Thứ Hai, 28 tháng 6, 2010

HẠ TRI CHƯƠNG


Hạ Tri Chương (chữ Hán: 賀知章; 659 - 744), tự Quý Chân, khi từ quan về làng tự xưng là Cuồng khách, là nhà thơ đời Đường, người Cối Kê, tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc

Đời Đường Trung Tông, Hạ Tri Chương đỗ tiến sĩ vào năm 684, được bổ làm Thái thường bác sĩ. Trong thời Khai nguyên, đời vua Đường Huyền Tông, ông làm Lễ bộ thị lang kiêm Tập hiền viện học sĩ, đổi làm Thái tử tân khách, rồi Bí thư giám. Đầu đời Thiên Bảo, ông xin từ quan về làm đạo sĩ.
Ông cùng với Trương Húc, Trương Nhược Hư, Bao Dung được người đương thời gọi là Ngô trung tứ sĩ (Bốn danh sĩ đất Ngô). Trong quyển Thơ Đường, Trần Trọng San cho biết: "Ở vào thời Sơ Đường, thơ của Ngô trung tứ sĩ không nhiều thì ít đều kế tục di phong phù mỹ của thời Lục Triều, nên được xếp vào phái thơ Ỷ mỹ phái."  Ông là bạn vong niên với Lý Bạch, từng gọi Lý Bạch là "trích tiên" (tiên bị đày). Hạ Tri Chương thích uống rượu, tính tình hào phóng. Ông còn để lại 20 bài thơ, trong đó bài Hồi hương ngẫu thư là nổi tiếng nhất.
Hạ Tri Chương giỏi về văn từ, có tài hùng biện, kiến thức uyên bác và trí nhớ đặc biệt, tự phong hiệu là “ Tứ Minh Cuồng Khách” . Ông mất năm 86 tuổi. Thơ văn của ông phần nhiều phục vụ cung đình. Có một số ít bài thơ xuất sắc phải kể đến là hai bài Hồi Hương Ngẫu Thư của Ông sáng tác khi từ quan về quê thăm nhà sau hơn năm mươi năm xa cách . Bài thơ dạt dào tình cảm, đã diễn tả những nỗi niềm chất phát bộc trực từ con tim và đáy lòng của nhà thơ. Ông đã từ giã quê hương ra đi để mưu tìm công danh sự nghiệp vào những năm còn trai trẻ, và qua bao nhiêu thăng trầm dâu bể của cuộc đời, bây giờ tóc đã rụng thưa, phơ phơ sương điểm, nhưng giọng nói quê cũ của ông vẫn chẳng bao giờ đổi thay, đã chứng tỏ tình cảm của ông vẫn luôn còn gắn bó tha thiết với quê hương cố quận, cho dù sống tha phương ngàn trùng xa cách , tận chân trời góc bể nào… Đã bao nhiêu năm xa cách nơi chôn nhau cắt rún, chắc hẳn không phải là điều ngạc nhiên khi người thơ về thăm quê cha đất tổ và gặp đàn trẻ nhỏ chạy chơi quanh quẩn, nhìn ông như một người khách từ phương xa đến đây :
Còn trẻ ra đi, lão mới về
Tóc thưa cằn cỗi, tiếng còn quê
Trẻ con trông thấy mà không biết
Cười hỏi " Khách từ mô đến tê ? "
Ông về đó để tìm lại những kỷ niệm dấu yêu thời hãy còn thơ ấu, để tìm lại bạn bè thuở hàn vi … nhưng những người bạn cũ đó, nếu may mắn còn sống được đến ngày nay như tuổi của ông thì thật là hiếm có vô cùng. Bạn bè kẻ mất người còn , "bán tiêu ma" (vắng đi một nửa).. nhưng thật ra khó mà tìm được bạn cũ người xưa còn nhớ ông để mà tri âm, kể lại chuyện vui buồn dĩ vãng thời niên thiếu .. Thương nhớ bạn bè xưa để mà suy ngẫm thân phận mình, về chuyện đời lắm nỗi thăng trầm dâu bể .. Tất cả đều đổi thay .. tang điền thương hải. Cuộc đời như giấc mộng, như gió thoảng, mây bay cuối trời .. Có còn lại chăng là cái hình ảnh của thiên nhiên vô thủy giữa cảnh trời đất mênh mông vô tận … mặt Hồ Kính trước nhà vẫn lung linh , sóng nước lăn tăn vẫn còn đó, vẫn còn nguyên vẹn trước gió Xuân, dẫu qua bao cuộc bể dâu :

Năm tháng xa nhà chắc đã lâu
Bạn bè mất nửa, nửa về đâu
Hồ Gương trước cửa lung linh nước
Gió chẳng làm thay gợn sóng sầu
1. Bài thơ Hồi Hương Ngẫu Thư - Kỳ Nhất (nguyên tác) :



Hồi Hương Ngẫu Thư – Kỳ Nhất
Thiếu tiểu ly gia, lão đại hồi
Hương âm vô cải mấn mao tồi
Nhi đồng tương kiến bất tương thức
Tiếu vấn khách tùng hà xứ lai
Hạ Tri Chương

Ngẫu Nhiên Khi Về Quê (Bài Một)
1- Còn trẻ ra đi, lão mới về
Tóc thưa cằn cỗi, tiếng còn quê
Trẻ con trông thấy mà không biết
Cười hỏi " Khách từ mô đến tê ? "
2- Trẻ ra đi, lão mới về
Tóc bông thưa thớt, tiếng quê dạt dào
Trẻ con lạ lẫm lao xao
Hỏi cười " Khách lạ phương nào đến đây? "
Hải Đà

2. Bài thơ Hồi Hương Ngẫu Thư - Kỳ Nhị (nguyên tác):


Hồi Hương Ngẫu Thư (Kỳ Nhị)
Ly biệt gia hương tuế, nguyệt đa
Cận lai nhân sự bán tiêu ma
Duy hữu môn tiền kinh hồ thủy
Xuân phong bất cải cựu thời ba
Hạ Tri Chương

Ngẫu Nhiên Khi Về Quê (Bài Hai)
1- Năm tháng xa nhà chắc đã lâu
Bạn bè mất nửa, nửa về đâu
Hồ Gương trước cửa lung linh nước
Gió chẳng làm thay gợn sóng sầu

2- Quê nhà xa cách tháng năm
Bạn bè thưa thớt biệt tăm phương trời
Mặt Hồ Gương trước ngõ soi
Gió xuân chắc chẳng đổi đời sóng xưa
Hải Đà

Hồi Hương Ngẫu Thư (Thơ phổ nhạc)
Thơ phóng tác: Vương Ngọc Long
(Ý thơ Hạ Tri Chương)
Nhạc: Mai Đức Vinh

Ra đi thuở hãy còn thơ
Tuổi già mới được ngày mơ trở về
Thưa rằng chẳng mất giọng quê
Tóc sương điểm bạc lòng tê tái sầu
Người quen cảnh cũ còn đâu
Bạn xưa chẳng nhận ra nhau...nghẹn ngào
Trẻ con lạ lẫm lao xao
Hỏi cười “ Khách lạ phương nào đến đây ? “
Đời như gió thoảng mây bay
Xa quê nào biết tháng ngày trôi qua
Chơi vơi lá rụng sân nhà
Đìu hiu vườn cũ nhạt nhòa lệ rơi
Long đong góc bể chân trời
Bạn bè đếm được mấy người còn đây
Thoảng nghe con nước thở dài
Lung linh Hồ Kính nhà ai gợn sầu
Mặc đời lắm cảnh bể dâu
Gió Xuân chẳng đổi thay màu sóng xưa …
3.


題袁氏別業
主人不相識,
偶坐為林泉。
莫謾愁沽酒,
囊中自有錢。
 Phiên  âm 
Đề Viên thị biệt nghiệp
Chủ nhân bất tương thức
Ngẫu tọa vị  lâm tuyền
Mạc mạn sầu cô  tửu
Nang trung tự hữu tiền

Dịch thơ  quốc âm    
Đề Viên thị biệt nghiệp, dịch nghĩa  
“Đề thơ riêng tặng nhà họ Viên”
Tình ta với chú2 chửa thâm,
Ngẫu nhiên cùng ngắm suối lâm râm tình .
Buồn chi! _  uống rượu một mình,
Sẵn tiền trong túi cho mình góp vui !.

Ngẫu nhiên viết nhân lúc buổi về làng

Khi đi trẻ,lúc về già
Giọng quê vẫn thế tóc đà khác bao
Trẻ con nhìn lạ không chào,
Hỏi rằng : khách ở chỗ nào lại chơi.
Phạm sĩ Vĩ dịch

 Bài thơ  khi về làng
Hồi hương, nhớ thuở trẻ ra đi
Tóc rụng nghe còn đúng tiếng quê
Gặp mặt trẻ con cười chẳng biết
Hỏi ta mới ở xứ nào về .
Bùi Khánh Đản dịch,


 Về quê tự dưng viết kỳ 1
Bé  đi, già mới về nhà,
Tiếng quê vẫn thế, tóc đà rụng thưa.
Trẻ con trông thấy hững hờ,
Cười ồ, hỏi khách lại từ phương nao.
Trần Trọng Kim  dịch




詠 柳
碧 玉 妝 成 一 樹 高,
萬 條 垂 下 綠 絲 絛。
不 知 細 葉 誰 裁 出,
二 月 春 風 似 剪 刀

Vịnh liễu
Bích ngọc trang thành nhất thụ cao,
Vạn điều thuỳ hạ lục ty thao.
Bất tri tế diệp thuỳ tài xuất,
Nhị nguyệt xuân phong tự tiễn đao.

Dịch nghĩa
Vịnh liễu
Ngọc biếc trang điểm thành một cây cao,
Vạn nhành rủ xuống những sợi tơ biếc.
Chẳng biết những lá mảnh mai đã bị ai cắt mất,
Gió xuân tháng hai tựa chiếc kéo.
Dịch thơ
Vịnh liễu
Trang hoàng ngọc bích một nhành cao
Rủ sợi muôn tơ ánh biếc màu
Lá mảnh nào hay ai cắt xén
Xuân thời ngọn gió bén như dao
4.


Nhà thơ Hạ Tri Chương đời Đường rời nhà từ nhỏ, già mới trở về làng, giọng quê vẫn giữ, nhưng tóc đã phai màu, lũ trẻ trong làng chẳng biết ông là ai, cười hỏi khách từ nơi nào tới? [Thiều tiểu ly gia, lão đại hồi/ Hương âm vô cải, mấn mao tồi/ Nhi đồng tương kiến bất tương thức/ Tiếu vấn khách tòng hà xứ lai?]
(Chú ý cả phần thư pháp trên bức họa).

Thứ Sáu, 25 tháng 6, 2010

LƯU BÁ ÔN

Lưu Bá Ôn (chữ Hán: 劉伯溫), tên thật là Lưu Cơ (劉基, 1311-1375); là nhà văn, nhà thơ và là công thần khai quốc nhà Minh trong lịch sử Trung Quốc. Ông là một trong những nhân vật có nhiều huyền thoại, là người đã đề cao tư tưởng "quan bức, dân phản", đồng thời là tác giả tản văn "Mại cam giả ngôn" nổi tiếng nhằm đả kích giới "thống trị thối nát"

Thân thế và sự nghiệp
Lưu Bá Ôn là người huyện Thanh Điền, tỉnh Chiết Giang. Ông sinh ra trong một gia đình Nho học từng có truyền thống chiến đấu dũng cảm chống lại quân xâm lược Nguyên Mông trước đây. Nhờ siêng học, đam mê đọc sách, ông sớm làu thông kinh sử, văn chương, binh pháp và thiên văn. Đương thời có câu khen ông là: Thông binh pháp ai hơn Tôn Võ - Giỏi thiên văn phải kể Lưu Cơ[1].
Vào cuối đời nhà Nguyên, ông thi đỗ Tiến sĩ, được bổ làm quan; nhưng vì bị chèn ép, chỉ trích nên ông tức giận bỏ về ở ẩn năm 1360.
Khi Chu Nguyên Chương khởi nghiệp, lấy lễ mời ông ra giúp. Ban đầu, Lưu Bá Ôn tỏ ra miễn cưỡng (ông vốn xem các cuộc khởi nghĩa nông dân thời đó là "giặc cướp") và phải nhiều lần được khuyên giải, thúc giục ông mới chịu đi. Tuy nhiên, sau khi triệu kiến Chu Nguyên Chương, Bá Ôn cho rằng mình đã gặp được minh chúa và vì vậy, quyết định theo phò họ Chu. Ông đệ trình bản "Thời vụ thập bát sách" (tức 18 sách lược vận dụng trong tình thế đương thời), liền được Chu Nguyên Chương tán thưởng, ví ông như Trương Lương và cất ngay lên chức Quảng Văn quán Học sĩ. Ông trở thành một mưu sĩ tài ba của Chu Nguyên Chương, giúp Chu Nguyên Chương lần lượt đánh bại các tập đoàn quân phiệt khác như Trần Hữu Lượng và Trương Sĩ Thành, nhiều lần biến nguy thành an. Các chiến thắng quan trọng ở thành Thái Bình, An Khánh, Giang Châu, hồ Bà Dương chống Trần Hữu Lượng, ở Kiến Đức chống lại Trương Sĩ Thành, cùng như việc quy hàng Phương Quốc Trân và nhiều thế lực địa phương khác đều do Lưu Bá Ôn bày mưu tính kế. Đặc biệt tại hồ Bà Dương, ông cùng với Chu Nguyên Chương trực tiếp chỉ huy cuộc chiến và đã một lần cứu thoát Chu Nguyên Chương khỏi bị đạn pháo của quân địch bắn trúng. Chủ trương của Lưu Bá Ôn là "đánh Trần Hữu Lượng trước rồi mới tiêu diệt Trương Sĩ Thành sau" vì ông nhận xét rằng Trương Sĩ Thành là người thụ động, chỉ biết bo bo giữ lấy lãnh địa của mình, trong khi tập đoàn Trần Hữu Lượng là một thế lực hiếu chiến, nguy hiểm và vì vậy cần phải thanh toán ông ta trước để diệt trừ hậu họa. Chiến lược này đã tỏ ra đúng đắn và chứng tỏ Lưu Bá Ôn hiểu rất rõ bản chất của kẻ địch.
Bản thân Trần Hữu Lượng, sau khi bị đánh bại ở Giang Châu, biết mình thua là do mưu kế của Lưu Bá Ôn, đã than rằng:
“Dưới tay ta thiếu một mưa sĩ như Lưu Bá Ôn. Sau này kẻ tiêu diệt ta, chắc chắn chính là Bá Ôn rồi. Chả lẽ ý trời nghiêng về Chu Nguyên Chương, nên mới sai Bá Ôn tới trợ giúp đó chăng ?”
Năm 1367, ông lại bày mưu cho Chu Nguyên Chương chiếm Sơn Đông, Hà Nam, rồi tiến đánh kinh đô của nhà Nguyên là Đại Đô (nay là Bắc Kinh), khiến vua Nguyên Huệ Tông (1333-1370) tháo chạy, triều Nguyên sụp đổ.
Khi đại cuộc đã định xong, Lưu Bá Ôn được giữ chức Ngự sử trung thừa kiêm Thái sư lệnh, tước Thành Ý bá. Kể từ đó ông cùng với Tống Liêm[2](1310-1381) giúp vua chế định mọi công việc, từ khoa cử, hình pháp cho đến lễ nhạc...
Tuy nhiên, do tính tình cương trực, liêm chính, sẵn sàng trừnh trị thẳng tay bất cứ gian thần nào - cho dù đó là "con ông cháu cha" - Lưu Bá Ôn đã gây hiềm thù với nhiều đại thần lúc đó như Lý Thiện Trường và Hồ Duy Dung. Sau thấy Minh Thái Tổ (Chu Nguyên Chương) rắp tâm hãm hại công thần, tháng 8 năm Hồng Vũ thứ nhất (khoảng tháng 10 năm 1368), ông dâng sớ xin từ quan, nhưng mãi đến năm 1371, ông mới được về nghỉ sau khi từ chối ngôi vị thừa tướng. Cũng trong dịp đó, Chu Nguyên Chương đã hỏi ý kiến Lưu Bá Ôn về các "ứng cử viên" thừa tướng như là Lý Thiện Trường, Hồ Duy Dung, Dương Hiến, Uông Quảng Dương và cả chính Lưu Bá Ôn. Bá Ôn đã trình bày những phân tích, kiến giải của mình về bản chất, tính cách, tài năng của mỗi người và cho rằng tất cả đều không thích hợp làm Thừa tướng (kể cả ông). Chu Nguyên Chương cho rằng Lưu Bá Ôn quá cầu toàn, nhưng thực tế cho thấy những nhận định của Lưu Bá Ôn là chính xác, cả Lý, Hồ, Dương và Uông sau này đều gây rắc rối thậm chí là tai họa cho triều đình nhà Minh.
Sau khi từ quan, ông về vùng thôn dã sống ẩn dật, tuyệt đối tránh dây dưa với quan trường và giới quan lại, thậm chí còn yêu cầu bạn bè chỉ gọi mình đơn giản là "Bá Ôn" hay "Bá Ôn huynh" chứ đừng đề cập đến chức tước của mình. Ông cũng không thích được mọi người khen tặng về những chiến công khi xưa. Tuy nhiên, với bản tính cương trực, liêm chính, Lưu Bá Ôn không hoàn toàn có thể bỏ ngoài những sự việc chướng tai gai mắt của cuộc đời. Một lần nọ, ông thấy bọn đào binh Minh Dương nổi loạn tại Đạm Dương, giết người cướp của, tàn hại bá tánh trong khi bọn quan lại địa phương sợ bị trách tội nên không dám báo cáo tình hình. Thế là Lưu Bá Ôn đã nhờ con trai mình là Lưu Liễn viết tấu chương gửi cho triều đình yêu cầu trừng trị bọn chúng. Phe cánh của Hồ Duy Dung đã lợi dụng việc này để viết một tấu chương vu cho Lưu Bá Ôn tội âm mưu xây mộ địa tại Đạm Dương để lợi dụng vương khí ở đây mưu chuyện bất chính và sai Tuần Kiểm ty chiếm đất, xua đuổi dân chúng để lấy đây xây mộ, khiến dân chúng nổi loạn. Chu Nguyên Chương nghe qua rất bực tức nên đã hạ chiếu chỉ cắt hết bổng lộc của họ Lưu. Biết là có người muốn hại mình, nhưng trước tình hình phe đảng của Hồ Duy Dung chiếm lĩnh triều đình Lưu Bá Ôn không thể tự thanh minh cho mình mà buộc phải đến "nhận lỗi" trước mặt Chu Nguyên Chương để tránh họa sát thân. Chu Nguyên Chương thấy vậy nên cũng bỏ qua không truy cứu nữa.
Sau lần đó, Lưu Bá Ôn dọn về ở hẳn tại kinh đô và đóng cửa ở lì trong nhà, không tiếp xúc với ai để tránh tạo cớ cho Hồ Duy Dung vu hại. Tuy nhiên, trước tình hình thời cuộc ngày càng tồi tệ, nhất là khi biết Hồ Duy Dung đã được vua thăng lên làm Thừa tướng, Lưu Bá Ôn buồn rầu mà chẳng bao lâu sinh bệnh. Ông nói:
Hồ Duy Dưng lên làm Thừa tướng, chắc chắn sẽ sinh đại họa, quốc gia sẽ gặp đại loạn, sinh linh lại phải chịu tai ương. Nếu lời nói của tôi không ứng nghiệm, thì đó chính là đại hồng phúc của bá tánh nhân dân. Trái lại, nếu lời nói cửa tôi ứng nghiệm, thì cuộc sống của đông đảo chúng sinh biết làm sao đây ?”
Câu nói đó lọt đến tai Hồ Duy Dung, khiến Hồ càng căm tức và quyết tâm trù dập Bá Ôn. Quá phẫn uất trước nạn quyền thần lộng hành, bệnh tình của ông càng lúc trở nên nguy kịch. Chu Nguyên Chương thấy thế không khỏi thương cảm nên đã đích thân viết biểu văn gởi đến Bá Ôn và phái sứ giả hộ tống ông trở về quê nhà. Có điều, bệnh của Lưu Bá Ôn không hề thuyên giảm và chỉ một tháng sau đó (năm 1375) ông qua đời, hưởng thọ 64 tuổi. Có thuyết cho rằng Hồ Duy Dung đã sai thầy thuốc của mình mang độc dược đến hại chết Lưu Bá Ôn, vì trước lúc Lưu chết, ông nói rằng khi uống thuốc của Hồ Duy Dung mang đến thì thấy trong bụng có một vật cứng như đá, to bằng nắm tay.
Dù bị hãm hại và bạc đãi, Lưu Bá Ôn vẫn một lòng trung thành với triều đình nhà Minh. Lúc lâm chung, Lưu Bá Ôn đã gọi các con trai Lưu Liễn và Lưu Cảnh đến đến, đưa tác phẩm "Thiên văn thư" cho Liễn và một bản tấu chương bàn luận về thế sự, phương pháp trị nước cho Cảnh. Ông dặn Liễn và Cảnh rằng Hồ Duy Dung chuyên quyền bạo ngược thể nào cũng gặp tai họa, vì vậy sau khi Hồ và phe đảng bị diệt trừ thì Liễn và Cảnh hãy đem bản tấu chương cùng "Thiên văn thư" đến dâng cho Chu Nguyên Chương. Đúng như Lưu Bá Ôn dự đoán, khi Hồ Duy Dung và bè đảng nắm hết quyền hành, lộng quyền phách lối, nên bị Chu Nguyên Chương nghi ngờ. Nghi án Lưu Bá Ôn bị hạ độc cũng được cho điều tra lại. Trước tình hình đó, Hồ Duy Dung đã âm mưu làm phản nhưng bị bại lộ, thế là ông ta cùng toàn bộ phe đảng bị Chu Nguyên Chương xử tử. Lúc này, Chu lại nhớ đến Lưu Bá Ôn. Lưu Liễn và Lưu Cảnh nhân cơ hội đó đã vào cung, dâng "Thiên văn thư" cùng bản tấu chương của cha mình cho nhà vua. Nhận thấy tâm huyết của vị lão thần trung thành, Chu Nguyên Chương cảm động nói:
Khi Lưu Bá Ôn còn sống, cả triều đình đều là bọn "Hồ đảng", chỉ riêng có một mình ông ấy là không theo chúng, nên mới bị chúng thư (hạ độc).
Để tri ân lòng trung thành và đóng góp của Lưu Bá Ôn, năm 1380 Chu Nguyên Chương đã hạ lệnh cho con cháu của Lưu Cơ được hưởng tước lộc truyền từ đời này qua đời khác của tước Thành ý Bá. Sau này, vua Minh Vũ Tông cũng đã khen tặng Lưu Bá Ôn là "Độ giang sách sĩ vô song, khai quốc văn thần đệ nhất" (nhà mưu lược có một không hai đã giúp cho triều đình vượt sông bình định thiên hạ, cũng là bậc văn thần khai quốc đứng hàng đầu).
Tác phẩm
Tác phẩm của Lưu Bá Ôn có Thành Ý Bá văn tập, gồm 20 quyển [3], trong đó nổi bật là phần bàn về mưu lược quân sự, mà tiêu biểu là quyển Bách chiến kỳ lược, nêu lên một trăm loại hình tác chiến trong mọi điều kiện, được giới quân sự đánh giá cao.
Trong Lịch sử Văn học Trung Quốc {tập 3) có giới thiệu vài tác phẩm tiêu biểu của Lưu Bá Ôn, tóm lược như sau:
Tản văn
Bài "Mại cam giả ngôn" (Lời người bán cam): thông qua cuộc nói chuyện giữa người bán cam và tác giả, bằng giọng văn sắc sảo, sinh động, mạnh mẽ; truyện đã vạch trần và công kích sự thối nát của tầng lớp thống trị...
Bài "Tùng phong các ký": lời văn điêu luyện, miêu tả thành công hình tượng và âm thanh của cây thông núi, rất xác thực và sinh động...
Tập Úc Li tử, gồm 18 chương (195 thiên), bằng thể văn ngụ ngôn, được viết vào đời Nguyên, khi ông còn ở ẩn.
Trong "Lời tựa", khi nói đến ý đồ sáng tác của tác giả, Từ Nhất Quỳ viết: "có lẽ vì ông muốn uốn nắn cái sai lầm của triều Nguyên, nên gợi ra mà nói". Sách Lịch sử Văn học Trung Quốc cũng có lời bình:
"Trong tập Úc Li tử, chủ yếu tác giả đứng trên lập trường bảo vệ lợi ích của tầng lớp thống trị, để gieo rắc nhiều những thứ, như tư tưởng thống trị, quan niệm đạo đức, quan điểm định mệnh theo phong kiến...Tuy nhiên trong đó có không ít truyện ngụ ngôn đã bóc trần được hành vi tội ác bóc lột và lừa gạt nhân dân của tầng lớp thống trị, công kích sự thối nát, bất lực và lòng tham không đáy của họ, như chuyện Dưỡng thư giả (Người nuôi khỉ), Dưỡng Phong giả (Người nuôi ong)...Về mặt nghệ thuật, trong Úc Li tử, mỗi bài thường ngắn gọn, nội dung sinh động, ngôn từ giản đơn, tự nhiên và đều có khả năng đứng độc lập vì chỉ được liên kết nhau qua lời bàn của nhân vật Úc Li Tử.
Thơ ca
Nhìn chung, lời thơ mộc mạc, hào phóng, hùng hồn mang phong cách thơ cổ, làm khơi dậy dòng thơ phục cổ sau này. Sách Lịch sử Văn học Trung Quốc đánh giá:
"Nhờ gần gũi nhân dân, nên trong các tác phẩm thơ ca của ông ở thời kì đầu, có không ít bài phản ảnh được hiện thực xã hội, cảm thông được nỗi thống khổ của nhân dân. Như bài Mãi mã từ, Bắc thượng cảm hoài, Tặng Chu Tông Đạo; ông không những chỉ trích gay gắt những quan lại địa phương chiếm đoạt gạo cứu tế, vu cho dân lành là kẻ cướp; mà còn vạch hành vi trần tội ác, thói hay đàn áp của chúng, làm nguy hại đến tính mạng và tài sản của nhân dân. Điểm nổi bật nữa là, qua thơ ca, ông đã chỉ ra một chân lí cuộc sống "quan bức, dân phản"...
Bách chiến Kỳ lược và Thiên văn thư
"Bách chiến Kỳ Lược" là một bộ sách trước tác về lý luận quân sự của Lưu Bá Ôn. Cụ thể, đó là bản tổng hợp và nhận xét của ông sau khi đọc "Võ Kinh" , đồng thời còn tập hợp thêm nhiều tài liệu quân sự khác từ thời Tiền Tần cho tới Ngũ Đại Thập Lục Quốc cùng với một số kiến giải riêng dựa trên kinh nghiệm thực tiễn của mình. Trong tác phẩm, Lưu Bá Ôn đã cực lực phê phán thái độ hiếu chiến và phản đối việc lạm dụng binh lực. Ông cũng đề cao các mặt chiến lược, chiến thuật và chủ trương khi sống trong yên ổn phải nhớ đến hồi nguy nan, khi sống trong bình yên phải nhớ đến hồi loạn lạc, "bên trong phải chấn chỉnh văn đức, bên ngoài phải củng cố võ bị". Ông cũng chủ trương tránh gây thù chuốc oán đồng thời nhấn mạnh việc ly gián, phân hóa quân địch để tiến tới bẻ đũa từng chiếc. Đồng thời, trong xây dựng quân đội, phải thưởng phạt công minh, vừa khen thưởng kết hợp với trừng phạt, giáo dục và tạo dựng lòng tin nơi binh sĩ. Lưu Bá Ôn cũng nêu ra nhiều tình huống quân sự khác nhau cùng các phương hướng tác chiến một cách linh hoạt, cơ động; trong từng vấn đề quân sự, ông đã nhìn từ góc độ tương phản giữa các sự vật để giải thích rõ ràng về các nguyên tắc dụng binh.
"Thiên văn thư" là một tác phẩm bàn về thiên văn và nhân sự, đúc kết từ kinh nghiệm thực tiễn quân sự cũng như từ việc trị quốc nhiều năm của Lưu Bá Ôn. Cả "Thiên văn thư" cùng "Bách chiến Kỳ lược" đều được Chu Nguyên Chương xếp vào dạng "tài liệu tối mật", cấm lưu hành bên ngoài. Đáng tiếc, đến nay cả hai bộ sách đã bị thất lạc, chỉ còn một số bản chép tay lưu truyền trong dân gian mà thôi.
Huyền thoại
"Lưu Cơ truyện" trong bộ Minh sử không ghi chép gì về thuật phong thủy của ông. Nhưng dân gian thì lại lưu truyền rất nhiều chuyện, như chuyện Lưu Cơ chọn đất xây cung điện (chép trong "Anh liệt truyện"), hay chuyện ông cùng các thầy phong thủy huyện Hải Diêm bàn luận về long mạch ở Trung Quốc (chép trong "Lạc dao tư ngữ") v.v...
Đề cập đến vấn đề này, sách Bí ẩn của phong thủy có lời bình:
"Lưu Cơ về ẩn dật ở quê, nghe nói ông bị Hồ Duy Dung sai thầy thuốc đầu độc mà chết. Trong con mắt các thầy phong thủy, Lưu Cơ là bậc thầy về thần cơ diệu toán, là nhân vật để lại dấu ấn trong lịch sử phong thủy. Với một “thần nhân” như vậy mà không hiểu làm ăn thế nào, để đến nỗi cuối đời, bị bất hạnh, thậm chí bị đầu độc mà chết? Xem ra, thuật phong thủy không cứu nổi con người.
Sau khi có lời bàn tương tự, hai tác giả là Đại tá Trần Ngọc Thuận & Trần Thanh Loan đã kết luận rằng:
"Lưu Bá Ôn, lúc già bị thất sủng, bị bệnh tật và bị đầu độc chết, Nhân sinh khó tránh thiên mệnh, thế sự suy vi nhân vô thập toàn.Qua đó cho rằng ông chán cảnh đời chán cảnh vua tôi bạc tình đa nghi cho bậc trung thần cứu quốc. Quyết chí đi về cõi thiên thu lánh sự thời gian gian"

Thứ Ba, 15 tháng 6, 2010

TRIỆU MẠNH PHỦ - TRIỆU TỬ NGANG

d2002 10 jpg 450x394 Triệu Mạnh Phủ   Danh họa đời nhà Nguyên

d2002 11 jpg 450x323 Triệu Mạnh Phủ   Danh họa đời nhà Nguyên

d2002 12 jpg 450x187 Triệu Mạnh Phủ   Danh họa đời nhà Nguyên

d2002 13 jpg 450x207 Triệu Mạnh Phủ   Danh họa đời nhà Nguyên

d2002 14 jpg 450x242 Triệu Mạnh Phủ   Danh họa đời nhà Nguyên

Triệu Mạnh Phủ, con cháu đời sau của vua Huy Tông đã rạng danh trong làng nghệ thuật hội họa bởi phong cách mạnh mẽ, sinh động. Là một hậu duệ của hoàng thân triều Tống, nhưng ông rất được trọng dụng dưới triều Nguyên.

heo “Lễ nghĩa trung tiết” của Trung Quốc, với thận phận là hậu duệ Tống triều, nếu ông ra làm quan cho triều đình nhà Nguyên thì chẳng còn điều ô nhục nào bằng. Vì thế, trong lòng ông luôn rất mâu thuẫn và khổ tâm. Ông đã từ chối chốn quan trường, sống cuộc đời ẩn dật.

Trong suốt thời gian đó, Triệu Mạnh Phủ dành sức sống dồi dào trong tâm hồn cho nghệ thuật. Với tâm trạng này, trong ông như luôn trào dâng những dòng chảy nghệ thuật, góp phần đưa ông đến thành tựu rực rỡ và những giá trị đặc trưng trong nghệ thuật hội họa.

Chủ trương trong hội họa của Triệu Mạnh Phủ bao gồm phong cách mộc mạc và phong cách “thư họa đồng pháp”, tức là tranh vẽ như viết. Ông không đồng tình với phong cách hội họa “màu sắc đậm, nét bút mảnh và tỉ mỉ” thời Tống. Ông ưa chuộng những nét vẽ mạnh mẽ, đơn giản, trang nhã, cao thượng. Theo ông, như thế mới thật sự là những tác phẩm đẹp.

Đa số các tác phẩm của ông đều là mang phong cách “thư họa đồng pháp”. Ông mượn những thủ bút trong thư pháp để thể hiện sự phong phú trong nghệ thuật vẽ tranh.
Triệu Mạnh Phủ sáng tác rất nhiều tác phẩm, nhưng nổi tiếng là bức tranh “Thủy thôn”. Đây là một bức tranh thủy mạc thuần túy, miêu tả cảnh đồng hoang của một thôn quê miền núi vùng Giang Nam. Những đồi cát nhấp nhô, cây cỏ lưa thưa, thấp thoáng vài chiếc thuyền đánh cá, cảnh tượng đang hiện ra trong sự mờ ảo của một cơn mưa bụi.

Danh họa đời Đường Đổng Kỳ Xương đã từng có những khái niệm sơ khai về tranh thư họa, nhưng mãi đến đời Nguyên thì Triệu Mạnh Phủ mới là người phát triển và đưa phong cách tranh thư họa lên chiếm vị trí thượng phong. Chỉ là những dấu vết được để lại sau sự tiếp xúc nhẹ nhàng như chớp giữa bút và giấy, lập tức hình ảnh sông núi, tùng bách, hoa cỏ được hiện ra rất uy nghi, tráng lệ nhưng vô cùng trang nhã, phù hợp với tính cách ưa chuộng sự thanh nhã của người Trung Quốc khi đó.
Dần dần, phong cách này đã ảnh hưởng đến tầng lớp danh nhân, văn sĩ đời Nguyên. Mọi người đều muốn đạt được sự tự do về tinh thần trong cuộc sống và truyền đạt nguồn cảm xúc đó vào trong tác phẩm của mình. Và đó chính là cái hồn mà Triệu Mạnh Phủ đã thả vào dòng tranh mới của ông. Mỗi một chi tiết nhỏ trong tranh đều được ông cảm thụ và phát triển lên một bước mới, và phong vị trong tranh của ông đã tồn tại qua một thời gian rất dài.
Nền hội họa của phương Đông và phương Tây có sự phân hóa theo 2 xu hướng ngày càng rõ rệt. Phong cách của người phương Tây là thích miêu tả thế giới tự nhiên khách quan, nhưng người Trung Quốc lại chú trọng đến cái tình, cái ý trong tranh.
Đối với người Trung Quốc, họa gia là người sẽ có sự cảm thụ tinh tế, tuyệt vời từ thế giới bên ngoài, để rồi sau đó, họ mới có thể nắm bắt cảm xúc đó và thể hiện được vào trong tác phẩm của mình. Họ còn được ví là “bậc thầy tạo hóa”. Điều này có nghĩa rằng, người họa sĩ sẽ quan sát thế giới tự nhiên từ góc nhìn của mình, bằng những cảm xúc rất riêng của mình, để rồi sau đó họ sẽ đưa cảm xúc vào bức tranh.
Những danh họa tiếp bước Triệu Mạnh Phủ gồm có Huỳnh Công Vọng, Nghê Toán, Vương Mông và Ngô Trấn. Bốn nhân vật này còn được gọi là “Nguyên tứ gia”, đại diện cho thời kỳ nghệ thuật hội họa đạt đến đỉnh cao thành tựu. Một trong những tác phẩm tiêu biểu của họ mà người đời sau rất xem trọng là bức “Phú xuân sơn cư đồ”. Hiện, bức tranh này đang được trưng bày trong Viện Bảo tàng tỉnh Chiết Giang và còn được gọi là “Trấn quán chi bảo”. Bức “Trấn quán chi bảo” này chỉ là một nửa của bức “Phú xuân sơn cư đồ”. Một phần nửa sau đang được trưng bày ở Viện Bảo tàng Cố cung Đài Bắc.
Gia Nữ (THV)
Nguồn: Báo Giác Ngộ
   

Thứ Sáu, 11 tháng 6, 2010

TRẦN BÁ TIÊN

Emperor Wu of Chen.jpg
Trần Vũ Đế (chữ Hán: 陳武帝), tên thật là Trần Bá Tiên (陳霸先) 503-559) là vị vua đầu tiên, người sáng lập ra nhà Trần thời Nam-Bắc triều trong lịch sử Trung Quốc.

Xuất thân
Trần Bá Tiên xuất thân nhà nghèo, ông trưởng thành dưới thời Lương Vũ Đế Tiêu Diễn. Thời trẻ, ông làm lý trưởng làng Hạ Nhược, huyện Trường Thành (nay là huyện Trường Hưng, tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc).
Sau đó, ông được cất nhắc làm lại ở huyện Trường Thành, rồi theo thứ sử Quảng Châu nhà Lương là Tiêu Anh làm chức tham quân, sau đó là đô đốc Tây Giang, thái thú Vũ Bình.
Đại chiến nước Vạn Xuân
Lý Nam Đế
Năm 541, Lý Bí khởi binh ở Giao Châu, đuổi thứ sử Tiêu Tư, xưng là Lý Nam Đế, lập ra nước Vạn Xuân. Lương Vũ Đế mấy lần phái quân đi đánh đều bị thua trận.
Tháng 6 năm 545, Lương Vũ Đế phong Dương Phiếu làm thứ sử Giao Châu, cử Trần Bá Tiên làm tư mã; thứ sử Định Châu là Tiêu Bột cùng họp với Dương Phiếu ở Tây Giang sai đi đánh nước Vạn Xuân. Tiêu Bột biết ý các tướng sĩ sợ phải đi đánh xa nên nói dối để Dương Phiếu ở lại. Dương Phiếu tập họp các tướng lại để hỏi mưu kế. Trần Bá Tiên nói:
"Quan Thứ sử Định Châu muốn tạm an nhàn trước mắt, không nghĩ đến mưu kế lớn, túc hạ vâng mệnh vua đi đánh kẻ có tội, dù sống chết thế nào cũng không quản ngại, lẽ nào dùng dằng không tiến quân để nuôi cho thế giặc thêm mạnh mà làm cho quân mình nản chí hay sao?".
Bá Tiên liền thúc quân mình đi trước. Dương Phiếu cử Bá Tiên làm tiên phong. Quân Lương đến Vạn Xuân, Lý Nam Đế mang quân ra đánh bị thua nặng, chạy sang thành Gia Ninh. Quân Lương tiến vây thành.
Mùa hạ năm 545 Phạm Tu giữ thành cửa sông Tô Lịch chống trả quyết liệt quân Lương, ngày 20 tháng 7 năm đó, Phạm Tu hy sinh ở trận tiền. Ít lâu sau thành bị vỡ.
Tháng giêng năm 546, thành Gia Ninh vỡ, Thái phó Triệu Túc tử trận, Lý Nam Đế chạy đi Tân Xương là vùng của người Lạo và chiêu mộ thêm được nhiều binh lính, uy thế lại tăng lên.
Tháng 8, Lý Nam Đế lại đem quân từ trong xứ người Lạo ra, đóng đồn ở hồ Điển Triệt. Quân Lương lo sợ, cứ đóng ở cửa hồ, không dám tiến. Trần Bá Tiên bảo các tướng:
"Quân ta ở đây đã lâu, mà lại không có quân tiếp viện. Bây giờ đã đi sâu vào trong nước người ta, nếu một trận đánh nào bất lợi, còn mong gì sống mà về được nữa? Chi bằng bây giờ nhân dịp quân địch đang thua luôn mấy trận, lòng người chưa cố kết, ta nên liều chết gắng sức quyết đánh bằng được. Nếu vô cớ cứ đóng ở đây thì việc hỏng mất!"
Các tướng nhà Lương không ai trả lời. Đêm hôm ấy, nước sông bỗng lên to đến bảy thước, chảy rót vào trong hồ. Trần Bá Tiên đốc thúc quân bản bộ mình theo dòng nước tiến đi trước. Quân Lương đánh trống, reo hò, kéo tràn vào. Quân Lý Nam Đế mới tập hợp, bị đánh úp nên tan vỡ.
Lý Nam đế lại rút lui về giữ trong động Khuất Lạo, điều chỉnh binh lính, mưu tính chiến đấu về sau. Ông giao lại binh quyền cho Tả tướng quân Triệu Quang Phục.
Triệu Quang Phục
Anh Lý Nam Đế là Lý Thiên Bảo cùng với tướng cùng họ là Lý Phật Tử đem 3 vạn người vào Cửu Chân. Trần Bá Tiên đuổi theo đánh, Thiên Bảo bị thua, bèn thu nhặt quân còn sót được vạn người chạy sang đất người Di Lạo ở Ai Lao.
Triệu Quang Phục liệu thế không thể dùng sức thắng được Trần Bá Tiên, bèn lui về giữ đầm Dạ Trạch ở huyện Chu Diên, là nơi cỏ cây um tùm, bụi rậm che kín để cố thủ. Ban ngày, Triệu Quang Phục ra lệnh tuyệt không để khói lửa và dấu người, ban đêm dùng thuyền độc mộc đem quân ra đánh doanh trại của quân Bá Tiên, giết và bắt sống rất nhiều, lấy được lương thực để làm kế cầm cự lâu dài. Bá Tiên đuổi theo hút mà đánh, nhưng không thể tiến sâu vào trong đầm lầy được.
Năm 548, trong lúc Trần Bá Tiên đang cầm cự với quân Vạn Xuân thì nước Lương có loạn, ông được lệnh mang quân về cứu Vua Lương.
Dẹp loạn Hầu Cảnh
 Hầu Cảnh
Đến giữa thế kỷ 6, Trung Quốc thời Nam-Bắc triều chia làm 3 nước: phía nam là nhà Lương, phía bắc chia hai: nhà Tây Ngụy dưới tay quyền thần họ Vũ Văn và nhà Đông Ngụy dưới tay quyền thần họ Cao.
Hầu Cảnh là đại thần Đông Ngụy, phản Đông Ngụy theo Lương. Bất chấp nhiều lời can gián, Lương Vũ Đế vẫn thu nhận Cảnh. Cảnh lợi dụng mâu thuẫn giữa các con cháu Lương Vũ Đế muốn giành ngôi bèn phản Lương năm 548. Cảnh mang quân đánh chiếm Kinh thành Kiến Khang, vây Vũ Đế chết đói ở Đài Thành (Cung Thành, Nam Kinh) tháng 3 năm 549 rồi lập Tiêu Cương lên ngôi, tức là Lương Giản Văn Đế.
Năm 548 khi đang sắp sửa kéo quân về cứu giá Lương triều thì Bá Tiên được tin Thứ Sử Quảng châu là Nguyễn Cảnh Trọng đang bí mật chuẩn bị theo phe Hầu Cảnh. Thế là xung đột giữa Bá Tiên và Cảnh Trọng nổ ra công khai ngay lập tức. Năm 549, Bá Tiên đánh bại Cảnh Trọng và mời Tiêu Bột làm Thứ Sử Quảng Châu. Như thế là mặt phía Nam đã tạm ổn nên Bá Tiên lại tính đến chuyện Bắc tiến, nhưng ông vẫn biết rằng vẫn còn nhiều khó khăn trước mặt vì trên đường bắc tiến, nằm giữa châu Quảng và vùng núi rừng ở phía Bắc ngăn chia lưu vực sông Tích và sông Dương Tử, là châu Hàng. Khi Bá Tiên mang quân đánh Lý Bí năm vào 545 thì có Lan Khâm, thứ sử Hàng Châu và người phụ tá rất tin cậy của ông ta là Âu Dương Nguy đi theo. Khi Lan Khâm chết vì bệnh trên đường đi đến Giao Châu thì Âu Dương Nguy được phép đem thi thể Lan Khâm về Hàng Châu. Sau đó, Âu Dương Nguy được lệnh ở lại canh giữ Hàng Châu để các quan chức tháp tùng Bá Tiên bắc tiến đánh Hầu Cảnh.
Khi Hầu Cảnh giết được Lương Vũ Đế thì ở miền Nam, các quan chức địa phương tranh nhau nổi lên chiếm quyền và giành đất đai; trong số đó có Lan Dụ là em của Lan Khâm đã chết. Lúc đó Lan Dụ đang làm Thứ Sử Cao Châu và có ý rủ Âu Dương Nguy theo y làm phản nhưng Nguy từ chối. Thấy thế Lan Dụ bèn xua quân đánh Âu Dương Nguy ở Hàng Châu nhưng nhờ có Trần Bá Tiên kéo quân đến cứu nguy nên Lan Dụ bị đánh bại. Vì thế sau này Âu Dương Nguy đã giúp Trần Bá Tiên khi ông tiến qua vùng núi Hàng Châu để tiến đánh Hầu Cảnh.Trần Bá Tiên được lệnh mang quân về bắc cứu nạn. Hai bên giằng co trong mấy năm. Năm 551, Hầu Cảnh phế Giản Văn Đế tự xưng đế. Trần Bá Tiên mang quân đánh bại Hầu Cảnh, chiếm lại Kinh thành Kiến Khang. Năm 552, Hầu Cảnh thua trận bỏ chạy, giữa đường bị giết chết.
Tháng 11 năm 552, Trần Bá Tiên và các triều thần lập Hoàng thân Tiêu Dịch lên ngôi, tức là Lương Nguyên Đế. Nguyên Đế giao phó nửa phần phía Đông Trung Quốc, bao gồm cả kinh đô, cho hai vị tướng quân có uy thế nhất trong đó có Trần Bá Tiên; còn vua thì đóng đô ở thành Vũ Hán (Hán Khẩu).
Tình hình miền nam
Miền Nam thì vẫn trong tay Tiêu Bột, khu vực dưới quyền của Tiêu Bột trải dài ra gần 1.000 dặm, mà dân số đăng ký không quá 30.000 người. Năm 552, quyền của Tiêu Bột không ra khỏi giới hạn tỉnh Quảng Tây bấy giờ. Tuy là một người hợp tác cũ với Bá Tiên, nhưng Tiêu Bột lại không được Nguyên đế tin cẩn lắm vì thấy ông chiêu mộ và huấn luyện một đạo quân rất lớn. Hòng phá tan mối nghi ngờ của vua, Tiêu Bột đánh liều về triều yết kiến Nguyên đế và sẵn sàng trả lời bất cứ tội trạng nào mà ông bị cáo buộc nhưng Nguyên đế vẫn giả bộ làm ngơ như không biết ông là ai. Đến năm 554, Nguyên đế sai Vương Lâm, một vị tướng danh tiếng ở miền Bắc xuống thay Tiêu Bột. Vương Lâm trú đóng gần một năm nơi ở Quảng Tây. Khoảng giữa những năm 554-60, khu vực tỉnh Quảng Tây bây giờ lại phần lớn chịu ảnh hưởng Vương Lâm. Cảm thấy bị sức ép từ triều đình do việc bổ nhiệm và trú đóng của Vương Lâm nên Âu Dương Nguy ngày càng ngả theo ý định làm phản của Tiêu Bột. Khi ấy, Âu Dương Nguy đang cai quản Thủy Hưng một địa điểm chiến lược nằm trên đường từ Quảng Châu lên phía Bắc. Tuy nhiên tình hình căng thẳng giữa Vương Lâm và Tiêu Bột đột nhiên tắt ngấm vì Vương Lâm phải vội quay về Bắc do các biến cố quan trọng diễn ra trên đấy. Vương Lâm không quên để Lưu Nguyên Yển, một bộ hạ thân tín của ông, ở lại Quảng Tây. Lưu Nguyên Yển là người được phong chức thứ sử danh dự Giao Châu.
Ngay sau khi Vương Lâm về Bắc thì Tiêu Bột tiếp tục củng cố sức mạnh quân sự. Cuối năm 555, khi Tiêu Bột đang củng cố địa vị ở miền Nam thì Lưu Nguyên Yển lại đem quân trở về Bắc để tìm gặp Vương Lâm. Năm 556, cả Tiêu Bột lẫn Âu Dương Nguy được Trần Bá Tiên thăng chức. Tuy nhiên đến đầu năm sau, khi Trần Bá Tiên đoạt ngôi nhà Lương và chính thức xưng đế nhà Trần, thì Tiêu Bột, vì thuộc dòng dõi hoàng tộc nhà Lương, đã thẳng thừng tuyên chiến. Tiêu Bột ở lại Thủy Hưng và sai Âu Dương Nguy đem quân lên Bắc để đánh tân vương là Trần Bá Tiên nhưng Âu Dương Nguy bị thua và bị bắt. Tin thua trận vừa về đến Thủy Hưng thì bộ hạ của Tiêu Bột vội vã thủ thân ai lo phận nấy. Trong số các bộ hạ này có Trần Pháp Vũ cựu Thứ Sử Hàng Châu và Thứ Sử danh dự Cửu Đức, đã làm phản và giết được Tiêu Bột. Cũng như trước đó Trần Bá Tiên với chức Thứ Sử danh dự Giao Châu, Lưu Nguyên Yển với chức thứ sử danh dự Giao Châu, Trần Pháp Vũ cũng giữ chức thứ sử danh dự Cửu Đức vào năm 557 mặc dầu ông ta chẳng bao giờ ở Cửu Đức, trừ thời gian theo Trần Bá Tiên đi đánh Lý Bí.
Chia ba thiên hạ
Dẹp được loạn Hầu Cảnh, Trần Bá Tiên được phong chức Tư không. Sau loạn Hầu Cảnh, nước Lương vẫn hỗn loạn. Các con cháu của Lương Vũ Đế đều muốn tranh quyền, người dựa vào Tây Ngụy, người dựa vào Bắc Tề (họ Cao đoạt ngôi Đông Ngụy năm 550). Tháng 2 năm 553, Thứ sử Ích Châu là Tiêu Kỷ phản Lương đánh Giang Lăng. Lương Nguyên Đế cầu cứu Tây Ngụy. Tây Ngụy nhân dịp bành trướng, bèn mang quân đánh Ích Châu giết Kỷ, rồi năm 554 đánh giết luôn cả Lương Nguyên Đế, lập tay sai Tiêu Sát làm Lương Vương ở Giang Lăng[1].
Trần Bá Tiên và đại thần Vương Tăng Biện là thông gia, không công nhận Tiêu Sát, lập con Nguyên Đế Tiêu Dịch là Tiêu Phương Trí (Lương Kính Đế) lên ngôi. Lúc đó Kinh thành Kiến Khang chịu sức ép của Bắc Tề, Vua Bắc Tề đưa Tiêu Uyên Minh về lên ngôi, Vương Tăng Biện chấp thuận, Tiêu Phương Trí bị đưa xuống làm Thái tử.
Trần Bá Tiên phản đối chấp nhận sự áp đặt của Bắc Tề, thành ra mâu thuẫn với Vương Tăng Biện. Tháng 9 năm 555, ông mang quân giết chết Tăng Biện, phế Uyên Minh và lập Phương Trí trở lại ngôi vua, tức là Lương Kính Đế. Phe cánh của Tăng Biện chạy sang nương nhờ Bắc Tề.
Trần Bá Tiên được phong làm Thượng thư lệnh, Đô đốc kiêm Thứ sử Nam Từ và Dương Châu. Vua Bắc Tề nghe tin con bài Tiêu Uyên Minh bị phế, bèn mang quân đánh Lương, tới Thung Sơn[2]. Con rể Vương Tăng Biện là Đỗ Kham làm Thứ sử Ngô Hưng cùng em Tăng Biện là Tăng Trí làm Thái thú Ngô Quận nhân thời cơ cũng hưởng ứng Bắc Tề.
Trần Bá Tiên kiên cường chống trả. Gặp lúc nước Lương bị lụt to, ông được các bô lão Giang Nam ủng hộ lương thực đã đánh bại quân Bắc Tề, tiêu diệt Đỗ Kham và Vương Tăng Trí.
Sau chiến thắng đó, uy tín của Trần Bá Tiên rất cao. Tháng 10 năm 557, ông phế Lương Kính Đế lên ngôi, lập ra nhà Trần. Sử gọi ông là Trần Vũ Đế.
Bắc Tề thù hận ông, theo lời cầu viện của con Vương Tăng Biện là Vương Lâm, lấy danh nghĩa giúp cháu Lương Nguyên Đế (Tiêu Dịch) là Tiêu Trang về làm vua ở Dĩnh châu. Trần Vũ Đế phái tướng Từ Đô mang quân đón đánh.
Giữa lúc quân hai bên đang giằng co thì Trần Vũ Đế lâm bệnh mất, thọ 57 tuổi. Vì con ông là Trần Xương đang bị bắt làm tù binh ở Tây Thục nên triều Trần lập người cháu gọi ông bằng chú là Trần Thiến lên ngôi, tức là Trần Văn Đế. Văn Đế xứng đáng nối cơ nghiệp của ông, đánh bại Liên quân Bắc Tề - Vương Lâm và nhiều lực lượng cát cứ khác ở Giang Nam, mở đất đến Tây Thục. Nước Trần do Trần Bá Tiên lập ra cùng các nước Bắc Tề, Bắc Chu[3] chia ba Trung Quốc tới hết thời Nam-Bắc triều.
Ổn định tình hình miền nam
Sau khi Tiêu Bột chết, miền Nam lại rối loạn. Biết được là Âu Dương Nguy cũng có một ít uy danh ở miền Nam nên Trần Bá Tiên quyết định thả ông về và bổ ông làm Thứ sử Hàng Châu kiêm Đô Đốc với quyền hành quân sự trên toàn bộ 19 châu mà trên lý thuyết bao gồm cả hai châu Quảng và Giao. Âu Dương Nguy đem quân về miền Nam nhưng vừa về đến nơi thì Vương Lâm nổi loạn.
Từ năm 557 đến 560, Âu Dương Nguy phải đương đầu với thực lực mạnh nhất của Vương Lâm vào lúc ấy trong vùng Quảng Tây bây giờ và giáp giới Giao Châu. Con của Âu Dương Nguy là Âu Dương Hốt, là người cũng đã từng ở miền Nam, phụ tá cho cha để tìm cách lôi kéo phe Tiêu Bột cũ về quy thuận vì phe này đã rút về Quảng Châu. Trong 10 năm sau đó, họ Âu Dương ở Quảng Châu áp dụng hệ thống gia đình trị và sự trung thành được xét theo từng cá nhân.
Nhưng một tháng sau, Vương Lâm ở trong lưu vực sông Dương Tử lại nổi loạn và miền Nam phải gánh chịu sự cai trị hà khắc của y tới ba năm. Mặc dầu được Tân vương Trần Bá Tiên phong chức vào năm 557, Vương Lâm vẫn ngấm ngầm trung thành với hoàng gia Lương. Được hậu thuẫn của một quan chức ở miền Nam nên năm 558 Vương Lâm tìm cách lôi kéo họ về hẳn phe cánh với ông. Cũng vào năm ấy, Âu Dương Nguy được bổ nhiệm Thứ Sử Quảng Châu, có lẽ vì Trần Bá Tiên muốn mua chuộc lòng trung thành của ông. Khi Trần Bá Tiên mất năm 559, Thứ Sử Quế Châu tức Quảng Tây bây giờ đến quy thuận Vương Lâm nhưng Âu Dương Nguy vẫn trung thành với Bá Tiên và được phong môt loạt chức tước mới và quyền lực cao hơn. Rốt cuộc, đến năm 560, Vương Lâm bị đánh bại và buộc phải về ẩn trốn ở vùng Đông Bắc Trung Quốc. Trong thập kỷ sau, tình hình ở miền Nam được tương đối ổn định dưới quyền cai trị của cha con Âu Dương Nguy.
Khi Viên Đàm Hoãn chết, chức Thứ Sử Giao Châu lại về tay em của Âu Dương Nguy là Âu Dương Thịnh. Chức này của Âu Dương Thịnh lại cũng rõ ràng là một chức danh dự bởi vì hành động duy nhất của ông được ghi lại là việc ông giúp anh ông ta dẹp yên được loạn quân ở Quảng Châu. Điều này gợi nhớ đến vụ bổ nhiệm Trần Bá Tiên làm Thứ Sử Giao Châu năm 550 sau khi Bá Tiên đã rời khỏi miền Nam, và cả vụ ra đi của Lưu Nguyên Yển, Thứ Sử Giao Châu lên miền Bắc để theo Vương Lâm vào năm 555; cùng là chức phong cho Trần Pháp Vũ, Thứ Sử Cửu Đức, người đã giết được Tiêu Bột ở Thủy Hưng năm 557.
Năm 567, Thứ Sử châu Định, bây giờ là Hồ Nam, nổi loạn và rủ Âu Dương Hốt theo mình. Tuy Dương Hốt không đóng vai trò gì tích cực trong vụ nổi loạn ngắn ngủi này ông cũng bị Triều Trần nghi ngờ. Năm 569, khi được gọi về triều trình diện, Âu Dương Hốt quyết định không về và công khai làm loạn. Năm 570, ông bị bắt và bị đem chém đầu. Sau cái chết của Âu Dương Hốt vào năm 570, triều Trần đặt ra biện pháp tổng quản quyền hành ở miền Nam. Sử chép rằng vào thời đó “những người Lao man di ở Giao Chỉ thường hay tụ tập lại đi cướp phá” và Nguyễn Trác được giao nhiệm vụ giải quyết việc này.

LƯƠNG VŨ ĐẾ

 Liang Wudi.jpg
Lương Vũ Đế
Hoàng đế Trung Hoa (chi tiết...)
Hoàng đế nhà Lương
Trị vì 502 – 549
Tiền nhiệm triều đại thành lập
Kế nhiệm Giản Văn Đế
Tên thật
Tiêu Diễn
[hiện]Niên hiệu
Thụy hiệu Vũ đế (武帝)
Miếu hiệu Cao Tổ (高祖)
Triều đại Nam Lương
Thân phụ Tiêu Thuận Chi
Thân mẫu Trương Chí Nhu
Sinh 464
Mất 549 (85 tuổi)
An táng Tu lăng
Lương Vũ Đế (梁武帝) (464-549), tên thật là Tiêu Diễn (蕭衍), tự là Thúc Đạt (叔達), tiểu tự là Luyện Nhi (練兒), vị hoàng đế sáng lập ra nhà Lương trong lịch sử Trung Hoa. Ông đã trị vì từ năm 502 đến năm 549. Thời kỳ trị vì của ông ổn định và thịnh trị nhất của Nam triều. Ông cho mở mang Nho giáo, khảo thí và phát triển nghệ thuật.
Hầu Cảnh chiếm kinh đô Kiến Khang, kiểm soát chặt Lương Vũ Đế và người kế vị ông là Lương Giản Văn Đế và thao túng việc triều chính. Lương Vũ Đế đã qua đời khi đang bị quản thúc tại gia, một vài sử gia cho rằng Lương Vũ Đế bị Hầu Cảnh giam đói đến chết.
Niên hiệu
Niên hiệu trong thời gian trị vì của Lương Vũ đế (Niên hiệu - chữ Hán - thời gian):
Thiên Giám (天監) (502-519)
Phổ Thông (普通) (520-527)
Đại Thông (大通) (527-529)
Trung Đại Thông (中大通) (529-534)
Đại Đồng (大同) (535-546)
Trung Đại Đồng (中大同) (546-547)
Thái Thanh (太清) (547-549)
Lương Vũ Đế—Vị vua xuất gia đầu tiên của Trung Quốc
Lương Vũ Đế (464-549), tên thật là Tiêu Diễn, sinh ra tại Nam Lan Lăng Trung Đô Lý vào thời Nam triều (420-589). Tiêu Diễn trị vì trong 48 năm và băng hà năm 86 tuổi. Ông là một trong những hoàng đế sống lâu nhất trong lịch sử Trung Quốc, chỉ đứng sau hoàng đế Càn Long (1711-1799) đời nhà Thanh.
Lương Vũ Đế
Theo quyển Tư Trị Thông Giám, một quyển sách cổ ghi chép lịch sử Trung Quốc, Vũ Đế “có một kiến thức uyên bác và thông thạo trong các lĩnh vực văn chương, thuyết âm dương ngũ hành, cưỡi ngựa, bắn cung, âm nhạc, viết chữ thư pháp và cờ vây”. Ông đặc biệt tài hoa trong lĩnh vực văn chương và nghệ thuật. Người dân thời đó gọi ông và bảy thư sinh nổi tiếng khác là “bát hữu” (Tám người bạn).
Lúc còn trẻ, Lương Vũ Đế tin vào Đạo giáo. Khi lên ngôi được ba năm, ông triệu gọi hai trăm ngàn tu sĩ và giáo dân, tổ chức một hội đồng tôn giáo quy mô lớn và nói rằng ông sẽ “từ bỏ Đạo giáo và trở về với Phật giáo”. Ông hi vọng có thể xây dựng một “đất nước Phật giáo”, trong đó người dân sẽ tập cách từ bỏ danh lợi, vật chất để tìm cách thoát khỏi bụi hồng trần.
Sau khi Vũ Đế quy y Phật giáo, ông đã xuất gia làm hoà thượng, đúng bốn lần, tại chùa Đồng Thái. Năm 527, khi sống trong chùa, ông chỉ sử dụng bình nước, ly và bát bằng đất thô, và đọc tụng kinh Phật hàng ngày từ sáng sớm khi chuông chùa vang lên cho đến khi hoàng hôn buông xuống và tiếng trống vang lên, ông đi quét chùa với các nhà sư khác.
Nhưng một vương triều không thể tồn tại mà không có vua, cho nên sau khi các quan văn võ nhiều lần nài nỉ, Vũ Đế buộc phải về chấp chính.
Tháng 8 năm 529, ông một lần nữa từ chối địa vị và trở lại làm nhà sư ở chùa Đồng Thái.
Các quan đã cố gắng mọi cách để thuyết phục ông, nhưng nỗ lực của họ đều vô ích. Cuối cùng, họ quyết định xoay sở một số tiền mua lại ngôi chùa, đổi lại Lương Vũ đế trở lại ngôi vua năm 529.
Tuy nhiên, nguyện vọng đi tu của ông luôn thúc bách trong lòng. Năm 546, vị hoàng đế 83 tuổi một lần nữa rời cung điện để thành nhà sư. Lần này, các quan đã bỏ số tiền gấp hai lần số tiền trước đây để thỉnh mời ông về.
Một năm sau, ông lại đi tu ở chùa Đồng Thái, lần thứ tư. Ông ở đó 37 ngày trước khi các quan một lần nữa cầu xin vua trở về.
Các vị vua tiếp theo tôn trọng và phát huy truyền thống trọng đạo nên đạo Phật đã lưu truyền rộng rãi và phát triển tới đỉnh cao ở phía Nam Trung Quốc. Từ hoàng tộc truyền ra quan chức, đến những người dân bình thường, cả xã hội như một chỉnh thể đều cảm nhận sâu sắc những lời Phật dạy.
Dịch từ TheEpochTimesvv


Thứ Ba, 8 tháng 6, 2010

NGÔ PHÙ SAI, VIỆT VƯƠNG CÂU TIỄN, PHẠM LÃI

I. NGÔ PHÙ SAI
  
Ngô Phù Sai (chữ Hán chính thể: 吳夫差) trị vì: 495 TCN-473 TCN) hay Ngô Vương Phù Sai (吳王夫差), tên thật là Cơ Phù Sai, là vị vua thứ 25 nước Ngô thời Đông Chu trong lịch sử Trung Quốc.
Lên ngôi
Phù Sai là con của Ngô vương Hạp Lư– vua thứ 24 của nước Ngô.
Thời còn là thái tử, Phù Sai đã được vua cha sai cầm quân đi đánh nước Sở năm 504 TCN. Ông ra quân thắng trận, chiếm được đất Phiên. Sở Chiêu vương bị nước Ngô uy hiếp trong nhiều năm, sợ hãi phải dời bỏ Sính đô đi đóng đô ở đất Nhược.

Năm 496 TCN, Hạp Lư đi đánh nước Việt, bị trúng tên tử trận. Trước khi qua đời, Hạp Lư gọi Phù Sai lại dặn nhất định phải báo thù. Phù Sai lên nối ngôi vua, tích cực luyện quân để đánh Việt.

Phù Sai nhớ thù cha, chú trọng luyện quân để báo thù. Ông phong đại phu Bá Hi làm thái tể, phụ trách việc tập dượt quân lính.

Năm 494 TCN, Phù Sai mang quân đi đánh Việt. Quân Ngô đại phá quân Việt ở Phù Tiêu. Vua Việt là Câu Tiễn chỉ còn 5000 quân rút lên núi Cối Kê. Thế cùng, Câu Tiễn sai Văn Chủng mang của báu đi đút lót cho thái tể Bá Hi, nhờ nói hộ với Phù Sai cho giảng hòa. Khi Văn Chủng đến gặp Phù Sai giảng hòa. Ngũ Viên phản đối giảng hòa nhưng Bá Hi đồng tình; cuối cùng Phù Sai theo ý kiến của Bá Hi, cho Câu Tiễn giảng hòa.

Câu Tiễn giao quyền chính cho Văn Chủng, tự mình làm con tin ở nước Ngô, cùng Phạm Lãi hầu hạ Phù Sai. Câu Tiễn hết sức cung kính tỏ ý thần phục và tìm nhiều cách lung lạc Phù Sai khiến ông tin tưởng sự khuất phục của nước Việt. Năm 492 TCN, Phù Sai thả Câu Tiễn về nước, bất chấp sự phản đối của Ngũ Viên. Câu Tiễn sai người đút lót cho Bá Hi, nhờ nói giúp về sự trung thành của mình khiến Phù Sai mất cảnh giác. Câu Tiễn âm thầm nuôi dưỡng lực lượng đợi lúc báo thù mà Phù Sai không để ý đến.
Tranh bá: Đánh Tề
Năm 489 TCN, Phù Sai nghe tin Tề Cảnh công qua đời, vua mới còn yếu, các quan đại thần nước Tề tranh giành quyền lực, bèn mang quân đánh Tề. Ngũ Viên can Phù Sai không nên đánh Tề mà nên chú ý về Câu Tiễn đang nuôi dưỡng sức lực để trả thù nước Ngô.

Phù Sai không nghe theo, mang quân đi đánh Tề, đại phá quân Tề ở Ngải Lăng. Quân Ngô tiến đến đất Tăng, đòi Lỗ Ai công nộp 100 con bò, sau đó chiếm lấy đất đai phía nam nước Lỗ và nước Tề.
Năm 487 TCN, Ngô Phù Sai lại đánh nước Lỗ. Lỗ Ai công phải thần phục, ăn thề xin giảng hòa.

Năm 486 TCN và 485 TCN, Phù Sai lại 2 lần mang quân đánh Tề. Việt Câu Tiễn thấy vậy mang dân chúng tới tỏ ý thần phục và dâng lễ vật. Phù Sai vui mừng vì uy thế với chư hầu của mình, không nghe theo lời cảnh báo của Ngũ Viên.

Phù Sai giận Ngũ Viên can gián việc phải cảnh giác với Việt mà ngừng đánh Tề, bèn sai Ngũ Viên đi sứ nước Tề. Ngũ Viên đoán biết nước Ngô sẽ bị diệt bèn gửi con ở lại cho đại phu họ Bão nước Tề. Phù Sai biết chuyện cho rằng Ngũ Viên phản Ngô bèn đưa kiếm bắt Ngũ Viên tự sát. Trước khi chết Ngũ Viên tin chắc Việt sẽ diệt Ngô.
Năm 484 TCN, nhân họ Bão giết Tề Điệu công, Phù Sai lại mang quân từ biển tiến lên phía bắc đánh Tề, nhưng lần này quân Ngô bị quân Tề đánh bại.
Hội chư hầu
Dù thất trận ở Tề, uy thế nước Ngô vẫn rất lớn. Đầu năm 483 TCN, Phù Sai họp chư hầu ở Hoằng Trì, muốn tranh ngôi bá chủ của nước Tấn. Trong khi hội chư hầu chưa xong thì tháng 6 năm đó, Việt Câu Tiễn mang quân đánh úp nước Ngô. Thế tử Cơ Hữu ra cự bị quân Việt bắt sống và tự sát. Quân Việt tiến vào nước Ngô.

Tin thất trận báo đến Hoằng Trì. Phù Sai nghe tin có người tiết lộ tin bại trận ra ngoài bèn chém chết. Ông vẫn cố tranh ngôi bá với Tấn Định công. Cuối cùng nước Tấn yếu thế hơn, Tấn Định công phải thừa nhận Phù Sai ở hàng trên. Hai vua cùng ăn thề.

Phù Sai không vừa lòng với nước Tống định mang quân đánh nhưng Bá Bì khuyên nên trở về vì tình hình nguy cấp. Phù Sai nghe theo.
Mất nước
Nước Ngô bị quân Việt xâm lấn, mất thế tử, khí thế giảm sút. Quân Ngô theo Phù Sai đi đường xa mỏi mệt, bị quân Việt đánh bại. Phù Sai phải mang nhiều của cải sai sứ sang giảng hòa với nước Việt. Tuy được giảng hòa nhưng nước Ngô đã suy yếu hẳn trong khi nước Việt vẫn không ngừng lớn mạnh.

Năm 478 TCN, Câu Tiễn lại mang quân đánh Ngô. Hai bên giáp trận ở Lập Trạch. Những người mạnh khỏe, hăng hái đều đã chết ở nước Tề, nước Tấn. Vì vậy quân Ngô đại bại.

Năm 476 TCN, Câu Tiễn lại đánh Ngô, quân Ngô lại bại trận. Năm 475 TCN, Câu Tiễn lại mang quân đánh, vây nước Ngô. Đến tháng 11 năm 473 TCN, quân Việt đại phá quân Ngô. Ngô Phù Sai sau nhiều lần bại trận không còn khả năng kháng cự, bị quân Việt vây hãm trên núi Cô Tô.

Ông sai Công Tôn Hùng sang xin Câu Tiễn giảng hòa như ông đã tha Câu Tiễn trước đây. Câu Tiễn định nghe theo nhưng Phạm Lãi phản đối, nhắc lại chuyện bại trận ở Cối Kê của nước Việt. Vì vậy Câu Tiễn không cho Ngô giảng hòa, định chiếm hết nước Ngô và đày ông ra đất Dũng Đông, cho 100 nhà ăn lộc.

Phù Sai thấy nhục nhã không thể chấp nhận. Ông hối hận không nghe lời Ngũ Viên trước đây, dùng dao cắt cổ mà chết

Phù Sai ở ngôi tất cả 23 năm, không rõ bao nhiêu tuổi. Ông được Câu Tiễn sai người mang chôn cất. Nước Ngô bị nước Việt tiêu diệt. Phù Sai trở thành vị vua cuối cùng của nước Ngô.

Trong văn học
Ngô vương Phù Sai là một nhân vật được đề cập trong tiểu thuyết Đông Chu Liệt Quốc, xuất hiện từ hồi 79 đến hồi 83. Sự nghiệp của Phù Sai từ khi báo thù nước Việt tới khi bị Câu Tiễn tiêu diệt được mô tả sát thực với chính sử.

Tuy nhiên, về gia đình ông, Đông Chu liệt quốc có thông tin khác, theo đó Phù Sai không phải con trai mà là cháu nội của Hạp Lư. Cha Phù Sai là thế tử Ba – con trai Hạp Lư. Vì thế tử Ba chết trước Hạp Lư nên ngôi vua được truyền cho Phù Sai. Phù Sai được Đông Chu liệt quốc xác định lên ngôi năm 26 tuổi và như vậy qua đời khi 49 tuổi.
Việc sao nhãng chính sự của Phù Sai còn được Đông Chu Liệt Quốc mô tả qua việc say đắm mỹ nhân Tây Thi mà Câu Tiễn dâng cho ông. Chuyện Tây Thi trong cung Ngô Phù Sai trở thành điển tích nổi tiếng của Trung Quốc, được biết đến rộng rãi tại các nước Á Đông.
II. VIỆT VƯƠNG CÂU TIỄN
Một hình ảnh của Câu Tiễn.    Tập tin:Goujian sword and inscript detail.svg
Việt Vương Câu Tiễn (chữ Hán: 越王句踐; trị vì 496 TCN - 465 TCN) là vua nước Việt (ngày nay là Thượng Hải, bắc Chiết Giang và nam Giang Tô) cuối thời kỳ Xuân Thu trong lịch sử Trung Quốc, một trong Ngũ Bá. 
Nguồn gốc
Theo Sử ký, Câu Tiễn là dòng dõi vua Thiếu Khang nhà Hạ, tên họ là Tự Câu Tiễn (姒句踐). Tổ tiên của ông là con thứ hai của Thiếu Khang, em vua Hạ Trữ.
Câu Tiễn là con trai của Doãn Thường, cháu hai mươi đời của vua Thái Khang, dòng dõi vua Vũ nhà Hạ.
Vua bại trận
Năm 496 TCN, Doãn Thường qua đời, Câu Tiễn lên nối ngôi. Hay tin, vua Ngô Hạp Lư bèn đem quân đánh Việt. Câu Tiễn mang quân ra chống cự. Ông sai những kẻ sĩ quyết liều chết ra khiêu chiến. Họ dàn thành ba hàng, tiến đến trận tuyến quân Ngô, thét lên rồi tự đâm vào cổ. Quân Ngô đang mải nhìn thì Câu Tiễn thúc quân Việt thừa cơ đánh úp. Quân Việt đại thắng quân Ngô ở thành Huề Lý. Quân Việt bắn trúng Ngô Hạp Lư.
Quân Ngô thua to, bỏ chạy về nước. Hạp Lư bị trúng tên trước khi chết, dặn con là Phù Sai phải báo thù nước Việt. Sau đó Phù Sai lên ngôi vua.

Ba năm sau Câu Tiễn được tin Ngô Phù Sai ngày đêm luyện quân sĩ, sắp sửa đánh Việt để trả thù. Ông muốn mang quân ra đánh trước khi quân Ngô xuất trận. Phạm Lãi can nhưng Câu Tiễn không nghe, bèn cất quân. Vì xem thường lực lượng quân Ngô nên quân Việt đã thua to ở Phù Tiêu. Câu Tiễn bèn đem 5000 quân còn lại giữ và trốn tránh ở núi Cối Kê.

Phù Sai đuổi đến, bao vây Cối Kê. Câu Tiễn hỏi kế Phạm Lãi. Phạm Lãi khuyên ông dùng lời lẽ khiêm nhuợng, lấy lễ hậu để lấy lòng vua Ngô; nếu vua Ngô không chịu thì phải thân hành đến hầu hạ.
Câu Tiễn nghe theo, bèn sai đại phu Văn Chủng đến cầu hòa với Ngô. Phù Sai sắp ưng thuận thì Ngũ Tử Tư can không nên theo. Văn Chủng trở về báo với Câu Tiễn. Câu Tiễn muốn giết vợ con, đốt của cải châu báu, xông ra đánh để chịu chết. Văn Chủng ngăn Câu Tiễn nói:Quan thái tể của Ngô tên là Bá Hi là người tham lam có thể dùng lợi để dụ dỗ. Xin nhà vua cho tôi lẻn đến để nói với ông ta.

Câu Tiễn đành phải xin đầu hàng, sai Chủng đem gái đẹp, của quý lẻn đến đưa cho Bá Hi. Bá Hi nhận rồi nói giúp với vua Ngô. Phù Sai nghe theo, cho nước Việt đầu hàng. Nước Việt không bị tiêu diệt nhưng Câu Tiễn bị bắt về nước Ngô. Sau đó ông phải chịu nhịu khổ nhục kể cả việc nếm phân của Phù Sai.
Gian khổ chiến đấu chống quân Ngô

Sau 3 năm phục dịch và chịu nhục cùng với vợ ở nước Ngô, ông đã giành được sự tin tưởng của Phù Sai và được Ngô Vương cho quay về nước Việt. Ông đã tiếp tục cai trị và tiến hành cải cách lớn. Trong thời gian này, ông đã trọng dụng Văn Chủng và Phạm Lãi là những nhà quân sư chính trị, quân sự tài ba để xây lại Việt Quốc. Câu Tiễn bên trong nuôi chí phục thù, nhưng ngoài mặt giả vờ tuân phục, hằng năm đều đặn triều cống. Việt Vương giao Phạm Lãi bí mật luyện tập quân đội, tích trữ quân lương. Cùng lúc, Phạm Lãi dùng mỹ nhân kế, đem Tây Thi (một trong Tứ đại Mỹ nhân Trung Hoa) dâng cho Ngô vương Phù Sai làm cho Phù Sai hoang dâm, xa xỉ, bỏ bê chính sự, giết hại trung thần Ngũ Tử Tư (một trong những trụ cột chính của đất nước). Trong thời gian này, các quan chức của Việt Vương cũng phá hoại nội bộ của Ngô Quốc bằng các thủ đoạn hối lộ và tung tin thị phi. Việt Vương Câu Tiễn đã kiên trì theo đuổi mục tiêu phục thù bằng cách tự đày đọa chính mình như kê gối bằng gỗ khi ngủ, ăn thức ăn của những người nghèo khó,… theo như câu thành ngữ Trung Hoa "nếm mật nằm gai" (臥薪嘗膽, "ngọa tân thường đảm").

Sau 10 năm phục hưng kinh tế, quân sự và cải cách chính trị, Việt Quốc đã trở nên hùng mạnh. Câu Tiễn được sự tin tưởng của Phù Sai, không chú ý tới sự phục hồi của nước Việt mà mang quân lên trung nguyên giao tranh với nước Tề, nước Tấn.
Đầu năm 483 TCN, Phù Sai họp chư hầu ở Hoằng Trì, muốn tranh ngôi bá chủ của nước Tấn. Trong khi hội chư hầu chưa xong thì tháng 6 năm đó, Câu Tiễn mang quân đánh úp nước Ngô. Thế tử nước Ngô là Hữu ra cự bị quân Việt bắt sống và tự sát. Quân Việt tiến vào nước Ngô.

Phù Sai mang quân về nước. Quân Ngô theo Phù Sai đi đường xa mỏi mệt, bị quân Việt đánh bại. Phù Sai phải mang nhiều của cải sai sứ sang giảng hòa với nước Việt. Câu Tiễn cho giảng hòa

Năm 478 TCN, Câu Tiễn lại mang quân đánh Ngô. Hai bên giáp trận ở Lập Trạch. Quân Ngô đại bại. Năm 476 TCN, Câu Tiễn lại tấn công đánh bại Ngô lần thứ ba. Năm 475 TCN, Câu Tiễn lại mang quân đánh, vây nước Ngô. Đến tháng 11 năm 473 TCN, quân Việt đại phá quân Ngô. Ngô Phù Sai sau nhiều lần bại trận không còn khả năng kháng cự, xin quy phục như nước Việt trước đây. Câu Tiễn định chấp nhận nhưng Phạm Lãi can không nên. Vì vậy Phù Sai phải đâm cổ tự sát
Làm bá chư hầu
Cuối cùng Câu Tiễn đã tiêu diệt được Ngô Phù Sai, rửa được cái nhục ở Cối Kê. Phù Sai tự vẫn không đầu hàng, ông sai chôn Ngô vương và giết thái tể Bá Hi phản chủ.

Sau khi Câu Tiễn đã bình định được nước Ngô, bèn đem quân về hướng bắc, vượt sông Hoài cùng các nước chư hầu là Tề, Tấn, họp ở Từ Châu, nộp cống cho nhà Chu. Vua Nguyên Vương nhà Chu ban thịt đến Câu Tiễn, cho ông làm bá.

Sau khi đã vượt qua phía nam sông Hoài, Câu Tiễn bèn lấy đất trên sông Hoài cho nước Sở, trả cho nứoc Tống đất Ngô đã lấy của nứoc Tống, trả cho nước Lỗ dải đất một trăm dặm ở phía đông sông Tứ. Bấy giờ quân của Việt làm bá chủ ở phía đông sông Giang, sông Hoài. Chư hầu đều mừng gọi Câu Tiễn là bá vương.
Giết công thần
Khi đại sự thành công, vì cái chết của Tây Thi đã giúp Phạm Lãi thấy được con người thật của Câu Tiễn. Ông cho rằng Câu Tiễn là người chỉ có thể chung hoạn nạn, không thể cùng hưởng yên vui. Phạm Lãi bèn viết thư từ biệt Câu Tiễn:

Tôi nghe: "Vua lo thì tôi phải khó nhọc, vua nhục thì tôi phải chết"! Hồi xưa nhà vua chịu nhục ở Cối Kê, tôi sở dĩ chưa chết là vì còn phải trả thù. Nay đã rửa được nhục rồi, tôi xin chết theo tội ở Cối Kê!
Rồi bỏ đi ẩn dật. Trước khi đi, Phạm Lãi gửi thư về cho đại phu Văn Chủng nói:
Chim đã hết thì cung tốt phải cất, thỏ khôn đã chết thì chó săn bị nấu. Vua Việt là người cổ dài, miệng diều hâu có thể cùng lúc lo hoạn nạn, nhưng không thể cùng vui sướng với ông ta. Sao ông lại không bỏ đi?
Văn Chủng nhận được thư nhưng đã không tin. Câu Tiễn cầm theo kiếm đến gặp Văn Chủng và nói:"Nhà ngươi dạy quả nhân bảy thuật để đánh Ngô, quả nhân mới dùng có ba mà nước Ngô đã thua. Còn bốn thuật nữa ở nhà ngươi. Nhà ngươi hãy giúp ta dùng những thuật ấy với tiên vương xem sao".

Câu Tiễn ra về. Văn Chủng biết ý vua Việt muốn sát hại nên đã dùng gươm tự sát. Còn một thuyết là ông bị Câu Tiễn giết chết.
Nhận định: Sử ký có lời nhận định về Câu Tiễn:
“ Câu Tiễn nhọc công, khổ xác, cuối cùng tiêu diệt được nước Ngô mạnh, phía bắc cho quân đội vào xem Trung Quốc để tôn nhà Chu, được danh hiệu là bá vương. Câu Tiễn chẳng đáng gọi là hiền sao? Đó cũng là cái vinh quang sót lại của vua Vũ vậy. Phạm Lãi ba lần dời chỗ ở, đều nổi tăm tiếng để lại đời sau. Vua và tôi đều như vậy, thế nào mà chẳng vinh hiển? ”—Tư Mã Thiên
Tuy Câu Tiễn là người nhẫn nhục giỏi và có tài trị quốc nhưng vì quá đa nghi nên đã sát hại nhiều trung thần và làm tổn hại đến nước Việt sau này.
III. PHẠM LÃI

Phạm Lãi (chữ Hán: 范蠡), tên tự là Thiếu Bá (少伯), là một tướng tài của nước Việt ở Trung Hoa thời Xuân Thu Chiến Quốc, người đã giúp Việt vương Câu Tiễn tiêu diệt nước Ngô. 
Mưu thần phục quốcXem thêm: Văn Chủng

Khi Câu Tiễn muốn đem quân sang đánh nước Ngô, Phạm Lãi can nhưng Câu Tiễn không nghe. Kết quả là bị vua Ngô Phù Sai đánh cho đại bại ở Cối Kê, bị bắt làm tù binh. Sau đó Việt vương được tha cho về nước.

Về tới nước, Câu Tiễn bên trong nuôi chí phục thù, nhưng ngoài mặt giả vờ tuân phục, hằng năm đều đặn triều cống. Việt vương giao Phạm Lãi bí mật luyện tập quân đội, tích trữ quân lương. Cùng lúc, Phạm Lãi và bạn thân là đại thần Văn Chủng dùng mỹ nhân kế tuyển lựa người đẹp trong nước là Thi Di Quang (tức Tây Thi - một trong Tứ đại Mỹ nhân Trung Hoa) và Trịnh Đán (sau được gọi là Đông Thi) dâng cho vua nước Ngô là Ngô Phù Sai làm cho Ngô vương hoang dâm, xa xỉ, bỏ bê chính sự, giết hại trung thần Ngũ Tử Tư (một trong những trụ cột chính của đất nước).
Cuối cùng Câu Tiễn đánh úp nước Ngô, tiêu diệt được Ngô Phù Sai rửa được cái nhục ở Cối Kê (năm 473 TCN).
Rút lui đúng lúc
Khi đại sự thành công, Phạm Lãi cho rằng vua Việt có tướng cổ cao, môi dài mỏ quạ, là người nhẫn tâm mà ghét kẻ có công, cùng ở lúc hoạn nạn thì được chứ lúc an lạc thì không được, nên không ở lại làm quan mà bí mật trốn đi ở ẩn.

Theo Sử ký - nguồn tài liệu đáng tin cậy hơn cả - Phạm Lãi đến nước Tề, cha con cùng tự cày cấy làm ăn. Nước Tề sai sứ mang ấn tướng quốc đến mời ông vào triều, nhưng ông từ chối, không màng công danh, rồi cùng gia quyến đến đất Đào, đổi tên thành Đào Chu Công (陶朱公) và trở thành một thương gia giàu có lúc bấy giờ. Tài liệu này còn kể chuyện ông sinh thêm 1 con trai út ở đất Đào. Phạm Lãi có khi nhớ nước Việt đã trở về thăm, có người từng thấy ông lai vãng ở Dường Thành nên sau này đổi tên lại thành Dương Thành Thành Lãi để tưởng nhớ ông. Khi về tới Việt ông thấy rất vui khi dân được ấm no và hạnh phúc.Câu chuyện về người con thứ của Phạm Lãi bị án chết chém ở nước Sở (xem ở dưới) cho thấy khi bỏ nước Việt ra đi, ông mang theo toàn bộ gia quyến và không đi cùng Tây Thi.

Tại nước Tề, Đào Chu Công đã viết sách "Trí phú kỳ thư"
Có thuyết nói rằng ông rủ người đẹp Tây Thi lên thuyền đi vào Ngũ Hồ, cắt đứt mọi mối quan hệ với thế giới bên ngoài, sống cuộc đời phóng khoáng tự do, khi ca hát, khi câu cá, lúc đọc sách, mặc cho thời gian trôi qua .

Nhưng có thuyết khác bác bỏ ý trên. Đông Chu Liệt Quốc cho rằng khi diệt được Ngô, Câu Tiễn định mang Tây Thi về Việt nhưng vợ Câu Tiễn ghen nên bí mật sai người bắt nàng, buộc đá vào cổ và đẩy xuống sông cho chết. Vì thế Phạm Lãi chỉ đi một mình.
Lời khuyên Văn Chủng

Theo Sử ký, khi bỏ sang Tề, trong thư Phạm Lãi gửi cho Văn Chủng có đoạn viết:
"Phi điểu tận, lương cung tàng. Giảo thỏ tử, tẩu cẩu phanh. Việt vương vi nhân trường cảnh điểu uế, khả dữ cộng hoạn nạn, bất khả dữ cộng lạc. Tử hà bất khứ?"

Dịch nghĩa:Chim bay mất hết, cung tốt được cất đi. Thỏ khôn chết, chó săn bị nấu. Việt vương là người cao cổ, miệng chim, chỉ có chung hoạn nạn mà không thể chung vui. Thầy sao còn chưa lui về?

Văn Chủng nhận được thư, cáo bệnh không vào triều. Có người sàm tấu Văn Chủng muốn phản loạn. Câu Tiễn ép Văn Chủng tự sát bằng cách ban cho ông thanh kiếm và viết "Tử giáo quả nhân phạt Ngô thất thuật, quả nhân dụng kì tam nhi bại Ngô, kì tứ tại tử, tử vi ngã tòng tiên vương thí chi." (Dịch nghĩa: Thầy dạy quả nhân 7 thuật phạt Ngô, quả nhân dùng 3 đánh bại Ngô, còn 4 ở lại với thầy, thầy vì ta theo tiên vương mà thử.). Văn Chủng bèn tự sát. Theo một tài liệu khác Văn Chủng bị chém chết dù Văn Chủng không có tội gì.

Cũng từ đó mà có thành ngữ "Thỏ tử cẩu phanh", dùng để ám chỉ thói đời đen bạc, lấy oán trả ân, các vị vua hung bạo bất nhân, khi đã lập quốc thành công rồi thì trở mặt giết hại các công thần.
Nhận định
Cuốn Sử ký, mục Việt vương Câu Tiễn thế gia, phần cuối được Tư Mã Thiên nhận định: Phạm Lãi ba lần đổi chỗ ở mà thành danh trong thiên hạ. Không phải ông ta chỉ bỏ đi một cách dễ dàng và thế là hết. Ông ta ở đâu, là nổi danh ở đấy

Phạm Lãi là tướng tài duy nhất sống sót, bởi ông đã sớm nhận ra con người của Câu Tiễn. Ông được người đời sau khen là:Người như ngọc chuốt, lòng tựa lửa hồngĐức còn chảy mãi, nhân tỏ vĩnh hằng
Cứu nước không cứu nổi con
Theo Sử ký, con thứ Phạm Lãi phạm tội giết người, bị giam ở nước Sở. Phạm Lãi quen tướng quốc Sở là Trang Sinh, sai con mang 1.000 dật (24.000 lượng) vàng đi "đút lót" cho Trang Sinh xin tha con mìnhÔng muốn sai đứa con út đi, nhưng người con cả nhất định đòi đi, nếu không sẽ tự sát; vợ ông cũng muốn để người con cả đã chín chắn vì sợ cậu con út còn ít tuổi. Cuối cùng ông đành nghe theo.

Người con cả đến nước Sở gặp Trang Sinh, đưa vàng và ngỏ lời nhờ tha cho em mình. Trang Sinh nhận lời, bảo con Phạm Lãi cứ về, rồi em sẽ được thả mà không được hỏi lý do tại sao. Trang Sinh vốn là người ngay thẳng, định bụng sau khi xong việc sẽ hoàn lại vàng cho Đào Chu công.

Sau đó Trang Sinh vào tâu vua Sở Huệ Vương, mượn điềm thiên văn tai ương để xui vua Sở phóng thích tù nhân, làm điều phúc đức tránh tai hoạ. Vua Sở nghe theo, bèn ra lệnh sẽ thả hết phạm nhân.

Con cả Phạm Lãi chưa về ngay, lại lấy tiền riêng của mình mang theo là 100 dật, nhờ cậy một vị quan khác nước Sở nghe ngóng tình hình. Nghe tin vị đó báo lại là vua Sở sẽ đại xá, anh ta nghĩ rằng đáng lý mình không phải phí vàng đem đút lót mà em mình vẫn được thả, nên quay lại nhà Trang Sinh. Trang Sinh biết ý anh ta muốn đòi vàng, bèn trả lại; nhưng trong bụng thấy xấu hổ vì bị trẻ con nghĩ rằng mình là kẻ tham lam, bèn vào tâu vua Sở rằng:Tôi nghe thiên hạ dị nghị rằng đại vương nhận tiền đút lót của Phạm Lãi nên mới đại xá thiên hạ, làm giảm ân đức của người. Vậy xin chém riêng con Phạm Lãi để thiên hạ thấy sự nghiêm minh, nhân đức của đại vương!

Vua Sở nghe theo, bèn sai mang con thứ Phạm Lãi trong ngục ra chém, còn những phạm nhân khác đều tha. Người con cả mang xác em về. Bà vợ khóc than, Phạm Lãi nói:Sở dĩ tôi muốn sai thằng út đi, vì khi nó sinh ra, nhà ta đã khá giả; vì thế nó sẽ không tiếc của mang hối lộ người ta. Còn thằng cả sinh ra khi nhà ta còn nghèo khó, nó sẽ tiếc của. Bởi thế lúc nó đi, tôi biết là nó sẽ phải mang xác em nó về.

Phạm Lãi hiểu nhân tình thế thái, không những hiểu từng đứa con, còn hiểu cả Trang Sinh nữa; tuy ông có thể cứu nước Việt nhưng lại không cứu nổi con mình. Câu chuyện cái chết của người con ông để lại bài học sâu sắc cho hậu thế về cách đối nhân xử thế trong xã hội.
(Sưu tầm)