loạn đó vợ của Lưu An bị thiệt mạng. Trước lúc lâm chung Nguyệt nhi còn nói với Lưu An là: nếu anh tìm em dưới đất không thấy thì hãy nhìn lên mặt trăng. Nguyệt nhi đã mơ tưởng rất nhiều về chuyện viết lại những tích mà hai vợ chồng đã tìm được. Lưu An đau buồn muốn tự sát nhưng Nguyệt Nhi hiện thân thì thầm với Lưu An là: Không lẽ anh quên rồi sao, không muốn đi với Tòng Nguyệt viếng cổ Thần Hoàng viết xong truyện của Hằng Nga và Hậu Nghệ hay sao?
-Lưu An nói: Anh đã hứa như vậy nhưng mà Nguyệt Nhi cổ đã chết rồi. 
-Nguyệt Nhi: không lẽ Nguyêt không còn sống trong lòng của anh. Trong lòng anh còn có Tòng Nguyệt.  Vương gia, Tòng Nguyệt chua chết cổ sống trong lòng của anh.
- Lưu An chợt hiểu ra,  và hứa với Nguyệt Nhi viết xong câu chuyện tình về Hằng Nga, Hậu Nghệ lưu truyền thiên cổ.
Lưu An và Tòng Nguyệt từ này thiên nhân khuyết nguyệt. 
Như được tiếp thêm nghị lực Lưu An cầm bút vừa viết vừa đọc.Cang cường... Hằng Nga, Tòng Nguyệt tuy mà một. Ở trong Bôn Nguyệt có ông ta. Lúc đó, Tòng Nguyệt hầu như đã sống lại thật sự. Hai người tiếp tục tình duyên truyền miên cả đời. Hằng Nga Bôn Nguyệt truyền kỳ lưu danh vạn thế. Vừa viết về Tòng Nguyệt vừa làm cô ta sống lại trong lòng của mọi người.
Thượng cổ thần thoại của Lưu An: Ngày xưa, Thiên Đế hạ phàm đã nhiễm bảy sắc dân gian. Tình yêu của Thiên Đế khi khai hoa kết quả đã cho ngài một Hằng Nga xinh đẹp. Tình yêu ấy vốn có quả ngọt nhưng khi Ngài mang nó về trời trở thành trái đắng trong lòng của Thiên hậu. Từ đó Thiên Hậu căm ghét nhân gian. Bà huấn luyện mười đứa con của Bà ( mười Ông Mặt Trời) phải nhiễu lọan nhân gian không ngừng. 
 Hậu Nghệ vốn là tiên trên trời, hết lòng thương yêu Hằng Nga. Thiên Hậu biết được việc đó, Bà muốn trả thù Thiên Đế đã phản bội Bà nên tìm cách chia rẻ Hằng Nga và Hậu Nghệ. Nhân lúc Thiên Đế muốn thả quái vật giao long ra.Thiên Đế nghĩ mọi chuyện đều có nhân quả tuần hòan, cho nên thả yêu vật ra để chúng thành tựu những thành khác.  Hậu Nghệ ngăn cản. Thiên Hậu lấy cớ đó cho là cải lệnh trời nên phạt người xuống trần gian. Khi mới xuống trần Hậu nhận Ông Bà Phùng Đại Má làm cha mẹ.Những ngày sống ở dân gian Hậu Nghệ càng thấy dân gian hữu tình. Nhưng cuộc sống ngừoi phàm không như người tưởng, bên trong có rất nhiều nghi kỵ và mưu trứơc. Hậu Nghệ giáng phàm thì Thiên Hậu cũng cho thả quái vật Giao long ra để đi gây chiến với Hậu Nghệ. cảnh lầm than của nhân gian cũng xảy ra từ đó. Sở dĩ quái vật lọng hành như vậy là do có sự tiếp sức của chín Ông mặt trời và Thiên Hậu. Trong số mười Ông Mặt Trời có một ông cửu mặt trời có tấm lòng bao dung, luôn chống lại Thiên Hậu và chín Ông mặt Trời kia. Chàng đã sang sẽ nguyên thần của mình trong việc Hằnng Nga hạ phàm.Bởi Hằng Nga là Bổn Nguyệt công chúa là con của Thiên đế và phàm dân và cũng là người em thương yêu nhất trong lòng cửu mặt trời đó.
 Hậu nghệ cũng là tiên trên tiên trên Trời, vốn tài giỏi bắn cung.  
Sau khi được thả ra yêu quái Giao Long luôn bám theo phá rối Hậu Nghệ. Những ngày ở phàm gian Hậu Nghệ là anh em của Phong nhi (Hà Bá). Phong nhi sau khi bị giao Long giết chết được thành tiên, làm Hà Bá chấn giữ sông Hòang Hà, đồng thời bị Đại Ông mặt trời khống chế.  
Hằng Nga thiên định tâm linh tương thông với Hâu Nghệ nhưng Vương Mẫu muốn trả thù Ngọc Đế nên hứa gả Hằng Nga cho Hà Bá, để chia cắt mối nhân duyên này.
Mặc dù Hậu Hậu Nghệ là người phàm nhưng Tây Vương mẫu tấm lòng bát ái bao la. Bà trợ giúp cho Hậu Nghệ xây thang lên Trời để cầu hôn Hằng Nga. Còn Vương mẫu nương nương tương kế tửu kế. Một mặt nhận lời của Hậu Nghệ mặt khác tráo giả Hà Bá làm Hậu Nghệ. Khi phát hiện sự việc Hằng Nga nghĩ Thiên địa dân gian không có chỗ dung thân của Hằng Nga, liền bay đến rút trấn Thanh kiếm tính tự sát. Cảnh tình căng thẳng, Hà Bá mới hiểu lẽ nên đòi chết thay cho Hằng Nga. Vừa lúc đó Hậu Nghệ cũng lên tới trời bị Vương phát hiện Bà lập kế kêu Hậu Nghệ làm một việc cho Hắng Nga: Là Hậu Nghệ phải tới thủy đạo ngầm ở tại chân trời gốc của Biển, ở chốn Đông Tây, nơi quỷ thần giao giới, lấy cho Bà một gáo nước. Đó là chỗ cây cột Trời Cộng Công đã sô ngã Bất Châu Tiên. Ở đó Trời đất nghiên về phía đông nước chảy về phía đông, tinh tú đông thăng tây di. Nước ở chỗ đó là thần thủy cũng là đồng thủy. Chỉ cần linh khí ở trong nước đủ mạnh lập tức có thể dung hòa, hóa giải độc tánh. Bà còn nói trước khi lấy nước Hậu Nghệ phải uống thử coi có nước đó như Bà nói không. Vương mẫu muốn lừa dối Hậu Nghệ là lấy linh thủy đó để luyện tiên đơn có công lực mạnh hơn Bàng Đào của Tây Vương mẫu. Để Vương mẫu địch với Tây Vương mẫu. Thật ra, đó là nước vong tình thủy. Uống vào mất trí nhớ, quên hết quá khứ. Bà bịa chuyện ra như vậy để gạc Hậu Nghệ mà thôi.
Tự sát không xong mà Hằng Nga củng không biết tung tích Hậu Nghệ ở đâu nên suốt ngày buồn bả. Thấy vậy Tây Vương mẫu nghĩ ra cách hỏa kiếp để giúp Hằng Nga giáng phàm để đi tìm Hậu Nghệ. Tây Vương mẫu cũng rất đắn đo bởi vì trải qua hỏa kiếp, phải trải qua sanh lão bệnh tử nếu không khéo thì Hằng Nga sẽ tan thành mây khói. Khi chuyển thế làm người trong vòng bảy bảy bốn mươi chín ngày phải tìm cho được chân ái thì mới kể như công đức viên mãn, nếu trong tình thế đó có chút trở ngại thì Hằng Nga sẽ trở thành tro bui, tiêu diệt ở trần thế, dù cho trời đất có trùng phùng cũng không cứu được Hằng Nga. Hằng Nga một mục quyết chí hạ phàm đi tìm Hậu Nghệ.
Trước tiên Tây Vương mẫu cho Hằng Nga uống tán Tiên Thủy để giúp cho Hằng Nga thích ứng được tam vị chân hỏa. Có thể từ từ bớt tiên khí. Khi trừ tiên khí đi thì tinh hư hao cho nên phải bổ xung quỳnh hương ngọc lộ thì Hằng Nga không còn giống như ngày xưa không ăn không uống nữa. Cửu Mặt trời đã hy sinh nguyên thần để luyện tam vị chân hỏa cho Hằng Nga.Khi Hằng Nga uống tam vị chân hỏa phải chịu qua cái nóng kinh khủng xuyên qua thân hình thái dương trong ngòai như đốt, hao tận tiên khí mới trở thành trần gian. Ngọc Đế còn phải động lòng mà khuyên Hằng Nga : '' Chân ái nan tầm đó''. Ngọc Hòang giúp cho Hằng Nga hạ phàm. 
Khi Hằng Nga hạ tới phàm gian thì Hậu Nghệ bị uống Vong tinh thủy mất hét ký ức trong lúc đi lấy thần thủy gặp nạn. Hà Bá thì bản tính nhân từ nhưng Đại mặt Trời khống chế, không tự chủ được. Há Bá yêu thương Hằng Nga với lòng ganh tị nên càng làm cho Hằng ở trần giang gặp phải gian khổ trùng trùng. Thời gian 49 ngày của Hằng Nga ở trần gian đã tới, nhưng chân ái vẫn chưa đoàn tụ được. Trong lúc sắp tan thành mây khói mà lòng luôn lo nghĩ cho Hậu Nghệ vì thân bất do kỷ. 
Hằng Nga đoạn trường như thế mà cũng phải gánh chịu nghiệp tan thành mây khói. Lúc đó Ông Cửu mặt trời đem tiên dược xuống cho Hậu Nghệ ăn để phục hồi trí nhớ.  Khi nhớ lại mọi chuyện, Hậu Nghệ dùng hết chân tình của mình lại bắt thang lên Trời tìm Tây Vương mẫu cứu Hằng Nga. Sau khi bị một trận đòn nên thân Tây Vương Mẫu cho biết là trong vòng bảy ngày phải tìm cho được nguyên thần của Hằng Nga đồng thời Hậu Nghệ phải chịu phân thân ra thì mới cứu sống được Hằng Nga. Hằng Nga được các Tiên Điệp, Phục Hy, Lạc Tân giúp tìm lại được nguyên thần. Cuối cùng Hằng Nga được sóng lại. Nhưng Hai người còn phải đươn đầu với Thiên Hậu và nỗi khốn khổ chúng sanh. Bởi vì Thiên Hậu Nghĩa Hòa đã lập lời nguyền trừ khi Hằng Nga và Hậu Nghệ thành tiên trở lại đời đời kiếp kiếp không thể tương tụ. Lúc vĩnh tuyệt đó cũng là ngày Bà thất bại diệt thế với cách tái tạo nhân gian. Kiếp số ở nhân gian cũng kiếp của Hằng Nga, Hậu Nghệ trải qua. Trong lúc lập thề nguyền, Bà cấm quả cung tiển ở hai nơi. Mũi tên cắm ở cực âm, quả cung cắm ở cực dương. Cần Hai người phải chia cắt hai nơi đồng tâm rút lên cùng một lúc. Có như vậy mới hóa giải lời nguyền của Thiên Hậu. Đó là mạng số của hai người. Hằng Nga, Hậu Nghệ nuốt hai viên tiên dược: một âm một dương. Một nam, một bắc để hộ thân lấy khí thế rút quả cung quyết tiển ra.  Uống xong tiên đơn, Hằng Nga bay đế chỗ cực âm để rút mũi tên, còn Hậu Nghệ đến chỗ cực dương để rút hỏa cung. Khi hai người lấy được hỏa cung tiển  thì đó cũng chính là ngày Hằng Nga, Hậu Nghệ vĩnh tuyệt. Hằng Nga sẽ bay lên nguyệt cung còn Hậu Nghệ đi bắn mấy Ông mặt trời. Nhưng Hậu Nghệ đựợc Cửu mặt trời tiếp tay nên chỉ bắn được chín Ông mặt trời còn lại một Ông thập mặt trời út mà thôi. Vậy mà Thiên Hậu còn muốn tái tạo để diệt trùng tạo nhân thế.  Bà muốn làm quyền cả thế gian.Ông thập mặt trời út bây giờ cũng không đồng tình với Bà nữa.Ông mặt trời út nói ngày xưa những tưởng:'' trật tự tại thiên thượng nhân gian đều ai trị bằng quyền lợi nhưng từ khi thấy Hằng Nga, Hậu Nghệ vì muốn cứu chúng sanh nên đành phải chịu chia cắt. Từ đó cảm nhận được nhân gian hữu tình. Nhưng Thiên Hậu lại vô tinh?...'' Và cũng từ đó Hậu Nghệ  mãi mãi sẽ ở lại nhân gian. Còn  Thiên Hậu bị Thiên Đế trục xuất vào đông không đáy để hối lổi. Ông Mặt Út được Thiên điều đi thái dương cung để chiếu sáng nhân gian. Hằng Nga Bôn Nguyệt, Hậu Nghệ  xạ dịch, hai người đã hy sinh hạnh phúc riêng của mình đổi lại sự sống cho thế gian. Từ đó trần gian mới có ngày có đêm. Đó là do công của hai người nguyện trở thành phụng hoàng trong biển lửa, cùng sống bên nhau, cùng chết bên nhau. Thiên Đế đến đối với sự hy sinh của Hậu Nghệ và Hằng Nga vô cùng cảm động cho nên thỏa mãn yêu cầu của Phục Hy để cho Hằng Nga, Hậu Nghệ có tái phục duyên phu thê. Truyền thuyết Hằng Nga, Hậu Nghệ cứu thế, mối tình đến chết không phai của họ đã được Lưu An ghi chép. Nhưng mà thật đáng tiếc, Quyển Sanh Hòang Nam Tử chỉ còn có Nội Hiệp Nhất Huy còn những phần khác đều bị mất hết