
Lương Vũ Đế
Hoàng đế Trung Hoa (chi tiết...)
Hoàng đế nhà Lương
Trị vì 502 – 549
Tiền nhiệm triều đại thành lập
Kế nhiệm Giản Văn Đế
Tên thật
Tiêu Diễn
[hiện]Niên hiệu
Thụy hiệu Vũ đế (武帝)
Miếu hiệu Cao Tổ (高祖)
Triều đại Nam Lương
Thân phụ Tiêu Thuận Chi
Thân mẫu Trương Chí Nhu
Sinh 464
Mất 549 (85 tuổi)
An táng Tu lăng
Lương Vũ Đế (梁武帝) (464-549), tên thật là Tiêu Diễn (蕭衍), tự là Thúc Đạt (叔達), tiểu tự là Luyện Nhi (練兒), vị hoàng đế sáng lập ra nhà Lương trong lịch sử Trung Hoa. Ông đã trị vì từ năm 502 đến năm 549. Thời kỳ trị vì của ông ổn định và thịnh trị nhất của Nam triều. Ông cho mở mang Nho giáo, khảo thí và phát triển nghệ thuật.
Hầu Cảnh chiếm kinh đô Kiến Khang, kiểm soát chặt Lương Vũ Đế và người kế vị ông là Lương Giản Văn Đế và thao túng việc triều chính. Lương Vũ Đế đã qua đời khi đang bị quản thúc tại gia, một vài sử gia cho rằng Lương Vũ Đế bị Hầu Cảnh giam đói đến chết.
Niên hiệu
Niên hiệu trong thời gian trị vì của Lương Vũ đế (Niên hiệu - chữ Hán - thời gian):
Thiên Giám (天監) (502-519)
Phổ Thông (普通) (520-527)
Đại Thông (大通) (527-529)
Trung Đại Thông (中大通) (529-534)
Đại Đồng (大同) (535-546)
Trung Đại Đồng (中大同) (546-547)
Thái Thanh (太清) (547-549)
Lương Vũ Đế—Vị vua xuất gia đầu tiên của Trung Quốc
Lương Vũ Đế (464-549), tên thật là Tiêu Diễn, sinh ra tại Nam Lan Lăng Trung Đô Lý vào thời Nam triều (420-589). Tiêu Diễn trị vì trong 48 năm và băng hà năm 86 tuổi. Ông là một trong những hoàng đế sống lâu nhất trong lịch sử Trung Quốc, chỉ đứng sau hoàng đế Càn Long (1711-1799) đời nhà Thanh.
Lương Vũ Đế
Theo quyển Tư Trị Thông Giám, một quyển sách cổ ghi chép lịch sử Trung Quốc, Vũ Đế “có một kiến thức uyên bác và thông thạo trong các lĩnh vực văn chương, thuyết âm dương ngũ hành, cưỡi ngựa, bắn cung, âm nhạc, viết chữ thư pháp và cờ vây”. Ông đặc biệt tài hoa trong lĩnh vực văn chương và nghệ thuật. Người dân thời đó gọi ông và bảy thư sinh nổi tiếng khác là “bát hữu” (Tám người bạn).
Lúc còn trẻ, Lương Vũ Đế tin vào Đạo giáo. Khi lên ngôi được ba năm, ông triệu gọi hai trăm ngàn tu sĩ và giáo dân, tổ chức một hội đồng tôn giáo quy mô lớn và nói rằng ông sẽ “từ bỏ Đạo giáo và trở về với Phật giáo”. Ông hi vọng có thể xây dựng một “đất nước Phật giáo”, trong đó người dân sẽ tập cách từ bỏ danh lợi, vật chất để tìm cách thoát khỏi bụi hồng trần.
Sau khi Vũ Đế quy y Phật giáo, ông đã xuất gia làm hoà thượng, đúng bốn lần, tại chùa Đồng Thái. Năm 527, khi sống trong chùa, ông chỉ sử dụng bình nước, ly và bát bằng đất thô, và đọc tụng kinh Phật hàng ngày từ sáng sớm khi chuông chùa vang lên cho đến khi hoàng hôn buông xuống và tiếng trống vang lên, ông đi quét chùa với các nhà sư khác.
Nhưng một vương triều không thể tồn tại mà không có vua, cho nên sau khi các quan văn võ nhiều lần nài nỉ, Vũ Đế buộc phải về chấp chính.
Tháng 8 năm 529, ông một lần nữa từ chối địa vị và trở lại làm nhà sư ở chùa Đồng Thái.
Các quan đã cố gắng mọi cách để thuyết phục ông, nhưng nỗ lực của họ đều vô ích. Cuối cùng, họ quyết định xoay sở một số tiền mua lại ngôi chùa, đổi lại Lương Vũ đế trở lại ngôi vua năm 529.
Tuy nhiên, nguyện vọng đi tu của ông luôn thúc bách trong lòng. Năm 546, vị hoàng đế 83 tuổi một lần nữa rời cung điện để thành nhà sư. Lần này, các quan đã bỏ số tiền gấp hai lần số tiền trước đây để thỉnh mời ông về.
Một năm sau, ông lại đi tu ở chùa Đồng Thái, lần thứ tư. Ông ở đó 37 ngày trước khi các quan một lần nữa cầu xin vua trở về.
Các vị vua tiếp theo tôn trọng và phát huy truyền thống trọng đạo nên đạo Phật đã lưu truyền rộng rãi và phát triển tới đỉnh cao ở phía Nam Trung Quốc. Từ hoàng tộc truyền ra quan chức, đến những người dân bình thường, cả xã hội như một chỉnh thể đều cảm nhận sâu sắc những lời Phật dạy.
Dịch từ TheEpochTimesvv
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét